Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 10 18, 2024 11:19 am



Gửi bài trả lời  [ 2 bài viết ] 
 Cây thuốc tắm của người Dao 
Người gửi Nội dung
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài Cây thuốc tắm của người Dao
Một số thông tin trả lời một bạn hỏi về Cây thuốc tắm của người Dao

1. “Bài thuốc ngâm tắm khi đẻ” của bà con dân tộc Dao được Hội đông y huyện Yên Thế đã tuyển chọn, chọn lọc đưa ra ứng dụng như sau:

I, Thành phần bài thuốc (tên cây thuốc đọc theo tiếng Daot):

1. Đìa Sản
2. Đìa Chùn
3. Quì tảy hây
4. Puồng huây
5. Rào mia
6. Mìa vèng
7. Huầy chăm
8. Vằng sửa puông
9. Sìn pầu
10. Trà gan
11. Địa chọp ngau

Ngoài tắm thi uống kết hợp với bài thuốc gồm các cây như sau:

1. Địa chùn (thân hoặc rễ).
2. Sâm cau (thân, củ).
3. Dìu dìu (dây).
4. Dày quâng (dây xanh).
5. Na rừng (dây, thân, củ).

II, Tác dụng của bài thuốc
Chống máu tụ trên đầu, chống băng huyết, chống nhiễm trùng sau khi đẻ, làm cho người đàn bà sau khi đẻ nhanh sạch máu hôi. Khi đẻ xuống nước sớm không bị buốt ngứa chân tay, làm cho trẻ em không bị vàng da, nhanh cứng cáp (biết đi). Nhỡ ăn phải đồ kiêng thì sau này sẽ không sợ, không bị hậu sản. (Sau khi đẻ mà tám đầy đủ thì đi lại, làm việc bình thường).

III, Cách dùng
Lương Y Trần Ngọc Bích với tiêu bản Địa Chùn

Thu hái quanh năm có thể xấy khô (phơi âm can) dùng dần, thường dùng tươi tốt hơn. Khi dùng băm lá thuốc mỗi thứ một nắm tay cho vào nước sạch đun kỹ để ngâm tắm rửa (không pha nước lã cho nguội). Trước khi ngâm tắm thì múc một bát con mẹ uống và con uống vài giọt nước đã đun kỹ. Sau đó tắm cho mẹ và con. Mỗi nồi tắm được 2 lần (đun lại tắm lần 2). Mỗi người sau khi đẻ tắm 3 nồi thì rất tốt (6 lần tắm). Bài thuốc tắm không được xông cho người đẻ nếu xông thì bị khô sữa.

IV, Kinh nghiệm, ứng dụng:

Sau khi ứng dụng rộng rãi (đã theo dõi nhiều năm) nay thấy kết quả: Không xảy ra tai biến gì ngoài ý muốn. Mọi người chú ý:

1. Sau khi tắm thấy khoẻ ra, khoan khoái, dễ chịu đối với những người đi xa, lao động mệt nhọc được ngâm tắm và uống một bát thấy kết quả nhanh hồi phục. Nếu ngâm tắm thường xuyên thì rất tốt cho sức khoẻ.

2. Phụ nữ sau khi sinh đẻ nếu tắm được thì nhanh chóng được phục hồi, sau khi đẻ trở lại lao động sinh hoạt bình thường như những người khác. Không bị hậu sản.

3. Đã ứng dụng cho bệnh nhân sau khi tai biến mạch máu não thấy có tác dụng rõ rệt như: Nói dễ hơn, vận động cũng tốt hơn, tinh thần thấy tốt hơn. Những người đang ốm, mới ốm dậy được dùng rất tốt mau khoẻ trở lại.

4. Lá thì ngâm tắm, thân rễ uống làm cho con người ăn ngủ ngon. Những ai gan thận yếu, nhất là khi uống rượu say thì mau tỉnh trở lại.

Trên đây là thành phần tác dụng của bài thuốc tắm sau khi đẻ đã được ứng dụng tốt cho tất cả mọi người thấy hiệu quả.

Bài thưốc do Lương y đa khoa Trần Ngọc Bích, hiện công tác tại Huyện Hội Đông y huyện Yên Thế sưu tầm.
Nguồn http://www.bacgiang.gov.vn

2/Thuốc tắm của người Dao

Thuốc tắm của người Dao PGS.TSKH. Trần Công Khánh - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) :
Nhiều người trong chúng ta chắc đã có lần nghe nói các sản phụ người dân tộc thường được tắm bằng một thứ nước từ cây cỏ để cho cơ thể chóng bình phục. Chỉ vài ngày sau khi đẻ, sản phụ đã có thể lên nương làm rẫy, có khi còn địu cả đứa trẻ sơ sinh đi cùng. Đối với sản phụ người miền xuôi thì đây là việc ngoài sức tưởng tượng. Phải chăng nhờ có thuốc tắm mà các sản phụ người dân tộc thiểu số có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng như vậy?
Ngoài các dạng thuốc truyền thống thường gặp trong cộng đồng dân tộc ở miền núi, như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó gãy xương... còn có thuốc tắm của người Dao. Đó là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa, một nét đẹp văn hóa y học gia truyền trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là đìa dảo xin) không chỉ của người Dao đỏ ở Sapa mà còn là dạng thuốc của nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Hầu hết các thành viên trong mỗi gia đình người Dao đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ Dao thường biết nhiều hơn, biết rõ nơi mọc của cây thuốc tắm và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên để còn có thể sử dụng lâu dài.
Bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sapa bao gồm nhiều loại cây hơn so với các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 - 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó có khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất.
Thống kê sau đây cho thấy số loài trong các họ thực vật thường được người Dao đỏ ở Sapa sử dụng làm thuốc tắm: Họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2), Araceae (2), Araliaceae (1), Aristolochiaceae (1), Asteraceae (2), Capparidaceae (1), Convallariaceae (1), Cucurbitaceae (1), Equisetaceae (1), Euphorbiaceae (1), Fabaceae (2), Gesneriaceae (1), Hernandiaceae (3), Lamiaceae (2), Lardizabalaceae (1), Moraceae (3), Oleaceae (1), Ranunculaceae (5), Rubiaceae (3), Rutaceae (1), Schisandraceae (1), Zingiberaceae (2). Tổng cộng 39 loài (Theo Trần Văn Ơn, Chương trình điều tra bài thuốc tắm, 2004).
Bài thuốc tắm dựa trên một số cây thuốc cơ bản và gia giảm tùy mục đích sử dụng. Điều này làm cho thuốc tắm của người Dao trở nên đa dạng. Cây để nấu nước tắm thường dùng tươi hoặc đã làm khô. Nếu sử dụng cho gia đình hay cho khách tắm tại nhà như đã được tổ chức gần đây ở các xã Tả Van, Tả Phìn (Sapa) thì dùng tươi. Đối với một số cây hiếm cần dự trữ để sử dụng quanh năm, người ta phải làm khô (thường bó lại từng nắm nhỏ rồi để trên gác bếp). Một số hộ gia đình đi lấy cây thuốc để bán (cho các khách sạn hay khách mua để mang về xuôi) phải chặt các cây thuốc thành đoạn hoặc băm nhỏ rồi phơi khô.
Sau khi lấy đủ nguyên liệu, các cây thuốc được cho vào chảo hay nồi lớn có dung tích khoảng 50 lít, đun sôi trong nước khoảng 20 phút. Nước thuốc được đổ vào thùng gỗ lớn đủ cho một người ngồi vào (hiện nay một số nơi thay bằng thùng nhựa). Để nhiệt độ giảm còn khoảng 50oC (hoặc có thể pha thêm nước mát vào nước cốt đặc). Người tắm ngâm mình vào nước thuốc trong thời gian khoảng 15-30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi.
Thuốc tắm dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau đẻ, hoặc người sau khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục. Tùy từng người, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ. Trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.


Thứ 6 Tháng 12 19, 2008 4:22 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 12 23, 2008 9:33 am
Bài viết: 2
Gửi bài 
Cảm ơn bạn về những thông tin này nhé! Mình muốn tìm hiểu kỹ hơn về một số loài trong bài thuốc tắm của người Dao đỏ tại Sa Pa, Lào Cai: Tùng dìe, Kèng pi đẻng, dàng nải, Mà gầy khăng, Tờ biệt (đây là tên gọi các loài theo tiếng Dao). Mình đã vào phần tra cứu để tìm tên gọi Latin, đặc điểm thực vật hoc, phân bố, giá trị sử dụng (thành phần hoá học, tác dụng dược lý) nhưng không thể tìm đươc. Nếu bạn có tài liệu thì post lên giúp mình nhé! Cảm ơn rất nhiều!


Thứ 3 Tháng 12 23, 2008 9:54 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 2 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010