Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 1:59 am



Gửi bài trả lời  [ 2 bài viết ] 
 Tập tính đa tình của loài Cun cút lưng nâu 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Tập tính đa tình của loài Cun cút lưng nâu
TẬP TÍNH ĐA TÌNH CỦA NHỮNG NÀNG CUN CÚT LƯNG NÂU TURNIX SUSCITATOR.

Hiện tượng đa thê là một biểu hiện của sinh học đối với hầu hết các loài động vật bậc thấp và một số loài động vật bậc cao. Đa thê chính là quá trình tiến hoá của động vật. Tính đa thê có thể được coi là một tất yếu trong việc bảo tồn, duy trì giống nòi cho dòng họ của một loài nào đó. Những con đực khoẻ mạnh sẽ giành được quyền ưu tiên để giao phối với hầu hết những con cái trong đàn nhằm tạo ra những thế hệ khoẻ mạnh và có vẻ như những chàng khoẻ mạnh mới đủ sức đáp ứng các yêu cầu gần như là tối đa của các nàng trong mùa sinh sản. Không giống như loài người biết điều tiết thời gian cũng như khả năng về sức khoẻ của bản thân. ở các loài động vật cả hàng năm trời đằng đẵng một mình gối chiếc để chờ đợi đến cái ngày được hành sự, trong một thời gian ngắn ngủi ấy thử hỏi chúng sẽ khoẻ như thế nào ? cho nên hiện tượng đa thê cũng có thể chấp nhận được với các loài động vật.

Hầu hết các loài động vật, chàng thường là lớn hơn nàng (có thể là do tính chính xác của việc duy trì nòi giống) nhằm che chở và nâng niu nàng, hơn nữa những chàng trai thuộc lớp chim Aves bao giờ cũng sặc sỡ trong bộ cánh xinh đẹp của mình để thu hút các nàng chim mái. Đúng vậy vì biết cái yếu điểm xấu xí của mình các nàng chim thường chọn những bạn tình khoẻ mạnh, có bộ cánh rực rỡ và biết chiều chuộng các nàng trong mủa giao phối. Chẳng thế mà vì cái việc duy trì nòi giống ấy mà các chàng phải lao tâm khổ lực như là kiếm những phần thức ăn ngon nhất, những giọt mật hoa ngọt nhất . . . để tặng nàng, xây cho nàng chiếc tổ đẹp nhất, đã thế mà còn phải còn phải múa may, quay cuồng khoe khoang cái bộ mã của mình cho các nàng duyệt nữa chứ thôi thì … đủ cả các kiểu dụ khị khác nhau của các chàng. Mỗi loài một vẻ và có lẽ con người cũng bắt trước cái kiểu dụ khị này từ các loài động vật chăng ? mà nếu có bắt trước thì cũng là một tất yếu khách quan. Nhưng có một điều trớ trêu thay hầu hết các chàng khi đã no sôi chán chè thì lại quất ngựa truy phong để lại cho nàng với bao nhiêu là lo âu, dưỡng dục con cái … tất nhiên chẳng phải loài động vật nào cũng vậy một số ít loài luôn luôn nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với đời sau hữu thụ.
Cụ thể một số loài động vật lại được con người cho là những biểu tượng của lòng chung thuỷ được đem ra so sánh với con người cũng như là đáng để mà học hỏi đó là loài Ngỗng trời Anser anser Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii. Từ khi chàng và nàng đã thề non hẹn biển rồi thi dù có phong ba bão táp đến đâu đi chăng nữa thì suốt đời chúng vẫn bên nhau đến Mỏ rạc chân run và nếu chẳng may chàng có được Chúa gọi về trời thì những nàng Ngỗng trời Anser anser vẫn thủ tiết thờ chồng, đơn côi chiếc bóng, chứ nhất quyết không chịu đi bước nữa dù rằng có bao nhiêu lời đường mật của những chàng Ngỗng trời trẻ tuổi sung sức. Đáng khen thay cho những nàng Ngỗng trời mà cũng đáng tiếc thay cho những nàng Cun cút lưng nâu Turnix suscitator.
Cun cút lưng nâu Turnix suscitator là loài chim có kích thước không lớn lắm. Mỏ ngắn, khoẻ gần giống kiểu mỏ gà, cánh ngắn, tròn, yếu, có 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi ngắn, mềm gồm 12 lông phần lớn các loài chỉ có 3 ngón chân. Chim cái lớn hơn chim đực, màu sắc cũng sặc sỡ hơn. Nơi sống của loài này là những bãi cỏ những chỗ có nhiều cây bụi nhỏ và cả ở đồng ruộng, chúng thường chui luồn giữa các túm cỏ, bụi cây rất nhanh và chỉ bay lên khỏi mặt đất những khi cần thiết.
Về đặc điểm sinh sản của Cun cút lưng nâu Turnix suscitator có nhiều điểm trái với những loài chim khác. Chim cái giữa phần lớn chức phận của chim đực. Chim cái khoe mẽ, gù chim đực và theo những nghiên cứu, quan sát mới nhất của Kiểm lâm viên Phùng Mỹ Trung Pmytrung@ yahoo.com (quan sát tại Bầu chim thuộc vườn quốc gia Cát Tiên từ ngày 18-21/5/2004) thì các nàng Cút lưng nâu sẵn sàng tìm kiếm những thức ăn ngon và bổ nhất để dụ chàng, có thể những thức ăn trong mùa sinh sản của loài này chứa nhiêu dược tính của thuốc Viagra mà con người đã phải dày công nghiên cứu và trong những lúc cố gằng chứng tỏ mình để cho các chàng để mắt đến, chim cái của loài Cun cút lưng nâu Turnix suscitator tỏ ra những cử chỉ hết sức ấn tượng như dùng mỏ khẽ cà vào tai chàng hay nhổ những chiếc lông bẩn và gần rụng của chàng, đôi khi chim mái còn nhường chàng ngay cả những bước đi. Những biểu hiện này được lặp lại rất nhiều lần trong một ngày đối với một chàng. Nhiều lúc vì sợ mất chàng chim mái xù lông, trợn mắt lên để đánh nhau với chim cái khác đang có ý đinh mon men dựt chồng của Bà thế mới khiếp chứ và cuối cùng chuyện gì đến sẽ phải đến. Sau khi đẻ xong tới 17 trứng trong một mùa sinh sản, chim cái để cho chim đực ấp trứng và chăm sóc chim non còn mình thì đi kết đôi với chim đực khác để hưởng tuần trăng mật mới. Vì chàng cũ của nàng đã gần như kiệt sức sau một thời gian dài ngày. . . và cho dù chàng Cút lưng nâu đực có khác lóc năn nỉ ỉ ôi thế nào đi nữa thì nàng vẫn rũ áo ra đi để đáp ứng yêu cầu cho đời sau hữu thụ. Mỗi năm một chim cái Cút lưng nâu đẻ khoảng 4 lứa và cứ sau 10 –12 ngày chim cái có thể đẻ lứa tiếp theo, chẳng thế mà ông bà ta vẫn thường ví von là” đẻ như Cút”. Ở nước ta có 3 loài thuộc 1 giống Turnix thì cả 3 loài này đều có những nàng chim mái đa tình và đẻ khoẻ.
Dĩ nhiên là các nàng chim Cút lưng nâu đa tình kia không thể nào mà được gọi là hợp với thuần phong mỹ tục của cách sống ngưới Á đông nhưng đây là hiện tượng sinh học đáng để chúng ta quan tâm và nghiên cứu tính đa dạng của chúng, nhằm tìm hiểu được những điều mới mẻ của thiên nhiên kỳ bí đã và đang hàng ngày hàng giờ tồn tại và phát triển. Có lẽ đây cũng là một trong những ấn tượng nhất về loài chim mà bạn chưa từng biết đến. Quan điểm của tôi [email protected] tuy không ủng hộ các nàng Cút lưng nâu Turnix suscitator nhưng cũng không lấy đó làm điều đáng buồn vì hầu hết các loài động vật giống đực luôn luôn Bỏ của chạy lấy người đấy thôi. Thế quan điểm của bạn thế nảo ???

Phùng Mỹ Trung - Hải quan Đồng Nai


Sửa lần cuối bởi Pmytrung vào ngày Thứ 6 Tháng 9 14, 2007 1:45 pm với 1 lần sửa trong tổng số.



Thứ 7 Tháng 5 22, 2004 3:37 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 6 17, 2006 3:29 pm
Bài viết: 1
Gửi bài 
Phải nói là "đa phu" chứ không phải "đa thê" cho loại chim này, PMT nhỉ !

Loài chim này được các nhà điểu học đặt tên hơi dài, chứ dân gian thường gọi nó là chim cút đồng hay cút rừng thôi - để phân biệt với cút Pháp là loại nuôi công nghiệp để lấy trứng và thịt.

Dân gian không nói con cút nó gáy, mà nói là con cút nó "um" vì tiếng kêu của nó như thể chúng ta vừa ngậm miệng vừa cố tạo ra tiếng "um-um" trong cổ họng. Và quả thật, chỉ có con mái mới biết "um" để gọi con trống thôi. Thành thử người ta chỉ nuôi cút rừng mái để làm mồi bẫy loài chim này.

Cút rừng mái bới một cái hố nhỏ và cạn trong bụi cỏ, rồi xây tổ có phần nhô ra phái trên trước miệng tổ để che mưa nắng. Không rõ cút công nghiệp đẻ mỗi lứa bao nhiêu trứng, chứ cút rừng chỉ đẻ 3 - 5 trứng mỗi tổ thôi. Con số 17 mà PMT nói, chắc có nhầm lẫn gì đó, chứ cái tổ bé thế thì cút rừng không thể nào chứa hết 17 trứng được! Ấp cũng không xuể đâu!

Trên thực tế, ngoài đồng thỉnh thoảng thấy cút rừng dẫn con đi kiếm ăn cũng chỉ khoảng 3 - 5 con thôi. Lúc trước, trong aviary ở nhà, tôi cũng có thả một bà cút rừng mồi. Nó tự làm tổ trên thảm cỏ trong đó và cũng đẻ khoảng vài trứng thôi. Lấy trứng ra thì thời gian sau nó lại đẻ lứa khác cũng có vài trứng. Vì có một mình cút mái nên dĩ nhiên tất cả trứng đều không có cồ! Thấy nó cũng chịu ấp trứng sau khi đẻ.

Cảm ơn PMT đã gợi nhớ và làm tôi để ý lại một loài chim bình dân, nhưng rất độc đáo ở chỗ: đa phu, chuyên đi cua chồng chứ không chờ chồng cua đâu!


Thứ 7 Tháng 6 17, 2006 3:31 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 2 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010