Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 7 Tháng 11 23, 2024 3:54 am



Gửi bài trả lời  [ 7 bài viết ] 
 những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực v 
Người gửi Nội dung
Gửi bài những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực v
các loại sinh vật lạ thường có một sức hút mãnh liệt , cho dù bạn là ai bạn cũng khó làm ngơ khi nghe nói về các trường hợp heo có vòi như voi , bò năm chân , rắn hai đầu của anh Hải Nam ở Lâm Đồng , bông hoa có mùi xác chết to nhất thế giới ở một khu du lịch Indonesia,.... Nó đã từng tạo ra những lời bàn tán đồn thổi không ngừng , nếu có dịp tận mắt chứng kiến những điều tương tự bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực vật

tôi xin giới thiệu bộ sưu tập 6 loại cây kỳ lạ ( tạm gọi là " kỳ hoa dị thảo ")- với giá 99tr--- nó đang giữ kỷ lục trong thế giới thục vật như: lá cây có diện tích lớn nhất , thực vật ăn thịt động vật , cây dự trữ nước nhiều nhất , loại chuối nhiều trái nhất

-----1 cây bông súng khổng lồ Đường kính lá tới 2m, lớn nhất tới 4m, cạnh lá uốn cong lên giống như một cái chậu lớn. Kết cấu của lá rất lạ: mặt trên màu lục nhạt, trơn nhẵn,

mặt dưới màu đất đỏ với những đường gân to vững và lông gai, làm thành một bộ "khung xương", tránh khỏi bị động vật sống dưới nước phá hoại. Trong lá có rất nhiều hốc chứa khí khiến cho lá có sức nổi lớn. Một em bé nặng 20-30kg có thể ngồi chơi thoải mái trên lá sen vua. Nếu trải đều cát trên mặt lá, số cát có thể chứa được lên tới 75kg vẫn chưa bị chìm.
Hình ảnh

------2 Cây bắt mồi từng được Charles Darwin mô tả là "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Nó thường sống ở những khu vực khắc nghiệt như đầm lầy , núi cao , nó có một cái bình dùng dẫn dụ các loại côn trùng vào đó và giết chết tiêu hoá thành chất dinh dưỡng nuôi cây
Hình ảnh

----3 cây chuối trăm nải thoạt nhìn cũng bình thường như bất kỳloại chuối bình thường khác chỉ có điều kỳ lạ là buồng chuối của nó cứ dài ra mãi , có khi đến hơn 200 nải . khi đó buồng chuối đã dài tới mặt đất và người ta phải đào một cái hố sâu xuống đất để buồng chuối tiếp tục phát triển. những tráichuối trên cùng chín có thể hái ăn được , cùng lục đó những trái non tiếp tục được sinh ra

Hình ảnh

--4 cây quái dị có công dụng chuyển chua cay thành ngọt . nói ra có lẽ ít ai tin nhưng khi bạn ăn liên tục 5 trái chanh mà vẫn ngọt như khi được ăn loại cam ngọt nhất thì bạn mới biết được sự kỳ lạ của nó . ăn thức ăn đắng , cay như là ăn ớt củng thành ngọt như vậy , nhất là uống rượu bia thì ngọt như uống nước đường và tửu lượng thì vô địch

--5 cây nguyệt quế hiện đang là cây có giá trị cao trong top đầu của danh mục kiểng . ngoài ra nó cò có tác dụng như là dự báo mưa vì mỗi khi độ ẩm trong không khí tăng cao ,cây ra hoa trắng rất bắt mắt và có mùi thơm là trời sắp có mưa . vòng nguyệt quế cò được trao cho người chiến thắng



--6 cây bao báp châu phi , thân cây trưởng thành trông như một cái bình lớn , cành lá mọc xung quanh , nó dự trữ nước trong thân có trường hợp lên đến 1200 lít để chống chọi với khí hậu khô hạn

Hình ảnh
7---Nó là 1 trong những loài thực vật lạ lùng nhất từng được phát hiện tại khu bảo tồn rừng nhiệt đới Princess of Wales Conservatory.



Quê quán ở Indonesia,
Khi nở, hoa "tử thi" sản xuất những bông hoa có màu vàng kem hoặc màu hồng. Cuống hoa giải phóng mùi "thơm" kinh dị trong khoảng 3 ngày trước khi hoa Titan Arum sẵn sàng cho việc thụ phấn. (Mùi của nó "khủng khiếp" đến nỗi từ khoảng cách rất xa, bạn vẫn có thể ngửi thấy ).




Mùi thối của hoa thu hút những con bọ cánh cứng ăn thịt chui vào bên trong và rơi vào bẫy. Bông hoa sẽ phủ phấn lên mình những con bọ và dập tắt mọi nỗ lực thoát thân của chúng. Đến khi hoa Titan Arum héo đi, lũ côn trùng mới có cơ hội chui ra ngoài.

Hình ảnh

bộ sưu tập "kỳ hoa dị thảo " gia 99 triệu đồng

06503 552402 – thegioithucvat.com

thegioicaycanh.tk


Thứ 4 Tháng 5 19, 2010 8:54 pm

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm
Bài viết: 132
Đến từ: Rừng sâu
Gửi bài 
Bạn đưa hình ảnh sai về loài cây mà Charles Darwin miêu tả.

_________________
meo meo rửa mặt như mèo....


Chủ nhật Tháng 5 23, 2010 4:48 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 9 04, 2010 8:59 pm
Bài viết: 13
Gửi bài 
Phải không vậy bạn , bạn cho thêm thông tin đi

_________________
Tax Formsonline credit reportelectric bike wholesalelamp shades


Thứ 7 Tháng 9 04, 2010 9:41 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm
Bài viết: 132
Đến từ: Rừng sâu
Gửi bài 
Cây đc Charles Darrwin miêu tả là loài venus flytrap.
Cây trong hình là cây nắp ấm của Việt Nam.

_________________
meo meo rửa mặt như mèo....


Thứ 4 Tháng 9 08, 2010 6:40 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 13, 2011 8:57 pm
Bài viết: 33
Gửi bài Re: những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực v
Cây trinh nhữ (cây mắc cỡ) ở Việt Nam cũng thuộc trường hợp lạ, khi chạm vào thì lá cây từ từ khép lại. Trông giống phản xạ của động vật.
Hình ảnh
Trên biển hay sa mạc cũng có 1 loại cỏ kỳ lạ, khi khô hạn thì nó cuộn tròn lại thành 1 cục, gió thổi đống cỏ này lăn lông lóc cho đến khi gặp nơi âm ướt có nước thì nó phát triển bộ rễ, xanh tốt trở lại.
Những cây phát tán như cây chuồn chuồn, bồ công anh... có những bộ phận đâc biệt làm cho hạt giống như một cái dù lượn, khi gió thổi thì sẽ làm hạt phát tán bay đi xa.
Hình ảnh
Hình ảnh
Cây trái nổ thì bị nổ tung, sau đó phóng hạt văng đi xa khi bị ẩm ướt.
Hình ảnh
Trái dính đầu, hồi nhỏ nghe gọi vậy mà ko biết tên gì, thường được con nít chọi vào đầu nhau cho vui, nếu bỏ nguyên một đống vào tóc thì có khi gỡ không ra phải cắt luôn đống tóc. Cây này phân tán nhờ vào lớp móc nhỏ, bám vào các động vật để chúng phân tán đi hộ.

Quá trình tiến hóa làm cho thực vật cũng có trí tuệ các bác nhễ.


Chủ nhật Tháng 4 17, 2011 4:16 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 13, 2011 8:57 pm
Bài viết: 33
Gửi bài Re: những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực v
Loại cỏ lăn kỳ lạ trên cát , vùng khô hạn (hình như tên là tumbleweed) có hình ở dưới. Khi trời khô hạn thì nó cuộn lại thành một đống, gió thổi lăn lông lóc cho đến khi gặp chỗ ẩm uớt thì bắt đầu mọc xanh tốt trở lại. Khi chỗ này khô nóng thì nó lại tiếp tục cuộn tròn và được gió thổi lăn tới chỗ khác tiếp. Nhờ đặc tính này mà nó phân tán được ở nhiều nơi và không sợ chết khát. Ai nói là thực vật không biết đi đâu!
Lọai cây này ở vùng sa mạc nước Mỹ
Hình ảnh
Hình ảnh
[img]//img594.imageshack.us/img594/9758/tumbleweeds07.jpg[/img]
Ở dãy cát ven biển Việt Nam cũng có loài cây có đặc tính tương tự.
Hình ảnh

Trong giới động vật có loại ăn thịt và ăn cỏ thì thực vật cũng có loại cây ăn động vật (như cây nắp ấm) và cây ăn đồng loại của chúng
Như cây tầm gửi sống trên thân cây khác và hút nhựa cây này để sống
Hình ảnh
Cây đa bóp cổ sống trên thân cây khác, bộ rễ phát triển từ từ bao trùm cây chủ, đến khi lớn thì nó có thể "bóp chết" cây chủ.
Hình ảnh
Một số cây có thể nẩy mầm trong cơ thể động vật, chẳng hạn một cây linh sam dài 5cm được các bác sĩ Nga phát hiện trong phổi 1 thanh niên. Được biết cây này thường được dùng làm cây bon sai, có khả năng chịu đựng điều kiện trồng khắt nghiệt, cần ít đất để sống.
Hình ảnh

Cây sống đời có thể duy trì nòi giống từ lá của nó. Từ mỗi cái lá già rụng xuống, hàng chục cây non mọc lên.
Hình ảnh


Thứ 2 Tháng 4 25, 2011 11:31 am
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 13, 2011 8:57 pm
Bài viết: 33
Gửi bài Re: những giới hạn kỳ lạ của thế giới thực v
KHông biết sao post hình lại không được nữa, đành gửi link vậy
Cỏ lăn ở Mỹ
http://img84.imageshack.us/i/tumbleweedp.jpg/
Và ở Việt Nam
http://img820.imageshack.us/i/tumbleweedcolan.jpg/


Thứ 2 Tháng 4 25, 2011 11:38 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 7 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010