Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 1:44 am



Gửi bài trả lời  [ 6 bài viết ] 
 Cầy Vằn , H5N1 , và những phương pháp nghiên cứ 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 09, 2005 7:17 pm
Bài viết: 2
Gửi bài Cầy Vằn , H5N1 , và những phương pháp nghiên cứ
Xin chào các anh các chị và các bạn,
Em là thành viên rất mới của diễn đàn và bản thân các sinh vật rừng Việt Nam cũng rất .. mới lạ với em. :oops:
Không hiểu sao , may mắn thế nào , tuần tới em lại được vào Cúc Phương 1 tuần làm bạn với cầy vằn .
Trong hè vừa rồi, có một vài chú bị H5N1 và .. đã chết còn chuyên gia và những người chăm sóc thi không bị sao. Thế nên , mọi người hy vọng rắng sẽ .. không sao. Hiện nay , dịch H5N1 đã tắt nhưng người ta vẫn chưa tìm được đối tượng tặng H5N1 cho cầy vằn . Em thì không sợ cầy vằn ( vì chúng chưa lây sang ai cả ), nhưng trong chuỗi thức ăn của sinh vật chắc phải tồn tại con vật đã từng truyền vius . Có ai biết thông tin gì về vấn đề này không ạ?
Một vấn đề nữa là các phương pháp để nghiên cứu , bảo tồn thú ăn thịt nhỏ . Hiện nay, ngoài điều tra , phỏng vấn .. các chuyên gia còn sử dụng nhiều máy móc , phương pháp hiện đại như : GPS, .. xin mọi người chỉ rõ hơn cho em biết với .


Chủ nhật Tháng 10 09, 2005 8:14 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài 
Chào bạn Phmai!!

Câu hỏi của bạn rất hay nhưng phần câu hỏi của bạn về “trong chuỗi thức ăn của sinh vật chắc phải tồn tại con vật đã từng truyền vius, sự lây nhiễm Virus H5N1…” quả thực ngoài tầm kiến thức nghiên cứu của tôi nên tôi rất mong những thành viên tham gia diễn đàn này sẽ trả lời giúp bạn. Tuy nhiên câu hỏi của bạn về “phương pháp để nghiên cứu, bảo tồn thú ăn thịt nhỏ” tôi xin trả lời như sau: Các loài thú ăn thịt thuộc Bộ ăn thịt Carnivora gồm 40 loài đã được định danh ở Việt Nam gồm:

Họ Mèo Felidae gồm 8 loài
Họ Chó Canidae gồm 4 loài
Họ Cầy Viverridae gồm 14 loài
Họ Gấu Ursidae gồm 2 loài
Họ Chồn Mustelidae gồm 12 loài


Hầu hết các loài trong bộ Ăn thịt Carnivora là những lòai thú ăn thịt nhỏ (trừ một số loài thuộc họ Mèo Felidae hay họ Gấu Ursidae là thù ăn thịt lớn) Đặc trưng phân lọai của thú ăn thịt nhỏ là các loài thú ăn thịt cỡ nhỏ hoặc trung bình có hình dạng, kích thước, màu lông, bộ răng và môi trường sống khác nhau. Chúng là những loài có mõm nhọn, thân thon dài, chân ngắn, một số có màng bơi nối các ngón chân. Bộ răng 3.1.(2-4).1/3.1. (2-4).(2-4) = 28 (36-38) chiếc. Có tuyến mồ hôi ở hậu môn. Thức ăn chính là các loài động vật. Mỗi năm đẻ 1 lứa tổ đẻ thường tự đào hang hoặc trong các hốc cây, hang động nhỏ. Mỗi lứa đẻ từ 3-5 con. Con non mới đẻ yếu và chưa mở mắt.
Dựa vào các đặc điểm trên người ta đưa ra các phương pháp nghiên cứu như bạn đã mô tả là “điều tra , phỏng vấn …” và phương pháp mới nhằm tìm hiểu kỹ lưỡng về vùng phân bố, nơi sống, mùa sinh sản, thức ăn, tập tính bầy đàn… hiện nay ở Vườn quốc gia Cát Tiên và Cúc Phương đã được giúp đỡ của một số tổ chức, chính phủ trong việc gắn chíp điện tử cho một số cá thể sau đó họ máy bắt tìn hiệu và máy định vị tòan cầu GPS để xác định và vẽ bản đồ vể sự di chuyển… của chúng. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề về đời sống, thức ăn … cần nghiên cứu bạn ạ vì trong một diện tích lớn của Vườn quốc gia Cúc Phương thì chúng ta làm sao có thời gian, công sức để theo đõi mãi chúng được. Để làm tốt điều này bạn phải có một sự đam mê “Crazy of” và một sức khỏe dẻo dai để tiếp tục công việc thì mới có những thành công nhất định. Hy vọng bạn sẽ… :oops: :roll:
Hiện nay ở Vườn quốc gia Cúc Phương đã và đang nuôi nhốt để nghiên cứu khoa học một số lòai thú ăn thịt nhỏ được tài trợ của Đức (tiến sỹ Tilo) nếu tôi không lầm và đã có một số thành công trong sinh sản nuôi nhốt và tôi cũng xin bật mi với bạn một số đặc tính của lòai Cầy văn bắc Hemigalus owstoni và Cầy vằn nam Hemigalus derbyanus là chúng hòan tòan bị MÙ MÀU. Nếu bạn dùng ánh sáng màu bạn có thể theo dõi các họat động của hai lòai này thỏai mái mà không bị chúng phát hiện. kể các các họat động kết đôi, tìm kiếm thức ăn. Rất thú vị phải không bạn.
Nếu bạn thực sự say mê nghiên cứu về các lọai thú ăn thịt nhỏ ở Cúc Phương và cần các tài liệu về những nghiên cứu này. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi qua email: [email protected] tôi sẽ giới thiệu với bạn các đồng nghiệp cũ của tôi hiện nay đang nghiên cứu rất kỹ về những lòai này

Chúc bạn khỏe và thực hiện được những ước mơ của mình.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 2 Tháng 10 10, 2005 5:37 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 09, 2005 7:17 pm
Bài viết: 2
Gửi bài Cảm ơn anh Trung.
May quá , em cũng đang tìm tài liệu thống kê số loài trong 3 họ : mèo , chồn , cầy.
Mọi người có thể chỉ cho em chi tiết hơn về tên từng loài trong họ được không ạ ( tên TA , tên khoa học và tên VN (thường là một vài cái tên lận; mỗi vùng người ta lại thích gọi một kiểu) )). Hoặc , em có thể tìm đọc về phân loại ở sách nào thì tốt nhất? Hiện nay , em mới có 2 quyển sách nhỏ mà đọc đã thấy tên một số loài không khớp nhau rùi.


Thứ 3 Tháng 10 11, 2005 8:15 am
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài 
Chào bạn Phmai !

Để tìm kiếm tài liệu chuyên về phân lọai Sinh vật rừng Việt Nam bạn có thể mua 1 đĩa CD Sinh vật rừng Việt Nam tại bất cứ hiệu sách lớn nào ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận nơi bạn sống. (hình như với giá 70.000vnđ). Bạn sẽ có một kho kiến thức về 6000 lòai thực vật, 2000 lòai động vật, 800 lòai côn trùng và hơn 3000 định nghĩa chi tiết về các thuật ngữ phân lọai sinh học. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về tên latin khác nhau vì bạn sẽ được giải thích cặn kẽ trong CD này và bạn có thể tra các từ Latin đó bằng 1 từ điển Latin việtnam 12.000 từ .
Phần mô tả, hình ảnh những lòai mà bạn cần đã được sưu tập và chụp hình trên khắp các vườn quốc gia ở Việt Nam. Bạn chỉ việc click chuột để xem

Chúc bạn thành công

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 3 Tháng 10 11, 2005 10:09 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 10, 2006 9:12 am
Bài viết: 6
Đến từ: Hai Phong
Gửi bài Re: Cầy Vằn , H5N1 , và những phương pháp nghiên
Hiện nay , dịch H5N1 đã tắt nhưng người ta vẫn chưa tìm được đối tượng tặng H5N1 cho cầy vằn . Em thì không sợ cầy vằn ( vì chúng chưa lây sang ai cả ), nhưng trong chuỗi thức ăn của sinh vật chắc phải tồn tại con vật đã từng truyền vius . Có ai biết thông tin gì về vấn đề này không ạ?


Chao ban ...
tui nghi rang trong chuoi TA cua cay van da mac benhj co bon gia cam, hay chim mang viruss, ban tham khao "trang chu tamiflu" fan nguon lay nhiem la co cac thong tin day
:D

_________________
.... Con duong gian kho.........


Thứ 6 Tháng 5 05, 2006 11:33 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 6 19, 2006 3:11 pm
Bài viết: 1
Đến từ: Hanoi
Gửi bài 
Gửi bạn Phmai và các bạn,
tôi mới tham gia diễn đàn chưa lâu và thật sự thấy vui khi được biết đến forum này.
tôi rất tâm đắc với vấn đề mà bạn Phmai đưa ra ở câu hỏi cho topic này.
tuy nhiên với những gì mà các bạn đang thảo luận thì thật ra còn chưa rõ lắm về vấn đề này.
may mắn cho tôi là có dịp làm việc cùng với Mr. Scott Roberton, cố vấn kĩ thuật của Trung tâm SCP (Chương trình bảo tồn thú ăn thịt nhỏ) - cái trung tâm mà bạn Phmai thăm khi đi Cúc Phương.
Và anh ta đã cung cấp cho tôi tài liệu để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề H5N1 đối với Cầy vằn.
tôi không biết post tài liệu đó lên diễn đàn bằng cách nào.
vậy nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu thêm về Cầy vằn và H5N1 ở Cầy vằn thì có thể liên hệ với tôi theo địa chỉ email:
[email protected]
Thân.

_________________
===================
Không để lại gì ngoài dấu chân
Không mang gì đi ngoài...kỷ niệm


Thứ 5 Tháng 6 22, 2006 2:49 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 6 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010