Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 7:52 pm



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Trả lời về các loài thực vật mà bạn yêu cầ 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Trả lời về các loài thực vật mà bạn yêu cầ
Chao anh Trung,
Hom nay tinh co di lac vao website cua anh, rat ngac nhien va thich thu. Cam on cac anh chi ve nhung thong tin qui bau nay. Rat mong muon duoc lam mot thanh vien cua cac anh chi. Anh Trung, toi song tai Texas USA, dang co uoc mo tao mot vuon cay Vietnam hai ngoai. Xin anh cho biet mot vai dia chi cung cap hat giong tai Vietnam, dac biet la hai cay sau day:
1/ Cay sau (Dracontomelon duperreanum).
2/ Rau sang (Melientha suavis)
Cam on anh Trung. - [email protected]

Chào bạn Hùng Vũ !
Rất cám ơn sự quan tâm của bạn về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam mặc dù đang sống ở một nơi rất xa tổ quốc. Ý tưởng của bạn về một vườn cây Việt Nam ở Hải ngọai thật đáng trân trọng và khuyến khích, nhưng dưới góc độ sinh học thì là một việc làm rất kho. Vì nó không những đòi hỏi bạn về công sức, chưyên môn và lòng đam mê mà còn ngay cả vấn đề luật pháp nữa bạn ạ. (Việc nhập khẩu một lòai NGỌAI LAI đang là một vấn đề khó, mang tính pháp lý ngay cả ở Việt Nam. Còn nước Mỹ thì chắc chắn là khó hơn nhiều nhiều lần)
Vấn đề thổ nhưỡng, khí hậu … ở vùng bạn đang sống liệu có thể thích hợp với những lòai thực vật mà bạn muốn trồng hay không, rồi vấn đề duy trì nòi giống – hoặc là không phát triển – hoặc là phát triển quá mức để tạo thành một invaded species vv…
Nhưng dù sao tôi sẽ ủng hộ bạn một cách nhiệt tình nhất. Đối với hạt giống của lòai Dracontomelon duperreanum thì tôi sẵn sàng tặng bạn 1kg (nhưng tiền phí gửi hạt giống chắc bạn phải trả hì hì). Còn lòai Melientha suavis đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam vì loài này còn rất ít ở núi Yên Tử - Chùa Hương và một số khu vực phân bố khác. Nên việc nhân giống lòai này ngay ở Việt Nam cũng còn khó khăn bạn ạ. Nhưng dù sao tôi sẽ cố gắng giúp bạn trong thời gian sớm nhất.
Việc bạn muốn là thành viên của Trang web này rất dễ bạn chỉ việc vào Diễn đàn đăng ký 1 cái Nick thế là xong. và lần sau muốn hỏi gì bạn cứ post bài lên đó
Về hai loài mà bạn cần được mô tả như sau:

RAU SẮNG
Melientha suavis Pierre
Họ: Rau sắng Opilliaceae
Bộ: Đàn hương Santalales
Hình ảnh
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 8 m, nhẵn ở tất cả các phần. Vỏ cây dày, màu xám nhạt và hoá bẩn, mềm, nứt dọc thành những răng sâu. Gỗ trắng cành và lá non màu lục, rũ xuống, mềm, dễ nứt, có vị ngọt cuả mì chính. Lá có phiến hình mác, nhẵn bóng, dày, dài 7 - 12cm, rộng 3-6 cm; gốc và đầu lá tù, gân bậc hai có 4 - 5 đôi không rõ ở hai mặt, mép lá nguyên; cuống lá dài 1 - 2mm. Cụm hoa chùy hoặc bông kép, dài 13cm, mọc dày đặc trên thân và cành già. Hoa hình cầu, cao 2mm, tạp tính, rất thơm. Dài rất nhỏ, hơi nạc, không có thùy rõ ràng.
Tràng gồm 4 - 5 phiến hình mác, hợp với nữa dưới. Nhị 4 - 5, mọc đối với thùy tràng và ngắn hơn. Chỉ nhị rất ngắn, đính trên sống tràng. Bao phân hình bầu dục, lõm ở đầu, dài 1,5mm. Đĩa cuả hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, mọc xen với cánh hoa, nạc, hình nêm. Nhụy lép hình trứng, không có núm rõ ràng. ở hoa cái, tuyến đĩa hình trứng ngược, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ô, gân hình cầu, nhỏ, không có cuống, đường kính 2mm; vòi không có núm, hình khôi nạc hơi chia thùy, quả hạch, hóa gỗ, hình thuôn hay hình trứng, dài 2,5cm, đường 1,3-1,5cm, mùa lục nhạt, nhẵn, vị ngọt, hơi ngứa. Hạt 1 có xơ trắng.
Sinh học:
Mùa hoa nở tháng 3-4, mùa quả chín tháng 6-8. Tái sinh mạnh bằng hạt và chồi. Cây mọc nhanh.
Nơi sống và sinh thái:
Mọc rải rác trong rừng thưa ở thung lũng, chân vài đất, núi đá vôi, ven suối.
Phân bố:
Việt Nam: Lài Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Sông Bé, Bà Rỵa-Vũng Tàu (núi Đinh gân bà Rịa).
Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Nguồn gen độc đáo. Lá một trong hai loài duy nhất. Của chi Melientha có sự phân bố không rộng ở Đông Dương và Thái Lan. Loài rau rừng có giá trị vì cành, lá non, hoa và quả non dùng nấu canh ăn ngọt như có vị mì chính.
Tình trạng:
Biết không chính xâc. Loài phân bố rộng nhưng có số lượng cá thể không nhlều, lại bị chết quá mức và môi sinh bị tàn phá mạnh .
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khi lấy lá và hoa và quả làm rau không được chặt cành hoặc cả cây. Trồng thêm và bảo vệ môi trường mà loài sinh sống.

SẤU
Dracontomelum mangiferum BL.
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales
Hình ảnh
Mô tả:
Cây gỗ lớn, có thể cao tới 35m, đường kính 1 - 1,2m. Gốc có bạnh lớn. Vỏ màu nâu xám, nứt thành từng mảng, thịt vỏ màu nâu đỏ. Cành non có lông màu nâu, lá kép lông chim lẻ, có 6 - 9 đôi lá chét mọc cách. Cuống chung dài 30 - 40cm. Lá chét hình trái xoan dài, đuôi tròn, đầu nhọn; nhưng lá ở gốc dài 5 - 7cm, rộng 2 - 4cm; nhưng lá ở đỉnh dài 10 - 14cm, rộng 3 - 4,5cm. Cuống lá chét dài 3 - 4 mm. Gân bên 9 - 13 đôi, lưng lá hoặc nách gân lá phủ lông ngắn màu vàng nâu
Hoa tự ngắn hơn lá, thường có lông, có lá bắc hình mũi mác và cũng có lông. Hoa nhỏ màu xanh vàng nhạt. Cánh đài tù, phủ lông. Cánh tràng nhẵn, ở giai đoạn nụ tràng dài hơn nhị. Nhị 10, chỉ nhị dài, bao phấn dính lưng, mở phía trong. Bầu 5, lá noãn hợp, có lông ở phía dưới, quả hạch hình cầu, có những vết sần như gai, đường kính 1,5 - 2,5cm, non màu xanh khi chín màu vàng, thịt quả không róc. Hạt cứng không nhẵn, hóa gỗ
Phân bố:
Cây thường xanh, mọc rải rác trong các rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tây, Vĩnh Phú, Lạng Sơn..., ưa môi trường ẩm, ánh sáng nhiều. Trong rừng nguyên thường gặp những cây rất lớn chiếm tầng cao của tán rừng. Cây tái sinh tự nhiên bằng hạt
Ra hoa tháng 4 - 5 (sau khi thay lá). Quả chín tháng 8 - 9
Công dụng:
Gỗ tốt, màu nâu nhạt, dẻo thớ mịn, vân đẹp. Tỷ trọng 0,549. Lực kéo ngang thớ 22Kg/cm2, lực kéo dọc thớ 370Kg/cm2, oằn 896Kg/cm2. Hệ số co rút 0,28 - 0,32. Gỗ không bị mối mọt, dùng trong xây dụng, đóng đồ dùng gia đình. Có thể trồng làm cây bóng mát
Lá và quả dùng để nấu canh chua. Quả chín ngon, và còn dùng làn thuốc chữa sâu răng và đau răng.[/img]

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 4 Tháng 6 15, 2005 11:50 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 14, 2005 7:50 pm
Bài viết: 2
Đến từ: Texas,USA
Gửi bài 
Chào anh Trung, cám ơn lòng nhiệt thành của anh. Tôi bắt đầu công việc này từ gần bốn năm trước, cũng gian nan và thú vị lắm anh ạ. Liên lạc từ Việt Nam tới Costa Rica để tìm cây giống. Mua được cây về, lại phải tra cứu sách vở tìm cách trồng nó. Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, nhiệt độ trong năm có thể thay đổi từ -5 cho tới 41C, cây cỏ nhiệt đới của chúng ta không thể tồn tại dưới môi trường này. Nhưng bù lại, điều kiện vật chất ở đây tương đối thuận tiện hơn một chút. Để giải quyết vấn đề khí hậu và môi trường. Tôi trồng tất cả dưới dạng cây cảnh. Trồng trong bồn với loại đất thích hợp cho từng loại cây và giữ trong nhà kính trong mấy tháng lạnh. Thành công cũng nhiều nhưng thất bại cũng chẳng ít. Chỉ tính riêng cây ăn trái, tôi đã có gần ba chục loại, hơn một phần tư đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Khó khăn lớn nhất hiện nay là khắc phục sự biến thái của một vài loại cây cỏ. Ví dụ giống rau răm đặc sản của xứ Huế, vừa nhỏ vừa cay. Bây giờ cho lá to như lá…tre và ăn ngọt như rau sống. Xin anh cho biết ý kiến về vấn đề này.
Riêng về rau sắng, theo tôi được biết. Đã được trồng với qui mô nhỏ ở vùng Hương Sơn và chào bán với giá khá cao như một đặc sản của chùa Hương. Đó cũng là một điều đáng mừng. Nhưng nếu chúng ta không khéo, bài học cá basa và trái thanh long lại được lập lại một lần nữa. Thailand cũng có rau sắng, được gọi dưới tên Phak wan. Nhận thức được giá trị đặc biệt của loài rau rừng này. Qua những kỹ thuật nhà vườn ở miền nam Thailand, họ đã bắt đầu trồng đại trà và có kế hoạch xuất khẩu. Anh nghĩ sao nếu một vài năm nữa, khách thăm viếng chùa Hương, ai cũng có thể mua được vài bó rau rau sắng. Giá thật rẻ, bao bì sạch sẽ và…made in Thailand.


Thứ 7 Tháng 6 18, 2005 11:08 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Tra loi cau hoi
Chào bạn !!
Tôi thật sự bị sốc khi biết rằng bạn có đến tới 30 lòai cây ăn trái và ¼ số cây trong vườn bạn đang ra hoa và được trồng trong một điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy. Chắc chắn bạn phải là người có lòng đam mê và nhiệt huyết đối với cây cỏ. Một tấm lòng luôn hướng về quê hương, đất nước mặc dù bạn ở một nơi cách xa nửa vòng trái đất.
Câu hỏi của bạn về sự biến thái của lòai rất hay rất trí tuệ. Nếu trả lời câu hỏi này một cách chính xác và cụ thể thì nó phải là một đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp học vị tiến sỹ khoa học. Chứ một người chuyên làm về phân lọai như tôi sẽ không thề nào giải quyết được vấn đề này. Hy vọng có ai đó trong diễn đàn sẽ giúp bạn.
Câu hỏi về lòai rau sắng Melientha suavis ...made in Thailand được bán ở ngay tại Hương Sơn nơi mà nó là một đặc sản nổi tiếng của vùng này là một câu hỏi rất tâm đắc của tôi. Tôi tin chắc là bạn có một tấm lòng ái quốc đáng để mọi người thán phục. Nhưng bạn cũng hiểu cho tôi đó là câu trả lời của bậc vi và vĩ mô. Tôi cũng như bạn thôi chỉ biết nói, nhìn, nghe mà chẳng làm được gì ... Ngay cái trang web hết sức nhỏ bé của tôi này thôi cũng thuộc dạng “VÁC TÙ VÀ HÀNG TỔNG” chứ đâu phải là ... ngay cả chụp hình, định danh, mô tả, viết bài.... tiền thuê hosting, phí hàng năm ... cũng ... do it by myself. Mặc dù nhiều lúc còn quá nhiều khó khăn và bất lực vậy thử hỏi lớn như Rau sắng Melientha suavis hay ... thì quá khó.
Nhưng dù sao tôi cảm thấy thanh thản và hạnh phúc vì mình cũng đã góp phần nhỏ để giới thiệu hoặc ít nhất là cảnh báo một cái gì đó cho thế hệ nhỏ tuồi của chúng ta hiểu rằng “sinh vật cũng là một cơ thể sống, chúng có quyền tồn tại và phát triển và đó là một quan điểm mang tính đạo đức mà con người không có quyền tiêu diệt chúng”. Bạn có khi nào nghĩ như tôi là: đến một lúc nào đó con cháu của tôi hỏi “Ông ơi con Heo rừng Sus scrofa như thế nào?”. Ông nó sẽ chỉ ngay vào trong bụng mình và nói rằng nó nằm ở trong này cháu ạ.
Chúc bạn khỏe, hạnh phúc và hợp tác.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 2 Tháng 6 20, 2005 9:27 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 6 14, 2005 7:50 pm
Bài viết: 2
Đến từ: Texas,USA
Gửi bài 
Chào anh Trung, không biết bên nhà các anh sinh hoạt ra sao. Ở đây, dân đi cày ai cũng sợ sáng thứ hai. Sau một cuối tuần ăn chơi, thiên hạ vác những khuân mặt leave me alone ra đường. Nhìn nản không chịu được. Vớ được bài mới của anh, tôi cảm thấy như được quà mẹ về chợ.
Của đau con xót, người đầu tiên bị nghe câu hỏi về cây rau răm khổng lồ của tôi là một cụ già xứ Huế. Câu trả lời thú vị lắm: “vớ vẩn, chú mày cứ vào nhà thờ, nhìn lũ con nít Việt Nam thì biết.” Hoá ra người cũng bị biến thái anh Trung ạ. Thế hệ thứ hai của người Việt hải ngoại đang đột biến về vóc dáng. Nhìn những ông bố, bà mẹ chỉ đứng tới vai con. Tôi không biết tương lai đi về đâu.
Tôi có một may mắn hơn anh. Dù không được làm quan to ở cục hải quan Đồng Nai, nhưng ở đây, thịt heo Sus scrofa rất sẵn. Heo rừng đã thành pest ở Texas từ lâu rồi, săn bắn thoải mái. Nhìn những đàn heo rừng vài chục con chạy nhởn nhơ trong rừng, có những con to như con bò. Chắc anh sẽ phải bỏ thói quen ăn heo rừng thôi.


Thứ 5 Tháng 6 23, 2005 9:19 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010