Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 2 Tháng 11 25, 2024 5:06 pm



Gửi bài trả lời  [ 28 bài viết ]  Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Vượt qua 28km đường xuyên giữa khu bảo tồn với nhiều kiểu địa hình khác nhau trên con đường trải nhựa ngoằn ngoèo. Xe chúng tôi tới đỉnh cao nhất 540m là khu vực nhà nghỉ resort của khu bảo tồn – Hilltop resort. Đứng ở trên cao lộng gió phóng tấm mắt chiêm ngưỡng phong cảnh xung quanh khiến tôi ngây ngất với vẻ đẹp của một khu bảo tồn rộng lớn và lâu đời. Ngắm nhìn bóng chiều đang buông dần, mở ảo một màn sương lan toả trong những tia nằng yếu ớt cuối ngày.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Nhân viên quản lý resort là một người da đen to, khoẻ anh rất vui vẻ và hỏi tôi một câu khiến mặt tôi gần như tức giận “Are You Chinese ?” Im lặng không thèm trả lời khiến hắn có vẻ lo lắng. Một lúc sau hắn xởi lởi hỏi lại tôi từ đâu đến và tôi đành trà lời hắn “Tao éo phải Tàu Khựa nghe mài, tao là dân Việt Nam” hắn cười hả hả và chỉ hai ngón tay vào không khí bắn tằng tằng. Ôi thế mới thấy được dân ta đánh nhau đúng là number one cả những chú đen thui cách nhau gần nửa vòng trái đất cũng biết đến “Hai cuộc cách mạng thần thánh của nhân dân ta” và cuối cùng gã nhân viên quản lý cũng nói thật với tôi là đây lần dầu tiên khu resort đón tiếp các vị khách đến từ châu Á nên hắn không thể phân biệt được chúng tôi đến từ quốc gia nào.
Trên quảng đường ngắn đến khu nhà nghỉ bầy Gà lôi châu phi thong thả kiếm ăn ngay bên lề đường và chào đón chúng tôi bằng tiếng gáy lanh lảnh của một gã trai già chăn dắt lũ chị em xinh đẹp. Nàng Impala cái thì ngước nhìn những vị khách nhỏ người, mũi tẹt đến từ sứ sở xa xôi với ánh mặt “rất nai vàng ngơ ngác

Hình ảnh

Hình ảnh

Ngôi nhà nơi tôi ở đúng tiêu chuẩn kiểu Nam Phi cho một gia đình du khách gồm bếp gas, điện, các dụng cũ làm bếp, khu vực nướng ngoài trời và các trang bị hết sức đầy đủ cho một chuyến du lịch dài ngày. Một sự cố nhỏ xảy ra trong lúc xếp đồ tôi tiện tay mở chiếc cửa lớn cho thoáng gió và bước ra ngoài ngắm nhìn phong cảnh. Lập tức có một tên kẻ trộm khôn ngoan lẻn vào ăn trộm một quả táo. Khi tôi bước vào tên trộm liều mình phóng ra khỏi cửa khiến tôi giật mình. Hắn trèo tót lên bụi cây và chén một cách ngon lành trong khi lũ bạn của hắn thèm thuồng nhìn nhỏ rãi. Cấm chiếc máy chụp hình ghi lại tên trộm đồ ăn để tối nay nhất quyết phải thông báo cho ban quản lý resort.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Mặt trời đã bắt đầu xuống núi, màn đêm buông xuống rất nhanh, nhanh như nhiệt độ thay đổi ở nơi đây, những cơn gió lạnh bắt đấu ập đến.

Hình ảnh

Hình ảnh

Tôi thả mình xuống chiếc giường nệm êm ái và thiếp đi sau một ngày di chuyển đường dài mệt mỏi và chỉ bị đánh thức bởi nhân viên quản lý khách sạn tới thông báo bữa tối đã sẵn sàng. Hôm nay chúng tôi được “Bố già” Tiến sỹ Jacques Flamand đãi tiệc với những món đặc sản của nhà hàng dưới bàn tay của các đầu bếp nổi tiếng thuộc bộ tộc người ZULU.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 5 Tháng 12 05, 2013 11:20 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Ngày thứ 4

Chúng tôi bị đánh thức vào lúc 4 giờ sáng, “Bố già” Tiến sỹ Jacques Flamand thông báo với mọi người hôm nay là một ngày bận rộn vì chúng tôi phải đi săn tê giác để chuyển chúng đến một khu bảo tồn khác nằm cách xa vài trăm km. Sự háo hức như một đứa trẻ khiến tôi thực sự bối rối với nhưng vật dụng mà hằng ngày nó trở nên quá quen thuộc. Tôi chỉ kịp vơ lấy chiếc máy chụp ảnh và cái áo lạnh lao ra chiếc xe hơi đã chờ sẵn, bước thấp bước cao trong khi trời còn tối mịt. Buổi sáng ở Nam phi cũng như những buổi sáng thường nhật ở bất cứ đâu trên trái đất. Mặc dù thời tiết khá lạnh đã kiến những con người ở xứ rừng mưa nhiệt đới run rẩy. Những cơn gió nhẹ buồi sáng đủ để thấm qua lớp áo lạnh và vào từng thớ thịt. Vì nằm cách xa biển đến vài trăm km nên vài cơn gió sa mạc không đủ sức đẩy các đám mây hơi nước đi xa được, độ ẩm không khí rất ít nên những vết nứt trên khuôn mặt đã xuất hiện. Nhưng có lẽ đây sẽ là một ngày quan trọng, chúng tôi có cơ hội đi săn tê giác đen để bảo tồn và lần đầu tiên được săn tê giác bằng máy bay trực thăng nên sự háo hức khiến tôi không còn quan tâm đến thời tiết và chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời làm nghiên cứu của tôi vì rất khó có cơ hội lần thứ hai và cũng có thể có rất ít các nhà bảo tồn ở Việt Nam được nếm trải cảm giác này.
Hơn một giờ đồng hồ xe chạy chúng tôi đến nơi tập kết, tất cả mọi người đã có mặt, từ bác sỹ thú y, nhân viên bảo tồn, các nhà nghiên cứu và những chiếc máy bay trực thăng, xe chuyên dụng chở tê giác có mặt. Tiến sỹ Jacques Flamand – trưởng dự án bảo tồn, mở rộng vùng sinh sống của loài tê giác đen thuộc tổ chức bảo tồn WWF phổ biến công việc săn tê giác. Các thành viên trong đòn gồm nhiều quốc tịch đến từ châu Á đều chăm chú lắng nghe. Dù gần 70 tuổi nhưng ông ta vẫn khoẻ mạnh, hoạt bát và rất năng nổ, tận tâm với công việc và ông là người chỉ huy chính ở đây. Tất cả mọi người phải nhất nhất tuân theo mệnh lệnh, nếu không muốn biến mình thành cái thây ma trong quá trình bắt sống tê giác.

Hình ảnh

Hình ảnh

Các nhà báo đến từ CNN, Animal Planet, Africa TV … cũng có mặt đầy đủ và chuẩn bị thiết bị cho những cảnh quay đắt giá nhất. Mỗi người một tâm trạng, ai cũng mong muốn công việc săn tê giác đen ngày hôm nay được xuôn xẻ và thành công. Các cuộc phỏng vấn chớp nhoáng được thực hiện liên tục, nhưng tôi từ chối họ để vào lúc khác vì tôi rất cần thời gian, không gian cho cảm giác tuyệt vời này gặm nhấm những niềm vui.

Hình ảnh

Hình ảnh

Lần đầu tiên trong đời được bước lên cabin trực thăng, với một chút hồi hộp, lo sợ thoáng qua. Viên phi công trẻ hướng dẫn chúng tôi những điều kiện an toàn cần thiết khi ngồi trên trực thăng, Thắt giây an toàn, đội nón bảo hiểm, mang tai ghe và không được phép thò tay, đầu ra ngoài cửa sổ… Hôm nay trời trở gió, những cơn gió sa mạc khá mạnh khiến cho chiếc trực thăng 4 chỗ ngồi run lên bần bật lúc bắt đầu cất cánh và càng lên cao gió càng mạnh, bất chợt tôi nghĩ đến điều tồi tệ thoáng qua, nhưng đó chỉ là cảm giác … hehehehe

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến những cánh rừng (bush) của khu bảo tồn iMfolozy gần như bất tận nơi đường chân trời nên việc kiểm soát được các loại động vật ở đây là một công việc hết sức khó khăn, gian khổ nếu không có những trang thiết bị hiện đại và những nhân viên mẫn cán, đam mê công việc nặng nhọc này. Đâu đó trong đầu tôi hiện lên hình ảnh lãnh đạo, nhân viên kiểm lâm một khu bảo tồn ngoài Nghệ An cùng nhau xẻ thịt rừng đem bán và chỉ bị lộ khi bị lật xe chết người mà nao lòng với công chức Kiểm lâm xứ Vịt.

Hình ảnh

Hình ảnh

Từng đàn linh dương đầu bò, Voi châu phi có đến hàng vài trăm, ngàn cá thể đang nhởn nhơ gặm cỏ trên các dãy đồi thấp. Lũ Trâu rừng đang, xúc miệng, tắm sáng dưới dòng sông cạn kiệt nước mùa này. Tất cả đều lặng lẽ kiếm ăn trong ngôi nhà bình yên giữa các loài với nhau. Bầy sư tử no nê lười biếng nằm ngủ dưới gốc cây, thỉnh thoảng chúng ngước nhìn chiếc máy bay trực thăng như đã quá quen thuộc khiến chúng không phải bận tâm với thứ âm thanh náo động đến thế.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Dưới kia là dòng sông Umfolozi với lời nguyền chỉ có Thần linh, Vua zulu và các loài hoang dã có quyền uống nước, tắm mát còn bất cứ người Zulu nào uống ước dòng sông này sẽ bị tai hoạ ấp đến. Tôi tin lời nguyền đó của bộ tộc người Zulu hùng mạnh đã định cư hàng ngàn năm, ngàn đời nơi đây là có thật. Đây quê hương, tổ tiên của loài tê giác đã chung sống hoà bình với tổ tiên những người dân Zulu từ bao đời nay và tôi cũng tin vào câu chuyện huyền bị về dòng sông duy nhất nơi đây đã tồn tại và mãi mãi trường tồn không bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Vì dòng sông như một bà mẹ hiền ôm ấp mảnh đất thiêng liêng này để muôn loài cùng chung sống cùng chia sẻ ân sủng của thượng đế và tạo hoá ban cho. Với tôi dù chỉ một lần được đặt chân đến các mỏm cát trắng xoá, ngắm nhìn dòng nước ít ỏi, khô cạn và những bầy thú hoang cũng đủ để ghi lại dấu ấn và ký ức khó quên về đất nước, con người Nam Phi.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Chiếc trực thăng lượn khoảng 2 vòng trên không thì các nhân viên kiểm lâm phát hiện ra mộ con tê giác đen đang ăn sáng ở một bụi cây lớn và một con khác gần đó. Hạ thấp độ cao và đuổi con tê giác lớn hơn chạy đến bãi đất trống, nơi các phương tiện đặc chủng chuyên chở có thể tiếp cận được. Mặc cho những cơn gió mạnh như gào thét dưới cánh chiếc trực thăng đang bay với tốc độ cao. Tôi bấm máy liên tục như cảm giác chưa từng được chụp ảnh bao giờ ...

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 6 Tháng 12 06, 2013 10:19 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Anh nhân viên kiểm lâm người da đen đưa cây sung bắn thuốc mê ra ngoài cánh cửa (anh ta là tay súng chuyên nghiệp vì sau nay tôi mới biết anh ấy đã từng bắn vai trăm con như thế). Khẩu sung bắn thuốc mê rung nhẹ và mũi kim thuốc mê bắn trúng vào mông con tê giác. Bị trúng mũi kim thuốc mê con tê giác đen bất ngờ lao đi với tốc độ rất nhanh trong khu rừng chằng chịt bụi rậm. Mặc cho hàng ngàn cây gai bụi rậm cào xước lên làn da của nó. Nhưng chỉ chưa đầy 4 phút sau nó đã ngã vật xuống vì ngấm thuốc. Nhận được tín hiệu từ bộ đàm của chúng tôi trên máy bay, các nhân viên bảo tồn lao xe đến khu vực con tê giác đen đang nằm bất động.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Đầu tiên họ cắt bỏ những bụi cây nhỏ xung quanh và dùng thiết bị bịt tai con tê giác vì đây là giác quan nhạy cảm nhất của chúng. Tiếp theo là bịt mắt, tưới nước lên người, xịt thuốc tím vào các vùng da bị trầy xước … Bác sỹ thú y lấy mẫu máu, mẫu lông đuôi, mẫu da và mẫu sừng để phân tích DNA. Chuyên gia gắn chịp bắt đầu khoan mũi khoan nhỏ, sâu vào chiếc sừng lớn để gắn microchip (đây là loại chịp để sau này có thể kiểm tra và biết nguồn gốc của con tê giác này phân bố ở đâu) vào sừng trước khi dùng mũi khoan 35mm để khoan một lỗ đủ lớn ngay gốc sừng để gắn con chip lớn nhằm theo dõi đường đi của nó sau khi được thả vào vùng sinh cảnh mới. (hình ảnh minh hoạ các bước công việc)

1.Khoan sừng để gắn microchip để ghi nhận nguồn gốc loài

Hình ảnh

2.Lấy mẫu máu để phân tích gen (DNA)

Hình ảnh

3.Lấy long đuôi để phân tích gen (DNA)

Hình ảnh

4.Lấy mẫu da để phân tích gen (DNA)

Hình ảnh

5. Khoan sừng để gắn chip theo dõi đường đi khi thả vào khu sinh cảnh mới

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

6. Cắt đầu sừng nhọn để trong khi vận chuyển sừng tê giác không mắc vào các thùng xe vận tải.

Hình ảnh

8. CÒN ĐÂY HÌNH ẢNH NÀY HÃY HỎI THIÊN CHÚA TRẢ LỜI BỌN THAM LAM, HỢM HĨNH, NGU NGỐC, THIẾU GIÁO DỤC

Hình ảnh

Khi được phỏng vấn về qui trình tiêm thuốc độc vào sừng tê giác Tiến sỹ Jo Shaw cho biết thêm: "Qui trình cũng gần giống như việc gắn chip các bác sỹ sẽ khoan một lỗ nhỏ, dài và sâu trong thân sừng để tiêm một loại thuốc cực độc nhằm chống săn trộm. Loại thuốc này không phát tán vào cơ thể tê giác vì không có các mao mạch dẫn truyền nên chất độc sẽ chỉ tồn tại ở dạng keo cứng trong sừng và chiếc sừng của con tê giác đó sẽ được sơn màu đó để cảnh báo những kẻ săn trộm”.
Với loại thuốc này vô phúc cho kẻ nào mài ra uống phải thì chắc họ sẽ đến gần với CHÚA & THIÊN ĐÀNG HƠN. Biết vậy nhưng có rất nhiều kẻ muốn sở hữu cái chất CỰC ĐỘC trong chiếc sừng tê giác ấy như một chiến tích chứng minh sự giàu sang, và đẳng cấp … hợm hĩnh của mình ở đâu đó trên thế gian này.

Khi hoàn tất công việc với con tê giác đen, các chuyên gia chuẩn bị đưa nó lên xe đặc chủng để chở đến vùng định cư mới của nó cách đấy vài trăm km. Một chiếc thùng xe chuyên dụng được gia cố chắc chắn dùng chuyên chở tê giác được cẩu xuống để dựa con tê giác vào. Vì các khớp xương bả vai trước của loài tê giác rất yếu nên không thể dùng biện pháp lôi chúng vào thùng mà phải làm cho nó tỉnh dậy. Bác sỹ thú y sẽ chích một mũi thuốc đánh thực giấc ngủ vào tĩnh mạch chủ nằm ở vành tai con tế giác đen. Mọi người cùng đếm từ 1 đến 20 đó là thời gian cho con tê giác đen tỉnh thuốc mê và cùng nhau đẩy, xe kéo, chích roi điện vào mông để nó tiến thẳng vào thùng. Chiếc xe tải phía trước kéo sợi giây thừng đủ chắc chắn đã buộc vào cổ con tê giác kéo nó về phía trước và không cho nó bất cứ cơ hội nào thụt lùi. Tất cả mọi người không có trách nhiệm và kinh nghiệm đều phải tránh xa đề phòng bất trắc. Nhưng vì ánh mắt tò mà háo hức của tôi, tiến sỹ Jacques Flamand cho phép tôi cùng thực hiện công việc với các chuyên gia bảo tồn như một ngoại lệ. Lần đầu tiên được sờ vào gia thịt con tê giác và chiếc sừng rất to của nó.

Hình ảnh

Hình ảnh


Khi được phỏng vấn, tiến sỹ Jacques Flamand cũng cho chúng tôi biết:Dự án bảo tồn, bảo tồn, mở rộng vùng phân bố của loài tê giác đen của WWF được chính phủ Nam Phi đồng ý cho phép hoạt động trong vòng 3 năm nhưng sau khi hoàn tất dự án đã thành công ngoài mong đợi và chính phủ đã quyết định cho phép WWF tiếp tục thực hiện dự án này đến nay đã 10 năm và nhiều trăm con Tê giác đen đã được di chuyển đến vùng sinh cảnh mới và cũng có 45 con tê giác con được ra đời. Mặc dù công việc rất khó khăn vất vả những tôi rất hạnh phúc được tiếp tục công việc này và còn hạnh phúc nào hơn khi nhận được những kết quả báo cáo về đâu đó ở vùng sinh cảnh mới, một vài cá thể Tê giác con được chào đời góp phần tăng số lượng đàn tê giác ở đất nước chúng tôi.

Phỏng vấn tiến sĩ Jo Shaw (Điều phối viên Chương trình bảo tồn tê giác của WWF) nói với chúng tôi:Nam Phi đã dành một ngân sách rất lớn để bảo vệ môi trường và các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài tê giác đen dù quốc gia này vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo và tái định cư các khu ổ chuột… Tuy nhiên, do số lượng tê giác đen đã bị giết hại từ 100.000 con và chỉ còn khoảng 2400 con năm 1995 nên chúng tôi phải tập trung nỗ lực rất nhiều vào việc bảo tồn. Chúng tôi đang nỗ lực tuyên truyền để cho mọi người hiểu biết sừng tê giác không có tác dụng chống ung thư mà chỉ giống như móng tay hay tóc của bạn, không hơn không kém”.

Phỏng vấn nhân viên nghiên cứu bảo tồn Phùng Mỹ Trung (Admin trang web Sinh vật rừng Việt nam) trả lời:Đây là trải nghiệm đầu đời về việc dùng trực thăng, súng bắn thuốc mê để bắt sống tê giác. Công việc này chắc chắn chưa có bất cứ nhà bảo tồn nào ở Việt Nam được nếm trải và đây là kinh nghiệm hết sức quí báu cho một người làm bảo tồn như tôi. Việc bảo tồn tê giác cùng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ở Nam Phi đóng một vai trò rất lớn mà không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác ở Châu Á cũng cần học hỏi kinh nghiệm. Bảo tồn tê giác cũng như bảo tồn các loài ĐVHD khác hiện nay trên khắp thế giới đang là cuộc chiến khốc liệt diễn ra khắp nơi trong đó có Việt Nam. Chúng ta cần phải mau chóng nhận ra rằng mỗi loài sinh ra đều có quyền tồn tại và phát triển. Con người phải đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại bền vững của các loài và không được phép đẩy các loài sinh vật đến bờ vực của sự tuyệt chủng”.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 6 Tháng 12 06, 2013 2:45 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Công việc hoàn thành tốt đẹp, mọi người hồ hởi dù trên khuôn họ những giọt mồ hôi lăn dài xuống má, áo, ngực ướt đẫm những chiếc áo đang mặc vì nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ. Chúng tôi lại tiếp tục lên máy bay săn lùng con tê giác đen khác.
Khi con tê giác cuối cùng được đưa lên chiếc xe đặc chủng đồng hồ chỉ 12 giờ. Nhiệt độ ngoài trời lúc này hơn 40 độ khiến cho cả đoàn mệt lử, tuy nhiên trên khuôn mặt chúng tôi nụ cười luôn rạng rỡ và những câu cám ơn chân thành luôn được phát ra. Công việc săn tê giác tiếp tục trong buổi sáng cho đến khi săn đủ số lượng để thả vào một khu bảo tồn mới. (vì những lý do an toàn cho loài tê giác tránh bọn săn trộm. Chúng tôi không được phép tiết lộ địa diểm mới thả tê giác.)

Hình ảnh

Một việc khiến tôi nhớ mãi và cảm thấy mình tự hào là người Việt Nam trong mắt các vị chủ nhà Nam Phi và các nhân viên bảo tồn. Trong lúc khoan, cắt sừng tê giác tôi cầm một miếng phôi khoan sừng cùng một đoạn chóp sừng tê giác lên để chụp hình. Chụp khoảng 10 kiểu ưng ý tôi cầm khúc phôi và sừng tê giác quẳng xuống đất và bước ra. Tôi không ngờ trước đó có rất nhiều ánh mắt nhìn về phía hành động của mình và một nhân viên bảo tồn người da đen đã hỏi tôi: “what do you think of that Rhino horn ?” vâng “Với tôi sừng tê giác của của các ông chỉ giống như tóc, hay móng tay, móng chân tôi và nếu tôi dùng sừng tê giác thà tôi cắn móng tay và móng chân còn hơn” không ngờ câu nói thật lòng đó khiến cho rất nhiều người đến bắt tay tôi và nói lời cám ơn và càng về sau hành động của tôi khiến cho các nhà bảo tồn họ nhìn tôi với một góc nhìn khác. Mặc dù tôi hoàn toàn có thể được phép sử dụng một mẩu nhỏ để kiểm tra, phân chất về sau để biết quá trình phát triển của chiếc sừng vớ vẩn này cho bài viết với tư cách nhà bảo tồn.

Hình ảnh

Hình ảnh

Do không chuẩn bị kịp bữa trưa tại hiện trường cả đoàn phải chạy 6km về khu vực bán thức ăn nhanh trong khu bảo tồn. Mọi người cố gắng ăn thật nhanh để chuẩn bị di chuyển số tê giác vừa mới săn được đến một khu vực mới ở một khu bảo tồn cách đó vài trăm km để thực hiện công việc thả ra ngoài thiên nhiên. Vì đã được chứng kiến việc thả tê giác nên chúng tôi quyết định thay đổi lịch trình đến thăm một trạm kiểm lâm xa xôi, hẻo lánh nhất của khu bảo tồn iMfolozi vào buổi chiều để tìm hiểu công việc khó khăn vất vả của những đồng nghiêp của tôi “khi xưa tôi cũng là một nhân viên kiểm lâm ở Đồng Nai”.

Hình ảnh

Chiếc trực thăng 4 chỗ lại tiếp tục hành trình vì trạm kiểm lâm này ở rất xa và không có đường xe chạy, hơn nữa nó được nằm ở vùng địa hình phức tạp nên chỉ có thể đến đó bằng trực thăng. Chào đón chúng tôi là trạm trưởng Ian Poland một anh chàng đẹp trai, to cao và rất thân thiện.

Hình ảnh

Hình ảnh

Ian Pollard Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn Imflozi thuộc tỉnh Kwa Zulu Natal dẫn chúng tôi đi thăm tang vật của bọn săn trộm là hàng trăm hộp sọ Tê giác đã bị các đối tượng săn trộm bắn vào đầu rất chuyên nghiệp mà các anh đã thu gom trong 10 năm trở lại đây.

Hình ảnh

Hình ảnh

Mỗi lần chỉ vào vết đạn trên đầu một con Tê giác bị giết, ánh mắt anh hiện lên những nét buồn u uất và căm giận những kẻ bắn giết loài thú cổ đại và loài vật hiền lành được người dân Nam Phi coi như biểu tượng quốc gia.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Bất chợt tôi nghỉ đến cá thể Tê giác cuối cùng bị giết chết ở Việt Nam. Phải chăng di sản lớn lao của ông cha ta đã gìn giự bằng máu thịt, đánh đổi bằng mạng sống để con cháu muôn đời sau chúng ta được ngắm nhìn loài Tê giác Việt Nam đã bị chính thế hệ chúng ta có trình độ văn minh hơn, có kiến thực khoa học hơn, có cuộc sống tốt hơn đã tuyệt diệt chúng để không bao giờ thế hệ kế tiếp con cháu chúng ta có cơ hội nhìn thấy loài Tê giác Việt Nam …

Ian Poland dẫn chúng tôi ra thăm dòng sông Umfolozi và nhiệt tình giới thiệu về dòng sông quê hương anh cũng như công việc mà anh đang làm bằng cả tấm lòng với những lời chân thật và hạnh phúc nhất.

Hình ảnh

Hình ảnh


Anh cũng kể một ký ức về một người bạn của anh trước đây làm trạm trưởng ở trạm kiểm lâm này một lần suýt chết vì bị cá sấu cắn, và cô vợ mang thai 5 tháng của anh ấy đã dũng cảm cứu chồng như thế nào, hiện nay anh ấy đang là Chỉ huy của lực lượng chống săn trộm Tê giác trên không - Lawrence Munro

Telegraph cho biết, Lawrence Munro làm công việc bảo vệ trong khu bảo tồn iMfolozi cách thành phố Durban, Nam Phi khoảng 200 km về phía bắc. Ngày 26/2 anh và cô vợ Kerryn - đang mang thai 5 tháng - đi dạo cùng những con chó dọc bờ sông Umfolozi trong khu bảo tồn. Họ nghỉ ngơi trên những tảng đá và thả chân xuống dòng sông. Vài giây sau, một con vật to lớn xuất hiện và ngoạm chân trái của Munro. Kẻ tấn công là cá sấu sông Nile.
"Tôi cố gắng bám chặt vào đá và đạp con cá sấu bằng chân phải. Nó nhả chân tôi ra nhưng rồi lại ngoạm lần nữa. Lần này nó ngoạm cả hai chân. Tôi cố gắng với tay về phía khẩu súng trường, nhưng con vật kéo tôi xuống phía dưới trước khi tay tôi chạm vào khẩu súng", nhân viên bảo vệ rừng 33 tuổi kể với tờ Mercury. Dù hoảng sợ, Kerryn tóm cánh tay và vòng tay qua cổ chồng để kéo anh lên phía trên. Máy bộ đàm của Munro rơi xuống sông nên họ không thể gọi đồng đội của anh tới giúp. Nhưng may mắn thay, cuối cùng con cá sấu nhả chân Munro và biến mất. Kerryn chạy về phía doanh trại của nhân viên bảo vệ rừng để kêu cứu. Munro được đưa tới một bệnh viện bằng trực thăng. Tại đây các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để nối lại những gân đứt ở chân phải của anh.
Jeff Gaisford, người phát ngôn của tổ chức quản lý khu bảo tồn Imfolozi, cho biết sức khỏe của Munro đang hồi phục. "Rõ ràng Munro rất may mắn, bởi nếu không có Kerryn thì con cá sấu đã ăn thịt anh ấy. Chúng tôi cho rằng con vật có chiều dài khoảng 3 m. Nó là một con cá sấu tương đối lớn. Cá sấu ngụy trang giỏi nên chẳng có gì lạ khi Munro không nhìn thấy nó", Gaisford nói.

Hình ảnh

Munro nói: "Tôi rất mừng là Kerryn giúp tôi thoát khỏi con cá sấu. Nếu cô ấy không có mặt ở đó, có lẽ kết cục sẽ khá tồi tệ. Tôi cũng mừng là con cá sấu ngoạm chân tôi chứ không phải chân Kerryn, vì cô ấy ngồi ngay bên cạnh tôi và cũng thả chân xuống sông". Gaisford cho hay, Munro không tỏ ra sợ hãi về vụ tấn công. Ông hy vọng anh sẽ quay trở lại khu bảo tồn ngay sau khi vết thương ở chân lành.



Khi được hỏi về công việc hằng ngày của những nhân viên Kiểm lâm Nam Phi. Trong ánh mắt mọi người đều sáng lên với niềm tự hào và hãnh diện về nghề nghiệp mà họ đã chọn. Mặc dù lương tháng chỉ khoảng 1500$ với một nước giàu như Nam phi thì không phải là mức thu nhập cao và công việc kiểm lâm rất cực khổ, nguy hiểm đến tính mạng.

Hình ảnh

Hình ảnh

Nhưng có lẽ với những nhân viên kiểm lâm người da đen thì nghề nào cũng cao quí đặc biết là nghề Kiểm lâm vì được sống, làm việc trong vùng đất của tổ tiên người Zulu của họ và được bảo vệ những loài động vật hoang dã đã nuôi sống ông bà, cha mẹ và ngay cả họ được lắng nghe dòng sông Umfolozi ca hát mỗi khi mùa mưa về, tiếng những loài động vật hoang dã gọi bầy, gọi tình gọi khi mùa xuân đến. Hay vẻ đẹp rực rỡ trong tiết trời khô hạn, cằn cối của những bông hoa dại toả hương đâu đó trong khắp cánh rừng

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 7 Tháng 12 07, 2013 1:45 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Vì thời gian rất hạn hẹp nên chúng tôi phải chia tay những nhân viên kiểm lâm và trạm trưởng Ian Poland và không thể không đến thăm khu Boma nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã là những con non còn rất nhỏ không có khả năng kiếm ăn vì cha mẹ chúng bị các tay săn trộm bắn chết. Rất nhiều tê giác con từ 2 tháng tuổi trở lên được qui tập về đây chúng được chia ra nuôi ở nhiều các ngăn chuồng đủ rộng và được chăm sóc tận tình bởi các bác sỹ thú y và các nhân viên bảo tồn.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Như những đứa trẻ ngơ ngác vì mất mẹ, chúng vẫn đùa vui với nhau cùng ngủ chung, ăn chung một nơi. Nhưng sâu trong ánh mắt chúng là một nỗi buồn khó tả vì chúng không bao giờ còn có cơ hội được sống chung với mẹ nó, được che chở bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, cũng như dạy dỗ những kỹ năng kiếm ăn, lẩn tránh kẻ thù trong tự nhiên và chúng không còn được tự do kiếm ăn, bay nhảy trên mảnh đất vốn tổ tiên người Zulu và các loài Tê giác đã tồn tại bình yên một cuộc sống thanh bình nơi đây. Câu nói của Dr Jo Shaw chuyên viên bảo tồn của WWF khiến tôi không thể không mủi lòng “Động vật hoang dã cũng như con người nếu mất đi tình yêu thương của cha mẹ và các kỹ năng sống từ cha mẹ chúng đó là một thiệt thòi không thể bù đắp”.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Bất chợt tôi nghĩ đến điều mong ước làm sao để con người nâng cao ý thực bảo vệ các loài động vât hoang dã trên thế gian này nói chung và nước Việt dấu yêu nói riêng. Nhưng xin lỗi tôi đã thật bại vì đất nước ta MỘT BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ con người cùng chung sống với nhau chắc gì chúng ta đã yêu thương lẫn nhau. Chúng ta sẵn sàng lao vào hôi của, cướp bóc như những kẻ vô học, thiếu giáo dục, mặc cho những người bị tai nạn gào thét, van xin nhưng chúng ta vẩn làm ngơ. Chúng ta sẵn sàng vì những món lợi nhỏ mà chém, giết lẫn nhau hay thờ ơ trước tai nạn, nỗi đau của người khác. Quan chức thì cùng nhau phá rừng, tàn sát thiên nhiên, thiếu trách nhiệm để sống và kiếm những bữa thịt rừng trong các nhà hàng sang trọng, tham lam, ti tiện bòn rút những đồng tiền thuế nhỏ nhoi của những người dân nghèo oằn lưng đóng góp. Trong khi cơ hội cho những người nghèo lam lũ không gì khác ngoài vỉa hè, trên cánh đồng khô hạn, hay bãi rác đầy ruồi nhặng và chiếc xe hàng rong cun cút mưu sinh. Những đồng bạc kém mọn đong bằng nước mắt tủi hờn của rất nhiều lần bị đe doạ, bị chén ép, bị đẩy đến cùng cực thì [color=#FF0000]tình thương ấy khó có cơ hội dành cho các loài động vật hoang dã[/color].

Nhìn cảnh những nhân viên bảo tồn thay những bà mẹ của các loài động vật hoang dã mồ côi khó ai không mủi lòng và ngay cả các phóng viên truyền hình quốc tế cũng run rẩy không thể cầm vững chiếc máy quay phim vốn dĩ hàng ngày họ thường hay tác nghiệp.

Hình ảnh

Có lẽ đến đây tôi không thể viết tiếp những gì ngoài những nổi buồn day dứt mặc dù cá nhân tôi đã làm tất cả đã gào thét như một kẻ điên rằng “HÃY BẢO VỆ THIÊN NHIÊN, THIÊN NHIÊN SẼ BẢO VỆ CHÚNG TA” nhưng tôi đã thất bại … TÔI XIN LỖI - I’M SORRY !

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Chủ nhật Tháng 12 08, 2013 11:04 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Ngày thứ 5

Một ngày mới lại bắt đầu với chúng tôi ở iMfolozi vào lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị hành trình đi săn tê giác. Lại tất bật với các hành trang lỉnh kỉnh và bữa sáng không trọn vẹn … Nhưng hôm nay chúng tôi sẽ phải chia tay với iMfolozi để đến một khu bảo tồn tư nhân khác. Tất cả đồ đạc được chất lên chiếc xe bán tải của WWF, sau khi săn xong số tê giác như mọi ngày chúng tôi sẽ không quay lại khu resort TopHill.

Hình ảnh

Chuyến săn tê giác ngày hôm nay ở một khu vực khá phức tạp vời kiểu đồi núi và các thung lũng khá sâu nên không có các phương tiện chuyên chở có thể tiếp cận được. “Bố già” tiến sỹ Jacques Flamand quyết định dùng chiệc trực thăng cỡ lớn để chuyển những con tê giác bị bắt sống (live capture) vượt qua thung lũng và các ngọn đồi cao đến nơi tập kết. Nhìn chiếc trực thăng to lớn treo con tê giác hàng tấn lũng lẳng dưới bụng khiến cho những người lần đầu được nhìn thấy cảnh này cực kỳ thích thú.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các chuyên gia bảo tồn và thú y lại bắt tay vào công việc thường ngày mà họ vẫn thực hiện hàng trăm lần như lấy mẫu máu, mẫu da phân tích DNA, khoan sừng gắn chip và đội vận tải lại hì hục với các phương tiện vận chuyển một cách rất chuyên nghiệp. Còn các nhà làm phim quốc tế cũng tất bật với những cảnh quay, không ai nói với ai lời nào ngoài việc cố gắng thực hiện công việc của mình một cách tận tạm nhất.

Hình ảnh

Hình ảnh

Trước khi nói lời từ biệt vì biết chắc là khó có dịp gặp lại các đồng nghiệp cũng như các phóng viên truyền hình của Africa TV chúng tôi chụp với nhau một tấm hình về những ngày ngắn ngủi làm việc chung nhau với những tình cảm chân thành nhất và hy vọng sẽ có dịp gặp lại nếu như cơ duyên cho phép.

Hình ảnh

Trên đường đến khu bảo tồn tư nhân Phinda (Phinda Private Game Resever) một khu bảo tồn rộng lớn, nằm sâu trong hoang mạc với rất nhiều loài động, thực vật. Chúng tôi ghé thăm lực lượng tuần tra bảo vệ trên không của tỉnh Kwa-Zulu Natal. Tiếp đón chúng tôi là kiểm lâm viên Lawrence Munro – Chỉ huy lực lượng này. (người đàn ông đã thoát khỏi hàm cá sấu sau khi được người vợ có thai 5 tháng cứu)

Hình ảnh

Hình ảnh

Sau những câu chuyện xã giao, chào hỏi là chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn Tê giác “Việc săn trộm Tê giác ngày càng có dấu hiệu gia tăng và rất khó kiểm soát nên lực lượng chống săn trộm trên không đã được thành lập” L. Munro bắt đầu câu chuyện “Bọn săn trộm hiện nay chuyển đã chuyển hướng đưa sừng Tê giác qua các nước lân cận như Mozambique Zimbabue, Kenia … để vận chuyển qua châu Á tiêu thụ. Trung bình 1 ngày có 3 con Tê giác bị giết hại trên toàn lãnh thổ Nam Phi trong năm 2013. Năm 2011 có 448 con, năm 2012 có 532 con và tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2013 đã có 720 con tê giác bị giết hại. Số lượng bị giết ngày càng tăng và không hề giảm mặc dù chúng tôi đã thực hiện đủ mọi biện pháp nghiệp vụ với những trang thiết bị tối tân nhất để ngăn chặn. Chúng tôi cũng đã dùng mọi biện pháp cuối cùng là việc tiêm thuốc độc cực mạnh vào sừng tê giác đế chống săn trộm nhưng vẫn việc săn trộm không hề giảm mà có xu hướng ngày càng tăng. Thực tế theo các báo cáo khoa học sừng tê giác không có khả năng chữa ung thư. Nếu như các nhà nghiên cứu phía Việt Nam chứng minh được sừng Tê giác có khả năng chữa ung thư chúng tôi sẽ đề xuất chính phủ Nam Phi giúp các bệnh viện ở Việt Nam được phép sử dụng để cứu người vì lý do nhân đạo. Nhưng thực tế chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh ích lợi của nó.

Hình ảnh

Hình ảnh

Có lẽ câu hỏi mà tôi được nhiều phóng viên truyền hình và các nhà bảo tồn thường hỏi lặp đi lặp lại nhất: “Việt Nam có quan tâm đến tê giác Nam phi hay không, làm thế nào để giảm thiểu việc buôn bán sừng tê giác, trong khi ông đã nhìn thấy chúng tôi đã nỗ lực hết mình trong việc bảo tồn tê giác” - Câu hỏi khiến tôi khó trả lời vì bản thân tôi không thể làm gì tốt hơn ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng không sử dụng sừng tê giác. Và trên cơ sở khoa học tôi cố gắng chứng minh sừng tê giống như móng tay, chân, tóc của con người cũng phát triển trên lớp biểu bì. Tuy nhiên ở góc độ nhà nghiên cứu tôi cũng chia sẽ thẳng thắn rằng ngay ở Việt Nam việc quan tâm bảo tồn đến các loài động vật hoang dã còn chưa nâng cao ý thức người dân, Loài tê giác Việt Nam cũng đã tuyệt chủng và rất nhiều các loài khác đang có nguy cơ tuyệt chủng hay đã tuyệt chủng hoàn toàn ở Việt nam như Bò xám, Heo vòi …Hiện nay các báo chí và các phương tiện truyền thông trong nước đưa ra rất nhiều các vụ phá rừng, săn bắn động vật hoang dã … thì việc bảo tồn Tê giác ở Nam Phi thật xa vời và gần như vô vọng.

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 2 Tháng 12 09, 2013 12:05 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Hơn hai tiếng chạy xe chúng tôi đến khu bảo tồn tư nhân Phinda (Phinda Private Game Reserve) nằm sâu trong hoang mạc. Sau nhiều ngày vất vả, mệt mỏi săn tê giác để bảo tồn chúng tôi đến đây để relax và hưởng thụ ở một resort 5 sao nằm giữa sa mạc mệnh mông rộng lớn - theo sự hướng dẫn nhiệt tình của Dr. Jo Shaw.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Cũng như các khu bảo tồn khác, Phinda nằm ở cận nhiệt đới phía bắc Kwa Zulu-Natal, gần với biển Ấn Độ Dương. Được thành lập vào năm 1991, Phinda là một khu bảo tồn tư nhân trên thế giới vào thời điểm đó tiến hành việc đền bù và di dời các khu vực dân cư rất lớn nhằm khôi phục lại 34.600 ha đất nông nghiệp bị suy thoái để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên của các loài động vật hoang dã nguyên sơ. Hiện nay diện tích của Phinda đã phát triển với tổng diện tích là 56.830 ha phần lõi dành riêng cho việc bảo tồn động vật hoang dã. Với gần 50 giải thưởng lớn nhỏ về nhiều hạng mục (https://www.andbeyond.com/awards/awards-and-accolades) Phinda xứng đáng là một điểm đến lý thú nhưng CỰC KỲ TỐN KÉM.

Hình ảnh

Hình ảnh

Từ ngoài đường vào đến khu vực resort 5 sao, mặc dù mặt trời buổi giữa trưa đang thiêu đốt từng gốc cây, ngọn cỏ của vùng đất mênh mông sa mạc cát này chúng ta vẫn thấy rất nhiều loài động vật hoang dã ở đây đón chào du khách với con mắt đầy thiện cảm.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Tay quản lý khách sạn người da đen đón chúng tôi tận xe, câu đầu tiên hắn chào khiến tôi cảm thấy thiện cảm và hạnh phúc “Chào các nhà bảo tồn đến từ Việt Nam” cũng may nó mà bảo “Are you Chinese” thì bố cáu là bố đấm cho phát toè mỏ hehehehe. Sau khi được giới thiệu sơ lược về resort và dẫn chúng tôi đi thăm một vòng ngắn. Họ yêu cầu một cách nghiêm túc là “Under no circumstances is guest to walk in or around the logde at night unless accompanied by a staff member” và hắn nhắc lại nhiều lần. Đúng là bọn giãy chết nó nói rất thật và rõ ràng chưa không “bố láo ăn cắp” như là xứ ta. Vì cái mạng mình mà nó bảo hiểm 50-70.000$ thì cũng đáng đồng tiền bát gạo. Hơn nữa cũng phải giữ cái mạng cùi này về với xứ thiên đường không lại bỏ xác nơi đây lại làm mồi cho thú hoang thì hỏng. Sau này và ở đây vài ngày chúng tôi mới thấy việc cảnh báo này hoàn toàn không thừa. Bằng chứng nhãn tiền khi cặp lợn lòi Waghog răng nanh nhọn hắt vừa phóng cắt ngang mặt chúng tôi cách vài mét và dừng lại nhìn tôi như một loài xa lạ.

Hình ảnh

Đang bước đi trên con đường lát đá nhỏ để bước vào khu nhà nghỉ, bên gốc cây dứa dại một chú Thằn lằn vạch xanh - Dwarf plated lizard (Cordylosaurus subtessellatus). Đang nấp sau bụi dứa dại, máu nghề nghiệp nổi lên, trong nháy mắt nó đã nằm gọn trong tay tôi khiến tay quản lý khách sạn suýt ngất. Hắn bảo “mày quá nhanh và quá liều vì ở đây có rất nhiều loài thằn lằn độc, một phát cắn thì mày tiêu đời Trung”. Mình vênh mặt trả lời tao đã nghiên cứu rất kỹ bò sát của tụi mày trước khi qua đây vì đó là nghề của tao. Ngày mai tao biểu diễn bắt rắn cho mày xem … hazzza ! Đúng là mình sống gần kho bom Long Bình nên máu mình cũng nhiểm CMNR.

Hình ảnh

Phòng nghỉ ở đây khá mắc tiền và luôn tôn trọng sự riêng tư triệt để. Một đêm ngủ bằng mấy tháng lương còm cõi của tôi và giữa cái xử “Khỉ ho Cò gáy” này Internet cứ chạy phà phà và miễn phí chẳng như lúc ở sân bay Jobug “five dollas for twenty minutes”. Tôi chụp vài kiểu ảnh để cảm giác như mình được thành “quí sờ tộc” dù biết rằng bao năm cặm cụi nghiên cứu và cũng có chút hư danh trên hành tinh này thì vẫn là thằng “chân đất mắt toét - chưa biết tay nào cầm nĩa, tay nào cầm dao và nĩa nào, dao nào dùng với món gì” … hehehe.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 3 Tháng 12 10, 2013 10:15 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Chúng tôi được đánh thức lúc 4:30 phút chiều để chuẩn bị cho chuyến đi xem thú hoang theo lịch trình của Khu bảo tồn tư nhân Phinda. Trước khi lên xe các nhân viên bảo tồn đã đưa ra các yêu cầu như các khu bảo tồn chúng tôi đã đến và khách du lịch cần thiết phải khai báo các bệnh về tim mạch, huyết áp…để họ sẽ bố trí các nhân viên y tế hay bác sỹ đi cùng … và phải chịu mọi trách nhiệm nếu không khai báo rõ ràng, thành khẩn. Chiếc xe chở khách đi xem thú có một thệ thống bộ đàm để các xe khác thông báo cho nhau mỗi khi phát hiện ra một khu vực nào đó trong khu bảo tồn có nhiều thú hoang. Đây là một loài xe đặc chủng, máy rất khoẻ dù bị lọt cả 2 bánh sau xuống hố sâu tài xế vẫn lên được.

Hình ảnh

Cũng như các khu bảo tồn khác, động vật hoang dã ở đây rất, rất và rất nhiều. Tê giác trắng Ceratotherium simum thì nghênh ngang trên những con đường nhỏ, Trâu rừng Syncerus caffer thì từng đàn kéo nhau đi tìm nước, khu vực cỏ non mới, bầy Linh dương đầu bò Connochaetes taurinus nhởn nhơ gặm cỏ. Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến những hình ảnh ngoạn mục về loài Sư tử Panthera leo săn trâu rừng và một phát hiện hết sức lý thú về tính bầy đàn của loài động vật ăn thịt to lớn này.
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Trong thiên nhiên hoang dã Sư tử cái trong một bầy luôn bị kiểm soát bởi một con sư tử đực to lớn và hung dữ, là một kẻ lười biếng. Nhiệm vụ của hắn chỉ bảo vệ đàn khi có bầy sư tử khác đến chiếm lĩnh lãnh địa mà chúng đang cai quản. Các cuộc chiến này thường diễn ra hết sức khốc liệt và phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh. Do đó phần thưởng lớn nhất của gã trai lông lá này là được hưởng khi bảo vệ bầy đàn của mình là được giao phối với tất cả các nàng sư tử cái trong bầy. Nhiệm vụ săn mồi, nuôi, chăm sóc con thuộc về sư tử cái thế nhưng khi con mồi săn được thì sư tử đực có quyền ăn trên, ngồi trước no nê rồi mới đến được sư tử cái và những con non còn lại.

Hình ảnh

Hình ảnh

Đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống là 2 thuộc tính lớn nhất của muôn loài, Lũ sư tử Panthera leo và Báo cheetah - Acinonyx jubatus cũng không phải là ngoại lệ. Chúng luôn là kẻ thù không đội trời chung thường thì bọn sư tử rất thích giết báo cheetah vì lý doi cạnh tranh thức ăn với nhau mà không ăn thịt. Theo báo cáo của các nhân viên bảo tồn Phinda khi bầy sư tử đủ lớn thì lượng báo cheetah sẽ giảm xuống rất nhanh. Mặc dù là ông vua tốc độ của vùng đất châu Phi hoang dã, nhưng chúng khó có thể thoát khỏi nanh vuột của lũ sư tử rình mồi kiên nhẫn..
Khi chiếc xe chở chúng tôi tiến đến một bãi đấy trống đã được các nhân viên bảo tồn đốt có kiểm soát để đón chờ mùa mưa đến và các mầm cỏ sẽ nhanh chóng mọc lên làm thức ăn cho bầy thú ăn cỏ. Một con báo cheetah đang ngó nghiêng với một bộ dạng hết sức cảnh giác và hình như nó cố tình manh động bằng cách kêu to thu hút một loài nào đó khá gần. Khi chiếc ống nhòm của tôi quét quanh một lượt thì tôi phát hiện ra gần đó có 4-5 con sư tử cái đang đi săn mồi gần đó.

Hình ảnh

Hình ảnh

Tôi đã nhận ra con báo cheetah cố tình manh động để bầy sư tử đuổi theo nó chạy về hướng ngược lại nơi gần đó có một bụi cây khá lớn. Con cheetah biết chắc rằng với khả năng đua tốc độ và khoảng không đủ kiểm soát thì lũ sư tử chỉ đáng ngửi khói. 4 chiếc xe chở khách du lịch đi xem thú cũng mở hết tốc lực lao theo xem có chuyện gì xảy ra. Khi bầy sư tử đuổi theo được khoảng 1 km nó đột ngột thay đổi tốc độ và lao vào một khu vực có nhiều cây bụi gần đó, mất hút. Khi không còn thấy dấu hiệu con cheetah, chúng tôi cũng quay đầu xe tiếp tục hành trình và một điều kỳ diệu xảy ra ngay trước mặt chúng tôi con báo cheetah lúc nãy là con báo mẹ. Nó cố tình thu hút bọn sư tử cái đang đi săn mồi hướng ngược lại để chúng không phát hiện ra 3 cá thể con non của nó đang lẩn trốn trong gốc bụi cây. Các máy ảnh của du khách được một phen lại hoạt động hết công xuất và tất cả mọi người đều ồ lên thán phục một “good, clever and brave mother” Con báo cheetah lúc này có đầy đủ cơ hội và cả 4 mẹ con cùng nhau vượt thật nhanh qua quả đồi bên cạnh để tránh nanh vuốt tấn công của kẻ thù một cách an toàn. “good, clever and brave mother”

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 5 Tháng 12 12, 2013 12:21 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Mặc dù là quốc gia giàu nhất châu Phi, nhưng Nam Phi vẫn đối mặt với rất nhiều áp lực các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, tái định cư các khu ổ chuột hay nâng cao mức sống cho người bản địa thuộc các bộ tộc ít người. Câu hỏi tại sao họ đã tìm đâu và chi ra những số tiền khổng lồ để chu cấp cho một lực lượng hùng mạnh để bảo tồn đa dạng sinh học mà đặc biệt là bảo tồn các loài động vật quí hiếm như Voi, Tê giác, Sư tử …??

Trong quá trình tìm hiểu về các vùng phân bố của các khu bảo tồn ở Nam Phi chúng tôi nhận thấy các khu bảo tồn được trải dài và rộng lớn hàng trăm km2 trên các kiểu địa hình khác nhau mà chủ yếu là rừng sa mạc với một số vùng núi thấp. Thực vật chủ yếu là trảng cỏ cây bụi và hầu hết các khu vực bảo tồn trước đây đều là khu vực săn bắn, nơi chung sống giữa các bộ lạc nguời da đen với các loài động vật. Các vùng đất trước đây, nay thuộc khu bảo tồn đã hình thành một nền văn hoá, lịch sử hết sức rực rỡ và lâu đời. Nó gắn liền cuộc sống của người dân với vùng đất mà tổ tiền, cha ông họ đã sống, tồn tại và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó việc bảo tồn đa dạng sinh học chính là việc gắn liền giữa bảo tồn văn hoá bản địa đầy sắc màu với các loài sinh vật cùng chung sống. Mỗi loài sống và tồn tại trong bức tranh thiên nhiên ấy sẽ tô điểm cho một đất nước Nam Phi tươi đẹp, hạnh phúc, trường tồn. Mổi loài cây, con thú hay dòng sông, ngọn núi đã gắn liền và ghi lại lịch sử hào hung của cha ông họ do vậy mỗi khi được hỏi về công việc thì bất cứ nhân viên Kiểm lâm nào mà chúng tôi đã dược trò truyện đều ánh lên niềm tự hào, hãnh diện. Họ giống như một anh hùng đang đem hết sức lực, trí tuệ và tài năng bảo vệ mảnh đất cha ông họ gìn giữ cho đến ngày nay. Họ thích thú kể cho chúng tôi nghe những câu truyện truyền thuyết, những bản anh hung ca về cuộc sống, chiến tích săn bắn của các vị Vua và sức chiến đấu để bảo vệ mảnh đất quê hương này. Đối với loài tê giác, loài thú cổ đại như một biểu tượng của sự hiền hoa, yêu thương giữa người dân đối với chúng và người dân ngay từ nhỏ đã được giáo dục, thấm nhuần tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương giữa con người và cuối cùng là tình yêu đối với thiên nhiên.

Hình ảnh

Hình ảnh

Về góc độ bảo tồn, việc săn bắn có chọn lọc, bền vững sẽ là một trong những biện pháp tốt nhất mà các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn khuyến khích chúng ta. Nếu như trong chuỗi mắt xich sinh học ấy cụ thể là loài tê giác bị tuyệt chủng thì sẽ dẫn đến những thàm hoạ khó lường cho nhiều loài khác vì trải qua hàng triệu năm chúng đã thích nghi với điều kiện và môi trường sống ở đây cũng như cuộc đấu tranh sinh tồn với các loài thiên địch khác.
Việc quan tâm của chính phủ Nam Phi đối với bảo tồn da dạng sinh học thể hiện một bộ máy có tầm nhìn xa trông rộng đối với tương lai lâu dài bền vững. Họ luôn nghĩ đến muôn đời sau và họ không muốn con cháu họ sau này chỉ còn có thể nhìn thấy loài tê giác trên các tấm ảnh chụp hay trên màn hình máy tính …mà phải là sự thật biện chứng mắt thấy, tai nghe, tay sờ …Họ không muốn đánh mất một di sản văn hoá lớn lao mà cha ông họ đã bỏ biết bao mồ hôi sương màu để bảo vệ và gìn giữ …Tuy nhiên cũng có một phần không nhỏ là do dưới áp lực của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng khiến họ nhìn lại chính mình khi biết rằng việc phá rừng săn bắt các loài động vật hoang dã ngày càng làm cho việc biến đổi khí hậu gây ra những thảm hoạ khôn lường đối với dân sinh kinh tế vì mất rừng đồng nghĩa với mất cuộc sống của con người và muôn loài, mất tính ổn định của các ngành nông nghiệp phụ trợ trong nền kinh tế quốc gia… Chắc chắn trong chúng ta không ai không biết rằng rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đầy lùi xa mạc hoá và điều tiết khí hậu.

Ở Nam Phi ngoài các khu bảo tồn, Vườn quốc gia do nhà nước tổ chức quản lý và bảo vệ còn rất nhiều các khu bảo tồn tư nhân. Đây là một việc làm không mới nhưng kết quả thì hết sức khả quan và tốt đẹp. Bất cứ cá nhân hay nhóm các cá nhân nào đủ tiền đều có thể bỏ tiền ra thuê một khu đất rừng nguyên sinh đủ để bảo tồn. Một khu bảo tồn tư nhân khoảng 7-10.000ha trở lên và các khu bảo tồn tư nhân thường lien kết lại với nhau nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng trên khu vực mình quản lý cũng như tạo ra một sinh cảnh đủ lớn để các loài động vật hoang dã có thể sinh sống và tìm kiếm thức ăn. Việc Chính phủ Nam phi cho phép tư nhân khai thác bảo tồn đã đem đến hiệu quả rõ rêt như - Khai thác được nguồn vốn tư nhân thúc đẩy bảo tồn, giảm bớt gánh nặng về tài chính trong công tác bảo tồn để tập trung vào các mục tiêu lớn của đất nước như xoá đói giàm nghèo, tái định cư các khu nhà ổ chuột …thúc đầy ý thức toàn dân cùng tham gia bảo vể thiên nhiên và qua những việc làm này tạo được điều kiện công ăn việc làm cho chính ngay những người bản địa tăng thu nhập và tránh được việc khai thác rừng, săn bắn các loài động vật hoang dã bừa bãi, dẫn đến mất kiểm soát.

Hình ảnh

Hình ảnh

Đây là một biện pháp mở hay còn nói rất mở nhưng cũng được quản lý, chế tài hết sức chặt chẽ bằng pháp luật. Hầu hết các Khu bảo tồn chúng tôi đến thăm đều họ đều hợp tác chặt chẽ với người dân địa phương, họ buộc phải tạo công ăn việc làm cho những người sống quanh khu vực, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt đủ để tiếp tục công việc bằng một tình yêu, niềm say mê với công việc này.Vì ngoài lao động để kiếm sống họ còn đang bảo vệ chỉnh mảnh đất thân thương bao đời mà bộ lạc của họ tồn tại và phát triển và đây là yếu tố căn bản vì chỉ có chính người bản địa mới biết rõ về khu vực họ đang sinh sống và biết rõ đường đi, di chuyển số lượng để săn bắn thú nay họ làm công tác bảo vệ thì không còn gì có thể tốt hơn.
Viêc khai thác bảo tồn cũng của các vườn thú tư nhân bao giờ cũng tốt hơn. Có rất ít các loài động vật hoang dã bị sát hại so với các khu bảo tồn của nhà nhà nước. Tiến sỹ … giám đốc khu bảo tồn Phinda Private Game Reserve hãnh diện cho chúng tôi biết: “Chúng tôi có 6 khu bảo tồn trên khắp châu Phi và đây là một trong khu bảo tồn tốt nhất của chúng tôi. Kể từ khi thành lập từ năm 1991 đến nay chúng tôi mới chỉ bị bọn săn trộm bắn chết duy nhất một con tê giác tuy nhiên chúng chưa kịp cắt sừng thì đã bị phát hiện” còn ông Brette Quản lý Khu bảo tồn tư nhân Nambiti thì lúc nào cũng hãnh diện “Nambiti của chúng tôi với 5 loài thú lớn được gọi là Big four của Nam Phi luôn luôn là số 1 ở Nam Phi

Việc thu hút đầu tư và quản lý chặt chẻ, bảo tồn tốt se đem lại những nguồn lợi khỗng lồ, lượng khách du lịch ngày một đông đến thắm và nghỉ dưỡng tại khu bảo tồn. “Hầu hết các khách hàng của chúng tôi đến từ Châu Âu, Nam Mỹ và có rất ít các khách hàng châu Á và có lẽ các bạn là một ngoại lệ duy nhất. Giá cả và các dịch vụ ở đây được trọn gói từ vé máy bay, ăn ở, khách sạn 5 sao giữa hoang mạc, đi xem thú ngày, đêm, tracking … và các dịch vụ vui chơi giài trí khác đều được phục vụ đầy đủ đến tận răng. Các phòng nghỉ chúng tôi đều được đặt kín vào các mùa quanh năm và rất nhiều khách hàng đã thường xuyên quay lại sử dụng dịch vụ của chúng tôi”. - Brette cho biết thêm. Tuy nhiên với giá cả này không mắc so với thế giới. Tiền nhà nghỉ từ 500-1500usd/1 người/ngày-đêm (nhưng so với chúng tôi thì là cả một vấn đề hehehe…). Nhưng chúng tôi luôn cảm thấy rất hài lòng với sự chuyên nghiệp, tận tình phục vụ các dịch vụ của họ. Câu hỏi của các nhân viên phục vụ, tài xế lái xe xem thú và các nhân viên bảo tồn đối với chúng tôi và tất cả các khách hàng, ngay cả những nhà nghiên cứu khoa học khó tính, luôn luôn là: “are you happy ?” và khi chưa hài lòng chắc chắn họ sẽ hài lòng nếu đến đó thử một lần để biết.

Nhìn lượng du khách tham quan và số lượng người ngồi trên hàng chục chiếc xe đặc chủng đua nhau đi xem thú ban ngày, đêm hết lượt này đến lượt khác và chỉ cần làm một phép tính đơn giản chúng ta đã thấy hiệu quả từ việc đầu tư bảo tồn đem lại nguồn lợi khổng lồ cho họ như thế nào.
Đối với loài tê giác là tài sản quốc gia thống nhất quản lý nên việc các khu bảo tồn được phép “cho mượn” con giống để thả vào khu bảo tồn của họ sau 5-10 năm và những con non sinh ra thuộc về tư nhân họ có toàn quyền sử dụng như bán lại cho các khu bảo tồn tư nhân khác hay vườn thú ở trong và ngoài nước để thu hồi vốn và trả công quản lý bảo vê. Con mẹ sẽ lại được nhà nước cho mượn ở khu bảo tồn khác nếu cần hoặc trả về với vườn quôc gia nơi chúng sinh ra. Đây là một chính sách được xem là hết sức hợp lý và tốt nhằm tạo điều kiện phát triển số lượng tê giác để bảo tồn nguồn gen. Việc buôn bán thú hoang đã sinh sản và phát triển trong khu bảo tồn sẽ đóng một vai trò rất lớn cho việc thu hồi vốn đầu tư. Cá nhân tôi không thể không chạnh lòng nghĩ đến cá thể tê giác Việt Nam cuối cùng đã chết cách đây ít lâu và một quốc gia nhỏ bé như Việt nam, là quốc gia duy nhất trên thế giới có đến 5 loài động vật (chưa kể thực vật) được thế giới cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng và đây thực sự thấy được sự thất bại lớn nhất của ngành bảo tồn của chúng ta. Thế còn với các loài khác ngoài tê giác ở Việt nam có chịu chung số phận tuyệt chủng hay không ?

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 5 Tháng 12 12, 2013 1:43 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Ngày thứ 6

Một ngày mới lại đón chào chúng tôi ở Khu bảo tồn tư nhân Phinda. Hôm nay chúng tôi không cần phải thức dậy sớm để săn tê giác như mọi khi. Nhưng hôm nay lại là một ngày đặc biệt, chúng tôi được làm việc một ngày cùng các nhân viên kiểm lâm của khu bảo tồn để tìm hiểu nhưng khó khăn gian khổ cũng như vui buồn của họ. Sau bữa sáng khá thoải mái và vui vẻ, chiếc xe chuyên dụng chở chúng tôi cùng 3 nhân viên đến một khu vực gần với đầm lầy, nơi các loài động vật hoang dã thường hay tập trung uống nước và ăn sáng bằng những đám cỏ xanh mượt. Cầm cây súng, chụp vài kiểu ảnh để nhớ một thời cuộc đời mình đã từng là kiểm lâm.

Hình ảnh

Hình ảnh

Thời tiết khá âm u và dường như mưa sẽ về trong vài ngày tới. Khu vực chúng tôi dừng lại là một đập nước khá lớn với rất nhiều các loài chim đã hội tụ qua đêm ở đây. Hầu hết các loài chim đều khá lạ đối với một người nghiên cứu bảo tồn như tôi. Tuy nhiên chúng rất dạn và tự do kiếm ăn ở khu vực hồ nước mặc cho chúng tôi đến rất gần chụp hình.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Bầy Hà mã cũng đang đám mình trong dòng nước mát các nhân viên kiểm lâm luôn khuyến cáo chúng tôi không nên đến gần Hà mã vì đây là loài động vật giết người nhiều nhất ở châu Phi chứ không phải Sư tử hay Báo gấm. Vì chúng có vẻ rất hiền nên mọi người luôn mất cảnh giác.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hôm nay chúng tôi được phép rời khỏi xe và đi bộ vì đi trước, sau là những nhân viên kiểm lâm cầm súng và đạn đã lên nòng. Vượt qua con dốc nhỏ chúng tôi phát hiện ra nơi ngủ qua đêm của một bầy trâu rừng có số lượng đến vài trăm cá thể, chúng quần nát khu vực cỏ và để lại những đống phân nóng hổi. Các loài côn trùng ăn chất thải của động vật bay lượn vù vù, mùi hôi nồng nặc. Bầy trâu đã bò đi kiếm đồng cỏ mới từ sáng sớm. Chúng tôi may mắn ghi lại những tấm ảnh cuối đàn còn lại vài chục con.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Vợ chồng nhà linh dương sừng xoắn Impala đang cùng nhau uống nước và soi mình. Thỉnh thoảng gã trai lại ngước nhìn chúng tôi như những kẻ xa lạ với ánh mắt nghi ngờ và thận trọng. Anh kiểm lâm da đen cho chúng tôi biết đây là mùa động dực của những con Impla cái nên chúng tôi có cơ hội nhìn thấy gã ấy trong bộ cánh mượt mà nhằm ve vãn những nàng Impala cái, còn vào mùa khác thì khó có cơ hội để chiêm ngưỡng những con đực bảnh trai như thế này.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Gia đình nhà tê giác trắng lặng lẽ vượt qua vùng đất trồng để thưởng thức bữa sáng bằng những đám cỏ xanh mượt bên kia mặt hồ. Ở một góc khác cả nhà tê giác đen dùng bữa là những bụi cây gai nhọn hoắt và chút lá xanh mới nhú đón nhận đám mây hơi nước đang tràn về củng cơn mưa sắp rơi đâu đó ở vùng đất hoang mạc khô cằn này.

Hình ảnh

Hình ảnh

Vợ chồng, con cái nhà Waghog mới chui ra khỏi chiếc hang trên mình đỏ rực màu đất đang lung sục kiếm ăn. Đúng là bọn heo thật ngu ngốc vì màu đỏ rực này rất dễ bị phát hiện và sẽ là miếng mồi ngon cho thú ăn thịt như Cheetah, báo gấm còn đối với sư tử thì rất hiếm khi chúng săn lợn lòi vì không đủ một bữa cho bầy.

Hình ảnh

Hình ảnh

Sau hơn 2 giờ đi bộ chúng tôi thoải mái ngắm nhìn và chụp ảnh những hoạt động kiếm ăn, di chuyển và hoạt động của các loài động vật hoang dã. Đây là một ngoại lệ duy nhất đối với chúng tôi, những sứ giả bảo tồn tê giác của Nam Phi còn đối với khách du lịch thì rất hiếm được dã ngoại vì họ phải trả rất nhiều tiền đê có cuộc chơi thú vị và hấp dẫn này. Hơn nữa vì lý do an toàn tuyệt đối cho du khách khu bào tồn không có tour xem thú nguy hiểm này.
Vượt qua ngọn đồi phía trước chúng tôi tiến vào nghĩa địa của loài voi. Nơi đây những con voi sau cuộc hành trình sinh ra, lớn lên và kiếm ăn, cũng như vượt qua hàng nhiều ngàn km để tìm vùng đất mới, vùng đồng cỏ mới trong cuộc đời chúng phải nếm trải và tự do sống trong vùng đất tổ tiên của chúng sinh ra. Chúng sẽ quay lại đây chết cùng nhau ở vùng đất này như một qui luật nhất định của tạo hoá và yên nghỉ cùng cha ông chúng đã từng yên nghỉ cuối đời tại đây. Những chiếc ngà voi to dài, chiếc xương ống khổng lồ trắng hếu, trơ gan cùng tuế nguyệt Tại sao không thu gom ngà, sừng các loài động vật chết nằm rải rác khu bảo tồn ? chúng tôi nhận được câu trả lời hồn nhiên của nhân viên kiểm lâm da đen. “ở khu bảo tồn này sừng, ngà, xương các loài động vật chết đi để lại rất nhiều và chúng chả có giá trị gì với chúng tôi nên chúng tôi thu không cần phải thu gom về…Giật mình tôi liên tưởng đến nước Việt dấu yêu và người con dân nước Việt nếu như trong rừng chúng ta có được một khu vực như thế nay để…

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 7 Tháng 12 14, 2013 11:51 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Hành trình khám phá Nam Phi hoang dã
Bữa trưa giữa hoang mạc Nam Phi thật thú vị với bánh, trà, cà phê và một chút thịt nguội. Chúng tôi vừa ăn vừa ngắm nhìn các loài động vật hoang dã cũng đang thưởng thức bữa trưa. Mặc dù nhiều năm nghiên cứu khoa học và đã từng đi khắp các Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam; nhưng cảm giác vừa ăn, vừa ngắm cảnh, lại vừa đề phòng bầy thú hoang xung quanh thật sự là một cảm giác phiêu bồng nhất mà trong cuộc đời tôi được nếm trải. Thôi thì quá nửa đời phiêu bạt và cống hiến một phần nhỏ nhoi cho nghiên cứu, được một lần làm đại gia chân đất, mắt toét ờ xứ người cũng thấy mình có được cơ hội may mắn hơn nhiều so với các đồng nghiệp.
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Chúng tôi trở về resort sớm hơn như dự kiến vào lúc 3 giờ chiều để chuẩn bị nghỉ ngơi và ăn tối cùng ban quản lý khu bảo tồn trước khi chia tay một hành trình đầy thú vị với các nhân viên bảo tồn. Cũng như mọi lần bữa tối luôn được chuẩn bị sẵn với đầy đủ các món. Nhưng hôm nay chúng tôi được nhà hàng đãi món nướng thịt Kudu nổi tiếng của Nam Phi.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Sau màn chào hỏi xã giao và chia sẽ những cảm nhận đầy thú vị mà Khu bảo tồn đã đem lại cho chúng tôi trong 2 ngày ở đây. Câu chuyện lại bắt đầu bằng chương trình giới thiệu ngắn về Phinda cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng mà Khu bảo tồn đã đạt được trong thời gian nhiều năm qua và những hình ảnh tê giác bị săn trộm trong những năm đầu tiên của khu bảo tồn này mới thành lập… Ngừng một lát tiến sỹ Simon Naylor Giám đốc khu bảo tồn bắt đầu với tôi bằng một câu hỏi mà suốt hành trình tôi luôn được hỏi “Ông Trung xin ông hãy cho biết làm cách nào để giảm thiểu việc buôn bán sừng tê giác Nam Phi ở Việt Nam” khiến tôi lại giất bắn mình suýt làm rơi chiếc nĩa.
Tôi ước gì câu hỏi ấy một lần và chỉ một lần không được đưa ra từ những nhà quản lý bảo tồn ở Nam Phi. Mặc dù tôi biết họ không muốn làm tôi đau lòng bởi chính các người đồng hương tôi phạm tội. Nhưng tôi cũng phần nào thông cảm cho những nỗi đau đang canh cánh trong lòng những người dân Nam Phi, đặc biệt là những người có trách nhiệm. Họ không muốn những công dân Nam Phi trong tương lai phải trả giá cho sự trì trệ của họ ngày hôm nay trong việc bảo vệ một di sản lớn lao mà biết bao thế hệ người Nam Phi trước kia đã gìn giữ được cho họ ngày hôm nay.
Còn tôi, tôi chỉ biết im lặng khi chính MỘT BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ người Việt chúng tôi đến con người với nhau họ còn tham nhũng từng đồng tiền thuế còm cõi của người dân nghèo còng lưng đóng góp, chém, giết lẫn nhau vì miếng ăn, đất đai và hôi của khi tai nạn giao thông, những bà, cô bảo mẫu thì đánh đập tàn nhẫn, giết chết cả những trẻ non nớt, vô tội … thì làm sao họ có đầu óc nghĩ đến bảo vệ các loài động vật hoang dã chính trong nước chứ chưa nói dến tầm quốc tế. Còn cái thân tôi một nhân viên quèn chưa lo nổi cho chính tôi chứ chưa nói đến người khác thì làm sao tôi có đủ dũng khí, quyền lực, trách nhiệm để trả lời câu hỏi đó. Tôi lại phải nói lời xin lỗi. I’m sorry. Nếu tôi trả lời là tôi có thể làm một điều gì đó vì tê giác, vì thiên nhiên hoang dã của hành tinh này, tôi sẽ trở thành kẻ lố bịch, ngạo mạn, lừa dối và đáng khinh.

Hình ảnh

Bằng một giọng khá trầm tiến sỹ Simon Naylor đề xuất: “Nếu như ông có bằng chứng thuyết phục về sừng tê giác có thể chữa được ung thư. Chúng tôi sẽ đề xuất với chính phủ Nam Phi mở bệnh viện tại Việt Nam để cứu người vì lý do nhân đạo. Hoặc Khu bảo tồn chúng tôi xin phép chính phủ sẽ cho Việt Nam mượn khoảng 100 con tê giác về nuôi sinh sản và khi số tê giác đủ lớn thành trang trại các bạn có thể trả lại số tê giác cho mượn. Như vậy sẽ tránh được nạn săn bắn trộm ở Nam Phi và buôn bán sừng tê giác ở Việt Nam

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 4 Tháng 12 18, 2013 2:01 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 28 bài viết ]  Chuyển đến trang Trang trước  1, 2

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010