Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 12:39 pm



Gửi bài trả lời  [ 2 bài viết ] 
 Phát hiện một loại rái cá nằm trong sách đỏ : 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài Phát hiện một loại rái cá nằm trong sách đỏ :
Hình ảnh
Rái cá lông mũi (rái móng) vừa được phát hiện ở Vồ Dơi

Hạt Kiểm lâm Vồ Dơi (Cà Mau) vừa bắt được một con rái cá nặng gần 2kg, khoảng 1 năm tuổi, khi nó đang đi ăn cùng với rái cá mẹ và một con khác cùng lứa tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 4.

Đây là loài rái cá lông mũi (rái móng) - loài động vật đang nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ. Hiện nay, con rái cá này đang được nuôi dưỡng để phục vụ cho khách du lịch tham quan.

Rừng đặc dụng Vồ Dơi là trung tâm của Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ngoài 3 con rái cá lông mũi vừa tìm thấy, đàn rái cá quý hiếm này còn hơn 100 con tại khu rừng nguyên sinh duy nhất của rừng tràm U Minh Hạ.


(SGGP)


Thứ 2 Tháng 3 14, 2005 11:55 am
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Rái cá U Minh có nguy cơ tuyệt chủng

Rái cá lông mũi là loại động vật quý hiếm nhất trong các loại rái cá hiện còn rất ít trên thế giới. Tại Việt Nam, Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQG UMT) được ghi nhận là nơi sinh sống duy nhất của chúng. Ban Giám đốc VQG cũng vừa có quyết định lấy con rái cá lông mũi làm biểu tượng logo cho VQG UMT. Tuy nhiên, con vật quý hiếm này đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong.

Nguyên nhân chính vẫn là hậu quả của trận cháy rừng hồi cuối tháng 3/2002 làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng. Rái cá không còn chỗ trú ẩn. Việc phải bơm nước mặn vào rừng để chữa cháy và nạn khái thác cá đồng trong vùng đặc dụng làm cho rái cá cạn kiệt nguồn thức ăn. Để kiếm thức ăn, rái cá thường bắt cá ở các ao, đìa của các hộ sống trong vùng đệm. Hậu quả là hàng trăm hộ dân nuôi cá nước ngọt tại vùng đệm bị thiệt hại nặng nề. Đặc biệt là những hộ sống cách vùng đặc dụng bán kính 200m, dường như ao cá nào cũng bị rái cá "xơi" hết sạch. Anh Phạm Văn Dũng ở B99, kênh 8, thả 4.500 con cá tra, đến khi thu hoạch chỉ còn 100 con, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Hàng loạt hộ khác đều bị thất thu từ 3 đến 10 triệu đồng như hộ ông Đặng Văn Hạnh, Trần Phước Hải bị thất thu 100%. Hiện nhiều hộ dân không còn dám nuôi cá vì "nạn" rái cá.

Để ngăn chặn tình trạng rái cá xâm nhập vào ao bắt cá, người dân đã dùng các biện pháp săn bắt, dùng bẫy, dùng chó... Từ tháng 2/2003 đến nay, rái cá liên tiếp bị người dân săn bắt hoặc dính bẫy do xâm nhập vào vùng đệm cho dù nhiều người vẫn biết đây là loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ và nếu như xử lý nghiêm minh thì họ sẽ bị liệt vào tội danh "săn bắt động vật quý hiếm trái phép". Thậm chí có người bắt được một con rái cá đem đến Ban quản lý VQG UMT đòi bồi thường vì nó đã ăn sạch cá trong ao.

Mặc dù đã được người dân vùng đệm gửi đơn, phản ánh gắt gao nhiều lần đến Ban quản lý VQG UMT về "nạn" rái cá, song đến nay chủ rừng và ngành chức năng vẫn còn "lúng túng", chưa có biện pháp khả dĩ để ngăn chặn tình trạng rái cá xâm nhập vào vùng đệm, gây ảnh hưởng đến nguồn lợi của nhân dân. Trong khi đó, người dân không thể tự rào lại để bảo vệ vì diện tích mặt nước quá rộng và không có vốn đầu tư.

Nguy cơ "xung đột" giữa rái cá và nông hộ vùng đệm đã đến mức báo động. Điều đó có nghĩa là công tác bảo tồn và phát triển các loại động vật quý hiếm trong VQG UMT sẽ gặp rất nhiều khó khăn... Nguy cơ các loại động vật quý hiếm ở UMT bị tiêu diệt vẫn có thể diễn ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là rái cá.

(Theo TTXVN)


Thứ 2 Tháng 3 14, 2005 11:58 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 2 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010