Hành trình dọn rác trên núi Bà Đen
HÀNH TRÌNH DỌN RÁC TRÊN NÚI BÀ ĐEN Cơn mưa chiều thứ bảy sau cả tuần nắng nóng ở vùng núi Bà Đen khiến chúng tôi đứng ngồi không yên vì hành trình dọn rác trên núi có nguy cơ bị phá sản. Ngồi dưới mưa trong căn nhà bán quán dưới chân núi, mọi người thỉnh thoảng lại ngó lên trời như mong muốn cơn mưa qua thật nhanh. Có lẽ Ông trời cũng hiểu lòng người, hiểu được công việc nhỏ bé của chúng tôi nên sau gần một tiếng đồng hồ, cơn mưa cũng tạm ngưng nhường chỗ cho ánh mặt trời le lói xuyên qua những đám mây hơi nước vẫn còn đen kịt. Mọi người chuẩn bị hành trang lên đường, tay trái cây sắt nhọn cào rác, tay phải bao tải nilon đựng rác tiến về phía chân núi. Ngước nhìn quảng đường lên đỉnh núi đốc đứng và nghĩ đến những tảng đá đầy trơn trượt sau cơn mưa khiến cho nhiều người ái ngại. Nhưng đây là hành trình đầu tiên, thầm lặng của “Hội những người chinh phục độ cao” mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào môi trường núi Bà Đen khiến mọi người đều hào hứng với những bước chân không mệt mỏi.
Trước khi leo núi chúng tôi không quên cùng nhau chụp một tấm hình kỷ niệm để lưu lại trong cuộc hành trình bảo vệ môi trường đầy cam go và khó khăn không của riêng ai.
Trên đường đi chúng tôi được chào đón bởi những bong hoa
Bán hạ ba thuỳ -Typhonium trilobatum rực rỡ khoe sắc. Là người nhiều năm lăn lộn nghiên cứu nhiều nơi, bất chợt tôi tự hỏi mình có phải đã đi lạc vào Côn Đảo hay sao mà gặp được loài thực vật “khó tính” đòi hỏi môi trường sống còn được bảo vệ tốt. Hay có thể đây là cá thể cuối cùng còn sót lại ở dãy núi này ??.
Mới đi đến cây cột điện thứ 5 trong hành trình đến đỉnh 120 cây cột điện, chúng tôi mỗi người đã gom được hơn một nửa bao rác. thôi thì đủ các loại rác thải, hầm bà lằng - từ chai nhựa PET đựng nước, Hộp cơm, Vỏ kẹo, Bịch Nilon đựng đồ ăn, giày, dép đứt của những người leo núi vứt lại. Do hành trình còn quá dài và lượng rác quá nhiều chúng tôi không thể có đủ thời gian để phân loại rác, để chôn các loại chai nhựa, túi Nilon nên giải pháp tạm thời là gom vào đốt. Mặc dù biết rằng việc đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra một số khí độc và gây hại, nhưng trong điều kiện đâu đâu cũng rác, đâu đâu cũng chai nhựa trên đường đi và thời gian không cho phép để chúng tôi làm tốt hơn. Thôi thì… mọi người cùng nhau thống nhất dùng giải pháp tạm thời vậy đã và hy vọng lần sau sẽ cố gắng làm tốt hơn những gì đã và đang có.
Khi vượt qua cây cột điện thứ 18 cả đoàn đã gom được 4 đống rác to để xử lý. Báo hại cơn mưa nặng hạt lúc chiều đã khiên những đồng rác vừa ẩm ướt, nặng và bẩn khiến chúng tôi phải cố toả ra đi kiếm củi khô làm mồi. Trong cái khó, sự sang tạo luôn được vận hành một cách khoa học, để xử lý đống rách ướt PHẢI CHÁY tôi nghĩ ngay đến chai CỒN tinh khiết, đắt tiền mà anh bạn đồng nghiệp người Đức gửi tặng để xử lý bảo quản mẫu Gan của các loài sinh vật mà tôi nghiên cứu để sau này phân tích DNA đã được đem ra làm mồi cho lửa. Hằng ngày tôi dùng rất dè sẻn, nhưng hôm nay thì phải dùng vì không còn cách nào khác ...“
Đúng là cồn tinh khiết đắt tiền cháy tốt hơn cồn mua ngoài chợ” – đó là ý kiến của thành viên Viễn Lê. Bạn Lê Dũng Sỹ, thành viên mới của Hội (hiện đang công tác tại UBND tỉnh Tây Ninh) vừa thở dốc, vừa lấy chiếc nón rộng vành quạt mạnh để xua đi những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt, nhẹ nhàng cho biết “
Các anh chị từ Sài Gòn lên đây để dọn rác trong khi người dân ở đây thì xả rác – thật đáng buồn”.
Càng lên cao càng ẩm ướt, trơn trượt, lầy lội mà rác thì lại chỉ nằm sâu trong các hốc, kẹt đá. Vừa mang ba lô nặng đồ đạc, vừa cúi xuống lượm khiến hoạt động khó khăn, hơn nữa trên những chiếc lá cây ngọn cỏ ven đường những giọt nước mưa còn đọng lại thấm vào quần áo, khiến quần, áo chúng tôi được pha trộn bằng những loại mùi tổng hợp giữa mồ hôi, mùi rác thải và mùi ngai ngái của khói đốt rác ám vào.