|
Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
|
[ 11 bài viết ] |
|
Ăn nhanh, đi chậm, hay cười, nói to, hay ngáp, là người
Người gửi |
Nội dung |
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Ăn nhanh, đi chậm, hay cười, nói to, hay ngáp, là người
Loạt bài viết về những thói hư tật xấu của người việt trên vietnamnet.vn đáng để cho chúng ta đọc và suy ngẫm những hành động và cách ứng xử của bản thân. Qua đó mỗi chúng ta có thể tự hoàn thiện mình để trong mắt bạn bè quốc tế , người Việt Nam nhân hậu, thân thiện và có văn hoá ở mọi lúc, mọi nơi.Nói cười hô hố... chỉ có thể là người Việt !Bài K. Minh - trích từ http://www.vietnamnet.vn Vào quán ăn không dám nhận là người ViệtThói tham ăn, tục uống của người Việt không chỉ phản cảm mà còn làm xấu đi hình ảnh của người Việt trong mắt người nước ngoài. Nhiều người khi ra nước ngoài không dám nhận mình là người Việt cũng là vì thế. Độc giả Hà cho biết, mỗi lần anh ra nước ngoài đều dùng tiếng Anh để giao tiếp và luôn nói mình không phải là người Việt. Cũng bởi anh đã chứng kiến quá nhiều cảnh tham ăn, tục uống của người Việt trong các nhà hàng nước ngoài. Những cảnh chen lấn như thế này rất thường thấy ở Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻĐộc giả này kể: “Rất buồn và đau khi chứng kiến cách ăn và sống của người Việt. Tôi đang làm nhà hàng buffet, đoàn khách 500 công nhân người Nhật vào ăn nhưng rất trật tự xếp hàng, nhưng 300 công nhân người Việt vào ăn thì như một lũ côn đồ đói từ thủa nào, giành ăn, đem về bàn đống thức ăn cao như núi. Nhìn họ ăn thôi là tôi muốn độn thổ. Sau khi đoàn về, nhà hàng phải đổ bỏ đồ thừa là 5 thau giặt đồ loại lớn. Nhà hàng lỗ”. Cũng xấu hổ vì thói ham ăn của người Việt, độc giả Hoàng Ngân mỗi lần đi du lịch đều dùng Tiếng Anh để giao tiếp, không dám nhận mình là người Việt. Ngân kể: “Tôi đã đôi ba lần sang Thái Lan, những cái biển viết bằng tiếng Việt ở các nhà hàng buffet tôi gặp rất nhiều. Có nhà hàng còn bắc hẳn loa ra thông báo “xếp hàng, xếp hàng” chỉ nói bằng tiếng Việt. Thế mà vẫn có một ông người Việt tầm U40 chen ngang, hốt lấy hốt để các loại đồ ăn trên bàn cho đến khi đầy ự hai đĩa, mọi người lắc đầu cười mỉa. Còn tôi thì không dám hé răng nói nửa lời vì sợ bị mọi người phát hiện cùng dân tộc với cái ông kia”. Còn độc giả Trần Thanh thì cảm thấy nhục cho cách ăn uống của người Việt. Độc giả này chia sẻ: “Có lần mình gặp thấy 1 thằng cha người Việt, đi du lịch cùng đoàn với mình. Cổ nó đeo 1 cái dây chuyền đến cân vàng, tay đầy nhẫn. Nó đứng ngay ở quầy buffet, nhặt ăn thử ngay mấy món. Bọn Tây xếp hàng cạnh mình nhìn thằng cha kia xanh mắt, cô quản lý nhà hàng chạy ra bảo "mày ăn thế thì mọi người ăn thừa của mày à". Thằng cha ấy không hiểu vì không biết tiếng Anh. Nhục như con trùng trục”. “Lần nào đi ăn buffet cũng thấy cảnh chen lấn nhau, cố lấy cho thật nhiều thức ăn càng tốt, chứ chưa nghĩ tới là mình có ăn được không, và ăn có hết không, và rồi một bãi chiến trường thức ăn đầy trên bàn không ăn hết, vẫn ngồi cười đắc ý là lấy được nhiều, nhanh tay lẹ chân và có sức khoẻ tốt chen lấn mới lấy được như vậy, trong khi người khác đang ngơ ngác vì trong tay đã cầm đĩa nhưng không còn món gì để lấy cả. Nhiều người tham ăn tham uống không chịu nổi”, độc giả Nguyễn Ánh tiếp lời. Nói cười hô hố… chỉ có thể là người Việt!Độc giả Đặng Lê Quang cho biết, anh là phiên dịch cho nhiều đoàn công tác của Việt Nam ra nước ngoài. Anh đã gặp nhiều cảnh ăn to nói lớn của người Việt khiến anh muốn độn thổ vì xấu hổ. Anh Quang kể: “Mỗi lần tôi đi máy bay xuất phát từ Hà Nội (cả nội địa và quốc tế) thì xung quanh tôi hành khách cứ hồn nhiên nói chuyện ầm ĩ. Tất nhiên bằng tiếng Việt... rồi! Mặc dù khi máy bay lên cao tai tôi bị ù do áp suất, nhưng tiếng nói vẫn vang vọng vào vỏ não. Không sót một chuyện gì. Còn đi chuyến transit thì yên lặng đến kỳ lạ vì xung quanh toàn là khách nước ngoài”. Thói “ăn to nói lớn” của người Việt phổ biến đến mức trở thành đặc điểm “nhận dạng” người Việt với các dân tộc khác khi ra nước ngoài. Độc giả Hoàng Phương chia sẻ: “Cực nhục luôn. Tôi thường đi nước ngoài công tác, cứ gặp đoàn Việt Nam nào là biết ngay từ xa. Nói năng cứ bô bô ầm ĩ, xếp hàng làm thủ tục thì chẳng có hàng lối, chen nhau, nói cười hô hố. Cứ như kiểu chỉ có ta đây mới là người ngoại quốc. Khi vào khách sạn cũng vậy, ở sảnh mà cứ thấy ầm ầm thì y như rằng chỗ đấy là người Việt mình. Ăn buffet ở khách sạn thì các bác nhà ta cứ thích đâu là nhào tới múc 1 đống, thấy cái gì hơi ngon 1 tí là xúc, ăn không hết là để đấy. Xấu hổ không dám nói gì sợ người nước ngoài biết mình cũng là dân Việt Nam. Nhục thật”. Không chỉ gây ầm ĩ, hình ảnh xấu xí của người Việt còn hiện ra ở chỗ vứt rác và khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.Độc giả Vũ Xuân Quang hãi hùng khi chứng kiến một chàng thanh niên Việt vô tư khạc nhổ trên máy bay: “Một thanh niên tướng người cao lớn ngồi ghế ngoài cùng trên chuyến bay trễ (19h10 của Vietjet Air, cất cánh khoảng 3 giờ sáng ngày 02/3/2013) đã vô tư ho và khạc nhổ vào thành máy bay bọc nỉ vài ba lần. Hành động này khiến tôi vô cùng ghê sợ vì cả hàng chục chuyến bay từ trước tới nay tôi chưa từng chứng kiến trường hợp nào như vậy. Đã thế, anh này còn bật iPhone để chụp mặt đất khi máy bay đang hạ cánh. Thật vô ý thức nhưng tôi cố nhịn để tránh xảy ra phản ứng khi đang bay”.
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 10:19 am |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống"
Xấu hổ vì trí thức Việt cũng "tham ăn tục uống"Tôi đã từng học tập và làm việc ở Đức gần chục năm cho nên rất tâm đắc một vài phong cách văn hóa của người Đức. Câu nói "đi càng nhiều hiểu biết càng rộng" thật không đúng với nhiều người Việt đã từng học ở Đức.Nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Đức-Việt, 2010 được chọn là "Năm Đức ở Việt Nam" với nhiều chương trình đa dạng, phản ánh toàn diện và sâu sắc mối quan hệ song phương giữa hai nước. Trong đó phía Đức đã tài trợ chi phí đi lại và ăn ở để mời toàn bộ cựu học sinh tại Đức tham gia hội nghị và thực hiện chương trình lớn tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Khách tham dự hội nghị có khoảng hơn 200 đại biểu đến từ nhiều thành phần trong chính phủ, bộ giáo dục từ hai phía, các tổ chức, sứ quán và đông đảo các cựu học sinh du học Đức. Thật xấu hổ với việc ăn uống của một số người VN. Ảnh minh họaCó thể nói rằng, hầu hết các anh chị du học tại Đức thời Đông Đức hầu hết đã ngoài 50 tuổi và đa số có địa vị, chức vụ lớn, nếu không thì cũng làm kinh doanh khá giả, và các anh chị thời đất nước thống nhất thì cũng đang và sẽ nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp. Ý tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với họ, một khi đã thành đạt trong sự nghiệp thì sơn hào, hải vị đã nếm đủ và không còn thèm khát như thời bao cấp nữa. Vậy mà tôi và nhiều bạn bè khác vô cùng thấy xấu hổ với hành động của nhiều anh chị thuộc giới trí thức giàu có. Đó là cho dù có tới hơn 200 đại biểu tham dự, nhưng duy nhất có một khu đặt buffet cho tiệc trưa. Và người Đức thì xếp hàng ngay ngắn lấy đồ ăn chứ không chen lấn xô đẩy. Ảnh chỉ có tính minh họa.
Chúng tôi cũng xếp hàng, người Việt do nhanh chân nên toàn đứng hàng đầu, các giáo sư, thầy cô giáo, quan chức Đức thì nhường hết cho "cựu học sinh" nên họ xếp gần như là cuối cùng của con số hơn 200 người đó. Và chúng ta đã biết là có cái gì ngon thì bị những người đầu và giữa hàng lấy hết, có rất nhiều đĩa thức ăn của người Việt đầy tú hụ thức ăn, có những người lấy cả chục con tôm hấp, họ ăn không hết và bỏ lại tại bàn ăn. Còn người Đức do đứng sau cùng nên phải vét từng hạt cơm, nhiều người còn không còn gì để vét. Tôi đã thực sự thấy xấu hổ vì có những trí thức đã học ở Đức mà không học được văn hóa ăn uống của nước bạn.
Thật đáng tiếc! Nguyễn Thị Hoan - (Cựu sinh viên Hohenheim 2003-2005- CHLB Đức)
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 12:00 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Thói hư tật xấu của người Việt... ra nước ngoài bị khinh lắm
Thói hư tật xấu của người Việt... ra nước ngoài bị khinh lắmThói hư tật xấu của người Việt là chuyện nhỏ, nhưng khi đem thói quen xấu đi “đấm xứ người” thì không những chẳng ai muốn “chơi” với mình mà họ còn khinh mình, không chỉ nhục cho cá thể mà nhục cho quốc thể. Kinh hoàng văn hóa người Việt Những thói xấu nếu ở trong nước thì được cho là chuyện thường ngày, được chấp nhận, chẳng ai hơi đâu mà kêu ca, phàn nàn. Nhưng khi ra nước ngoài thói xấu nhanh chóng “lòi đuôi chuột” bị người ta chê cười, bị ghét, bị khinh, khinh đến mức tẩy chay, có nghĩa là nhục. Ở trong nước, người Việt khi ra đường thì bất chấp luật lệ, phóng nhanh vượt ẩu, xả rác bừa bãi, hồn nhiên chửi tục, nói bậy. Người tốt thì sợ người xấu kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào” nếu không mang vạ vào thân. Có nhiều vụ tai nạn, đánh nhau mà người qua đường ái ngại chẳng ai muốn can. Người Việt vào nhà hàng thì hạch sách, nhiễu nhương, nhậu nhẹt kề cà, say sưa bí tỷ. Uống rượu bia quá chén vào toa lét xả bừa bãi. Hứng chí lên thì gõ đũa gõ bát hát hò tùm lum. Zo…zo… những tiếng hô đồng loạt bạn cứ thử vào bất cứ quán nhậu nào cũng có. Bây giờ nhiều người ngại đến nhà hàng, muốn vui với bạn bè nhưng được bữa ăn thì ong hết cả đầu, kẻ nói chẳng có người nghe, xung quanh toàn rác rưởi bụi bặm khác gì tra tấn. Một lần vào quán phở nổi tiếng, vừa đưa lên miệng thì người đối diện cũng vừa ăn xong, họ xì mũi rõ to xong rút giấy ăn lau mũi rồi vứt vào bát phở. Chao ôi, sợ quá mất hết cảm giác ngon miệng đành ăn vội ăn vàng rồi ù té. Nếu ở Việt Nam, bạn sẽ phải quen với những cảnh này và cho rằng đó là chuyện thường ngày. Nhiều khi bạn vừa là chủ thể nhưng cũng là nạn nhân của những thói hư tật xấu, xung quanh bạn đầy rẫy những thói xấu nên buộc phải sống chung, lâu dần thành quen, rồi chấp nhận và trở thành chuyện bình thường, chuyện “nhỏ như con thỏ” chẳng có gì phải bận tâm. Ra nước ngoài mới thấy xấu hổ Nhưng có một ngày bạn được đi ra nước ngoài, bạn có dịp được “giải ngố”, rồi giật mình nhận thấy mình xấu, thấy xấu hổ nhưng rồi hãy quan sát, học hỏi để mình cũng văn hóa, cũng lịch sự như người ta. Các bạn nói rất đúng về những thói xấu của người Việt, ở trong nước thì “chẳng chết ai cả” nhưng mà bê nguyên thói xấu này sang nước ngoài mới thấy nhục. Đầu tiên chỉ là nhục cá thể nhưng sau đó sẽ thành nhục cho quốc thể. Vì người Việt bị ác cảm quá (cho dù là họ vơ đũa cả nắm), thế là người Việt bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không được tôn trọng. Mà nếu không được tôn trọng thì họ có coi mình là con người nữa không? Đến giờ tôi vẫn thấy ngượng ngùng khi kể những chuyện này:
Có lần sang Singapore, từ trong Trung tâm mua sắm đi ra bến tắc xi, thấy chiếc tắc xi đến bến đỗ, mấy người Việt Nam chúng tôi hò nhau lên trong khi những người đang xếp hàng trố mắt nhìn. Chúng tôi người thì thấy ngượng lắm nhưng người lại cho rằng mình đạt thành tích. Đi được một đoạn bỗng nhìn sang đường thấy khách sạn mình ở bên kia đường, để tránh đi vòng cho đỡ tốn tiền thế là đòi xuống xe, đoạn nhìn ngang nhìn dọc rồi kéo nhau chạy băng qua đường. Đã có những tai nạn thương tâm của người Việt kiểu này chỉ vì muốn đi nhanh đi tắt giống như thói xấu ở Việt Nam. Một lần ở Ý, đoàn của chúng tôi vào shop quần áo. Theo thói quen ở VN, tôi chọn một đống quần áo mang vào phòng thử, thử xong vứt lung tung. Rồi chạy ra quầy tính tiền, chuẩn bị tiền trả bỗng ngoái lại thấy đằng sau mình nhiều người đang xếp hàng, xấu hổ quá, tôi từ từ quay lại xếp hàng như mọi người. Một điều không phải là thói xấu nhưng đáng xấu hổ đó là khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Nhiều người Việt đi công tác nước ngoài nhưng không biết ngoại ngữ, không biết tiếng Anh nhưng vẫn tự hào mình vẫn giao tiếp tốt, vẫn ra lệnh được người phục vụ. Khi vào quán, muốn uống bia anh ta gọi: Ê, bia; rồi giơ 2 ngón tay (2 lon); Ê ê… đoạn lấy tay quẹt lia lịa vào miệng (muốn giấy lau miệng). Ăn xong rút ví ra dấu ngón tay xỉa xỉa (tính tiền). Ở nhiều nơi công cộng muốn đi vệ sinh nhưng không thể bừa phứa như ở VN mà hỏi thăm thì không biết tiếng ngoại trừ mỗi từ “toilet” nên rất ngại đành đi lòng vòng tìm toilet rất mất thời gian. Điều này nhiều người Việt biết là không hay nhưng cũng chẳng biết làm thế nào để xoay xở trên đất khách quê người vì quá dốt ngoại ngữ. Biết “nhục” để thay đổi
Vậy nên khi sang nước ngoài những tật xấu có dịp bộc lộ. Các cụ nói “ Đi một đàng học một sàng khôn”. Thiết nghĩ chúng ta không nên tự ái, trách móc, suy nghĩ tiêu cực (đó cũng là một tính xấu) khi nhiều nơi họ không tiếp người Việt, điều đó chẳng giải quyết được gì. Nếu biết nhục thì điều quan trong là cần phải học hỏi, bắt chước những hành vi đẹp, rút ra kinh nghiệm và nhanh chóng hội nhập với xã hội văn minh. Kể cả khi ở trong nước cũng nên tạo thói quen, nếp sống văn hóa. Tất nhiên điều này phải rèn từ khi còn nhỏ, bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường, gia đình cần dạy dỗ nhiều hơn về văn hóa giao tiếp và ứng xử. Người lớn phải trở thành tấm gương cho con trẻ. Văn hóa của một xã hội chính là thang điểm là thước đo giá trị của một dân tộc chứ không phải chỉ đơn thuần là kinh tế. Nhưng tôi tin một khi đất nước phát triển hiện đại thì sẽ kéo theo sự phát triển hơn về văn hóa, văn minh, và tất nhiên những thói hư tật xấu cũng dần biến mất. Thói hư tật xấu của người Việt là câu chuyện dài, xấu và hư hồn nhiên như thở hít khí trời; “chuyện nhỏ như con thỏ” và “chẳng chết ai cả”. Nhưng bạn thấy đấy, khi đem thói quen xấu đi “đấm xứ người” thì không những chẳng ai muốn “chơi” với mình mà họ còn khinh mình, không chỉ nhục cho cá thể mà nhục cho quốc thể. Lúc ấy bạn thậm chí không muốn khai mình là người Việt; và liệu bạn có dám tự hào là dòng giống tiên rồng nữa không? Vậy ai bảo đó là chuyện nhỏ? Độc giả Trang Hà
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 12:09 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet
Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffetĐọc bài viết Không bán hàng cho người Việt vì họ xấu tính, tôi thấy cũng phải nhìn hai mặt của một vấn đề. Cứ ra nước ngoài đi du lịch, công tác mới thấy xấu hổ thay cho người Việt bởi cái thói ham ăn, tục uống.Các cụ ta bảo miếng ăn là miếng nhục, đúng thật. Ở trong nước thì không sao, nhưng ra nước ngoài mà gặp người Việt mình ăn cùng nhà hàng thì thật nhục không tả nổi. Không chỉ tham ăn, tham uống mà người Việt mình còn gây ồn ào, xả rác bừa bãi. Hè năm ngoái đi du lịch sang Thái Lan, vào một nhà hàng ăn buffet. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái biển ghi tiếng Việt “xin mời ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Vào ăn rồi mới biết tại sao người ta phải trưng cái biển đấy. Nhà hàng đông khách, ai ai cũng xếp hàng đợi đến lượt mình lấy đồ ăn. Bỗng dưng một cặp đôi người Việt từ đâu ùa tới chen ngang, những người xung quanh chỉ biết lắc đầu cười. Hai người này vô duyên đến mức đứng hóng lấy tận 4-5 con hàu, trong khi bồi bàn đang tách từng con hàu một cho khách. Nhìn thấy mà nhục không dám hé răng nói nửa lời vì sợ người ta biết mình cùng dân tộc với hai con người kia. Vào một nhà hàng khác thì lại gặp thằng cha người Việt ăn tham, bê mấy đĩa đồ ăn đầy bự về bàn, cứ như kiểu không lấy thì sợ ai hốt hết ấy, ăn không hết rồi bỏ bê ở đấy. Nhìn mà ngán ngẩm. Thêm một lần choáng nữa ở nhà vệ sinh khi gặp cái biển to tướng, đánh máy hẳn hoi “đi vệ sinh nhớ dội nước”. Nhục nhất là chỉ có mỗi tiếng Việt mà không có tiếng khác. Đúng là dân Việt mình đầy thói xấu trong mắt người nước ngoài. Còn chuyện xả rác bừa bãi thì nhiều vô kể. Hay gặp nhất là ở sân bay. Có lần tôi đang ở sân bay Đài Loan, vì thời tiết xấu nên bị hoãn chuyến bay lại 2 giờ. Sân bay đông người không đủ chỗ ngồi, rất nhiều người nước ngoài phải đứng. Thế mà một đoàn người Việt, toàn những người trẻ 8x, 9x lôi báo ra trải dưới sàn ngồi, lôi bài ra đánh reo hò ầm cả sảnh. Đến khi đứng dậy thì báo mỗi chỗ một mảnh, mặc đấy cho nhân viên sân bay dọn. Thói xấu của người Việt mình thì đầy, có kể đến 3 trang giấy cũng không hết. Nghĩ mà xấu hổ. Độc giả Nguyễn Báu
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:25 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Đâu rồi văn hóa xếp hàng của thời bao cấp?
Xã hội càng phát triển thì con người càng có cách ứng xử văn minh, lịch sự, nhưng hình như riêng trong lĩnh vực xếp hàng thì lại đi ngược lại.Cuối năm 2012, tôi có dịp đi du lịch Hồng Kông, khi nhìn thấy một đoàn người đứng xếp hàng ngay ngắn trên phố, tôi thấy lạ nên hỏi một anh bạn người nước ngoài đi cùng “những người kia họ đứng làm gì đó”? và được trả lời “họ đứng xếp hàng để lên xe buýt”. À thì ra là vậy, mặc dù do lúc đó chẳng có cái xe buýt nào và trạm xe buýt là một cây cọc có biển nhưng vì tôi không biết tiếng nên không hiểu, một lúc sau, buýt tới và lần lượt từng người bước lên xe một cách yên tĩnh. Ảnh minh họa Còn ở Việt Nam thì sao? Tại rất rất nhiều nơi ở Việt Nam từ chùa chiền, miếu mạo, siêu thị, nhà hàng, tiệc buffet, rạp chiếu phim… đã đang và sẽ diễn ra những cảnh chen lấn xô đẩy một cách hỗn loạn và hầu như ai cũng biết điều đó nhưng chẳng thấy có phương án xử lý cho tình trạng này? Phải chăng Việt Nam vốn không có văn hóa xếp hàng? Câu trả lời là hoàn toàn ngược lại. Tôi chỉ biết rằng khi tôi được lớn lên vào đúng thời bao cấp những năm 1980 thì đã cảm nhận được văn hóa xếp hàng. Bởi vì hồi đó do còn nhỏ nhất nhà cho nên được bố mẹ giao cho việc đi đến cửa hàng mậu dịch gần ủy ban xã để xếp hàng mua dầu ma dút về thắp đèn (hồi đó Lập Thạch, Vĩnh Phúc quê tôi chưa có điện mà phải dùng đèn dầu). Trong nền kinh tế thị trường, văn hóa xếp hàng vẫn đã và đang tồn tại, nhưng thật đáng tiếc nó chỉ tồn tại trong một phạm vi rất hạn hẹp và chỉ trong một số rất ít người trong xã hội ví dụ như ở khu vực làm thủ tục đi máy bay, ở cửa làm thủ tục kiểm tra an ninh, tại khu vực lên máy bay, tại các quầy giao dịch của ngân hàng… Ở những nơi này, thì hầu như cảnh chen lấn xô đẩy không có và hầu hết tất cả mọi người tham gia đều tuân thủ. Còn chùa chiền, miếu mạo, siêu thị, tiệc đứng, tại các máy rút tiền… thì không biết đến bao giờ văn hóa xếp hàng mới trở lại? Nguyễn Thị Hoan
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:30 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" người Việt ở nước ngoài
5 câu chuyện đắng lòng về "tật xấu" người Việt ở nước ngoàiVề thói xấu của người Việt, nếu nói rộng ra là yếu tố phi văn hoá trong cộng đồng người Việt. Trong xã hội cũng có nhiều thái độ ứng xử khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 2 dạng thái độ sau:Thứ nhất: không thừa nhận, cho rằng đó là cá biệt, nói ra sợ xấu, bạn bè biết, không chơi với mình nữa, nặng tư tưởng "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại"... "đóng cửa trong nhà bảo nhau"... Quan điểm đó đúng là yêu đất nước, con người Việt Nam thật! Xong đó là cách yêu thụ động, yếm thế... rất có hại. Thứ hai: thẳng thắn thừa nhận, chỉ rõ những hiện tượng xấu trong văn hoá Việt... từ đó nhận thức lại, tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn hoá ứng xử văn minh. Đây là cách yêu dũng cảm, có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc.... Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai. Trong phạm vi nhỏ xin kể cho các bạn nghe về một trong những thói xấu của người Việt mà tôi là người trong cuộc, câu chuyện theo thứ tự thời gian. Chuyện thứ nhất: Năm 2002, tôi có mặt trong một đoàn công tác, được đối tác mời đi làm việc tại Hàn Quốc, khách sạn nơi chúng tôi ở là khách sạn 4 sao nằm ở đông nam thủ đô Seoul và đương đối xa, và lại ở thời điểm đấy, nên tôi nghĩ chắc không có khách Việt Nam ở đây. Một lần, tôi và anh bạn đi thang máy đi từ tầng hầm lên tầng 6, nơi phòng chúng tôi ở. Trong thang máy chỉ có 2 anh em nên chúng tôi nói chuyện thoải mái, khi cầu thang tầng dừng ở tầng 2 có 4 người khách vào thì chúng tôi không nói chuyện nữa và cứ nghĩ họ là người Trung Quốc, trong cầu thang họ nhìn chúng tôi bằng con mắt không mấy thân thiện mặc dù họ biết chúng tôi nói chuyện bằng Việt. Lên tầng 5 họ ra khỏi thang và nói chuyện với nhau bằng tiếng.... Việt, lúc đó tôi thực sự ngạc nhiên... nếu tôi là người vào sau nghe tiếng và biết họ là người Việt thì tôi sẽ hỏi ngay "ơ xin lỗi, các anh đến đây lâu chưa.....". Tôi cứ nghĩ mãi không biết tại sao? Chuyện thứ 2: Năm 2004, tôi được cử làm trưởng đoàn đi công tác Thái Lan, vì đã đi nhiều lần nên tôi dặn anh em rất kỹ, từng chi tiết một: ăn ở, sử dụng thiết bị sinh hoạt.... Khi đến khách sạn thì họ bố trí sẵn tôi và anh bạn phiên dịch ở tầng 2 còn anh em trong đoàn ở tầng 17, chúng tôi lên phòng và chờ nhân viên lễ tân mang đồ lên. Mệt nên ai cũng nằm nghỉ, phiên dịch cũng kịp thông báo cho mọi người cách sử dụng thiết bị, danh sách phòng và điện thoại... Không thấy tạp vụ mang đồ lên, nên anh bạn phiên dịch gọi xuống lễ tân nhắc chuyển hành lý lên, họ nói chờ chút ít vì đã chuyển... Chờ mãi không thấy nên chúng tôi đi ăn cơm ở tầng 21, khi gặp mọi người, không thấy ai nói gì, khi xuống dừng ở tầng 17 để anh em ra... thì thấy đồ của tôi và anh bạn vứt chỏng chơ ờ hành lang ngay trước cầu thang mà ai cũng biết của ai vì đều ghi cụ thể họ tên… thật buồn.... Chắc họ nghĩ tôi và anh bạn phiên dịch được ưu ái hơn nên "cho mày chết".... nhưng còn buồn hơn là chuyện ăn uống. Ảnh minh họa Khách sạn họ phục vụ buffet, tôi cũng dặn anh em rất kỹ: có rất nhiều món ăn và có món không hợp nên: hãy đi một vòng tìm hiểu, sau đó lấy dần nếu ăn hết thì lấy tiếp... cực hạn chế để thức ăn thừa.... Không! Họ đâu có nghe "cứ đánh thẳng vào trung tâm" lấy thức ăn bạt mạng ... có ông ăn xong chơi hẳn một đĩa hoa quả to... 3 người ăn không hết... "miếng ăn là miếng nhục" họ đâu có đói khát, mà vấn đề là văn hoá... Cái giá trị phi vật thể nó kết tinh từ ngàn năm đọng lại trong mỗi con người Việt. Một số anh em xấu hổ quá, tôi tiếp tục nhắc nhở, nhưng sau họ vẫn thế, cứ như cái chợ... thật buồn và sau đó tôi và một số người đi ăn cố ngồi thật xa đám người "đồng bào" đó sợ họ biết mình cũng đoàn. Dù hành động như vậy là không phải, nhưng xấu hổ quá đành vậy. Và tôi chợt nghĩ phải chăng khi ở Hàn Quốc mấy ông người Việt cũng không muốn chào hỏi làm quen chúng tôi cũng sợ như vậy. Chuyện thứ 3: Năm 2007, tôi có một chuyến đi công tác tại Đài Loan, trong chuyến tham quan làm việc đoàn chúng tôi có ghé thăm hồ Nhật Nguyệt, một thắng cảnh đẹp ở miền trung Đài Loan. Sau khi thăm các ngôi chùa, chúng tôi đi vào các cửa hàng mua đồ lưu niệm và đặc sản địa phương. Tôi vào sau và chứng kiến một chị trong đoàn mua nhung hươu của một cô gái bán hàng người Việt quê ở Sa Đéc. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì chỗ này rất hẻo lánh mà lại gặp người Việt, được nói với nhau bằng thứ tiếng của cha ông. Cô gái nói chuyện lấy chồng người Đài Loan và bán hàng được 3 năm, cũng nói em bán hàng ở đây nhưng hầu như không mấy gặp được người Việt, nên gặp các anh các chị quí hoá quá.... Cô ta có một cô em gái khoảng trên 20 trông rất xinh, mũi cao, mặt trái xoan, có thân hình rất đẹp… cũng bán hàng nên cả đoàn đều xúm vào tán chuyện. Khi tôi vào thấy cô chị nói: "Ở đây em bán 100$ một lạng nhưng gặp đồng hương em chỉ lấy giá vốn 70$" sau đó họ thống nhất là 200$ cho 3 lạng, ai cũng nghĩ đó là thật và tình cảm... Sau đó hai chị em cô gái bám chặt lấy chị mua hàng không cho chị tiếp xúc với ai cho đến khi tiễn lên cửa ô tô. Tôi và một số anh em khác sang một số quầy hàng khác thật ngạc nhiên: nhung hươu đúng hệt như vậy người bản xứ họ bán cho chúng tôi 25$ một lạng chưa mặc cả.... Tôi vội nhắc anh em: thôi chị ấy đã mua rồi, lên xe đừng nói cho chị ấy biết, không có "đêm lại không ngủ được". Có lẽ đến bây giờ chị ấy vẫn tưởng mình mua được nhung "ngoại" giá hợp lý. Biết nói thế nào đây nhỉ! người Việt như vậy có nhiều không? Đi nhiều tôi biết rất tiếc rằng nó lại không phải là thiểu số. Chuyện thứ 4: Khi tôi ở Canada và Mỹ, ra đường liên tục phải chào "Hi", "Hello", phải cười, nhiều khi phải giơ tay đáp lễ... Nhất là đi bộ tập thể dục, từ xa họ đã cười, giơ tay chào... Con người nhìn nhau với ánh mắt thân thiện, tôn trọng. Nhưng cái văn hoá đó không thấm vào người Việt dù họ ở nước ngoài ba bốn chục năm.. Người Việt gặp nhau vẫn "làm ngơ". Đi siêu thị tôi biết người bán hàng và người mua đều là người Việt, họ vừa nói với bạn bè bằng tiếng Việt, thế mà khi mua, bán hàng thì họ nói với nhau bằng tiếng Anh mà thực tế tôi biết trình độ tiếng anh của họ cũng chỉ để mua hàng thôi, dù đã mấy chục năm ở nước ngoài. Hình như họ sợ mình là người Việt và sợ hơn nữa là quen với người Việt! Chuyện thứ 5: Tôi đến các sân bay Mỹ, khi cần thông tin và nếu được đề nghị giúp đỡ, người dân Mỹ rất tận tình chu đáo. Một lần khi đến Sacramento, cần có điện thoại báo tin cho người bạn đến đón... Tôi đã gặp và làm quen với một chị người Việt. Để làm làm quen, mặc dù biết xong tôi vẫn giả vờ nói "Xin lỗi chị, bạn tôi đến đón tôi mà tôi không biết chỗ này là chỗ nào, xin hỏi chị chỗ này gọi là gì? Mục đích là để chị ấy biết tôi là người Việt ăn nói lễ phép đàng hoàng... Chị ta trả lời "Chỗ lấy hành lý". Tôi hỏi tiếp: "Xin lỗi chị, điện thoại của tôi không roaming nên tôi có thể nhờ chị gọi dùm cho anh bạn đi đón ở đây không"? Chị ta ngần ngừ, người đi đón chị ta, có lẽ là chồng nói luôn "Không được". Tôi nói luôn "Vâng, xin cảm ơn anh" và hỏi luôn anh bạn người Mỹ đứng đó, anh ta vui vẻ đồng ý ngay, chị ấy nhìn tôi với ánh mắt ngượng nghịu. Sao thế nhỉ? tại sao người Việt lại đối xử với nhau như vậy nhỉ, có phải văn hoá không... Đúng đấy, nó lại là văn hoá, cái thứ vô hình đấy nó thấm vào mỗi con người, mỗi dân tộc. Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huấn - Số nhà 184 Mai Anh Tuấn, Ba Đình, Hà Nội. Địa chỉ: greenworld1261@gmail.com
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:34 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Nghe Tây nói về thói "tham ăn tục uống" của nhiều người Việt
Nghe Tây nói về thói "tham ăn tục uống" của nhiều người ViệtTôi đã từng sống ở Châu Âu hơn chục năm. Tôi có người bạn (Tây) nó nhận xét về văn hóa người Việt thế này.1. Ngồi: Anh ta bảo người châu Âu khi ngồi một gót chân kê dưới mông, một đầu gối cao một đầu gối thấp trông rất đẹp. Con gái thì đẹp và kín đáo. Còn người Việt ngồi xổm 2 chân bằng nhau, lại còn dạng ra thấy phản cảm, cả trai cả gái như nhau. 2. Đi: 4 người Việt Nam đi thang máy mà cũng tắc đường bởi vì 2 người trong đứng sẵn chỗ ra, 2 người đứng sẵn chỗ vào. Khi cửa mở cắm đầu mà đi không ai chịu nhường ai thế là tắc đường. Đôi khi còn xô đẩy, cãi cọ nhau. Khi đứng đợi cầu thang luôn luôn đứng về bên phải. Khi cửa mở cứ thế mà vào đơn giản như vậy mà không chịu học. Ở phi trường lên máy bay thì tranh nhau lên. Khi xuống lại tranh nhau xuống. Cả giám đốc, trưởng phòng, doanh nhân và người có “điều kiện”, thậm chí có ông Việt kiều 30 năm mới về nước cũng thế. Thằng bạn bảo không hiểu nổi, tôi mới bảo tao còn chả hiểu nổi nữa là mày. Ảnh minh họa. 3. Ăn uống: Nó kể vài chuyện như sau vì làm chung ở Hotel Mariot hơn 300 phòng. Nhân viên đông có đến vài chục quốc tịch. Ăn sáng, săn trưa không mất tiền, vừa đủ no theo yêu cầu. Nhưng tao thấy người Việt Nam nhà mày (nhỏ con) lại ăn nhiều, tham ăn và dốt. Ví dụ ăn nhiều thì lấy thức ăn làm 2 hay 3 lần, đằng này làm một đĩa như cái mả tổ. Còn thêm 2 cốc sữa tươi khoảng 1 lít. Có món ngô non họ làm vừa nước vừa hạt người Việt rất thích. Khi ăn nước thì húp soàn soạt. Ăn hạt ngô lẽ ra lấy thìa mà ăn, đằng này lại lấy cái nĩa để xúc hạt, rồi hạt còn thì lấy miệng hút nghe chùn chụt. Người Âu ăn họ ngậm miệng lại nhai nên không nghe tiếng chứ 10 người Việt Nam mà ăn uống thì âm thanh nghe như… Thấy mà ngượng thay. Năm 1995 có đoàn cán bộ một tỉnh miền Trung sang du lịch và nghiên cứu thị trường gì đó. Chúng tôi có tổ chức giao lưu ăn uống. Thế mà hắn nhớ có một ông mặc áo kẻ sọc đỏ ăn xong lấy tăm xỉa răng, xỉa xong rồi đưa lên mũi ngửi. Thật hết chỗ để nói. Tôi biết ông ấy là lãnh đạo ngành thương nghiệp tỉnh. Hắn còn nói cái một thanh niên nói được tiếng Pháp hút thuốc lá vẩy cả tàn thuốc xuống thảm lót nhà. Tôi biết anh này làm ở ủy ban kế hoạch của tỉnh. Hắn nói người Việt còn rất nhiều cái để nói và không muốn kể thêm sợ mất lòng. Còn thì nghĩ khác văn hóa vùng miền, quốc gia nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Thông qua những cử chỉ, hành vi của con người nó toát lên sự được giáo dục, được học hỏi và hòa nhập. Qua đó họ tôn trọng hay xem thường văn hóa quốc gia đó. Nghĩ thấy buồn và xấu hổ thay. Độc giả Thao Hue
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:37 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Những mẩu chuyện về người Việt đọc xong… chỉ muốn “độn thổ”
Những mẩu chuyện về người Việt đọc xong… chỉ muốn “độn thổ”
Loạt bài viết về thói xấu của người Việt đăng trên VietNamNet nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Nhiều độc giả đang sinh sống ở nước ngoài gửi thư chia sẻ về thói hư tật xấu của người Việt ở nước ngoài. Độc giả Nguyễn Năm sống ở Nhật kể: “Khi đi ăn liên hoan, người Nhật chỉ gắp mỗi món 1-2 miếng, và ăn hết, nếu thích ăn nữa họ mới gắp tiếp. Còn người Việt mình thì cái gì cũng gắp cho đầy khay, ăn cái gì cũng không hết, để lại nhìn rất phí. Người Việt mình giống như kiểu no bụng đói con mắt ấy. Các bạn cứ bảo có người nọ người kia, nhưng sao nhiều người được đi ra ngoài, được ăn học, không còn lạ gì với sơn hào hải vị mà vẫn mang những điều xấu hổ cho Việt Nam nhỉ?”.
Độc giả Hoàng Nguyên đang học đại học ở California kể: “Nhiều lần vào thư viện học bài mà thấy sinh viên Việt “hồn nhiên” tím năm tụm ba bàn tán ồn ào. Rất là khó chịu. Nhiều khi muốn nói người quản lý đuổi thẳng cổ ra ngoài nhưng nghĩ tới đồng hương nên bỏ qua. Có lẽ bây giờ phải nghiêm khắc hơn với những đồng hương thiếu văn hóa này”.
Đang sống ở Moscow, Nga, độc giả Hùng Phạm nhận ra rằng người Việt có rất nhiều tính xấu nơi công cộng. Độc giả này kể: “Hồi tôi mới sang đây, được các bạn đồng hương đọc cho nghe câu: “Ăn nhanh, đi chậm, hay cười, nói to, hay ngáp, ấy người Việt Nam". Sau 15 năm định cư ở đây, tôi nhận thấy câu đúc kết đó chính xác 100% và còn thấy thêm bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt như đái bậy, khạc nhổ bừa bãi, vứt rác không đúng nơi quy định…Không biết bao nhiêu mà kể”. Thói xấu của người Việt ở Anh cũng rất phổ biến, độc giả Sogesu kể: “Tôi đi học ở Anh nhiều năm và thấy thói xấu của người Việt là cực kỳ phổ biến. Nhiều khi ra đường không dám nhận đồng hương vì sợ dính phải bọn vô văn hóa này. Sống ở nước văn minh nhưng không cư xử văn minh: nào là khạc nhổ nơi công cộng, hút thuốc vứt tàn lung tung, lên xe buýt thì hò hét, mắt thì láo liên như muốn giật đồ người ta, ký hợp đồng iphone xong rồi tuồn hàng về Việt Nam bán, trả lời thì cộc lốc nói tục đến nỗi người Anh họ cũng biết từ D.M nghĩa là gì và còn vô vàn những kẻ xấu trồng ma túy bán thuốc lậu chuyên đi lợi dụng sinh viên để trà trộn buôn thuốc”.
Độc giả Anh Tuấn đang sống tại Úc cũng lên tiếng: “Có những buổi sáng đi làm ngoài đường trời rất đẹp, nhưng vô tình gặp một người đồng hương ăn mặc chỉnh tề và bóng bẩy chắc cũng làm nghiên cứu sinh ở đây, đang đi thì quay người sang khạc và nhổ xuống lề đường, chứng kiến cảnh đó thật là rợn người và cảm thấy vô cùng gớm ghiếc. Người Úc mà nhìn thấy chắc họ tẩy chay luôn”. “Quả là đúng như vậy, tôi đang công tác ở Mozambique. Khu kí túc xá tôi ở có chừng 20 người Việt. Mỗi lần khu tổ chức ăn uống, tiệc tùng là y như rằng người Việt loạn nhất. Uống rượu say rồi hát hò, đậm phá loạn cả lên đến tận nửa đêm. Đến tôi là người Việt còn không chịu nổi”, độc giả Văn Tuân chia sẻ. “Có một lần tôi đọc ở đâu đó, những nước văn minh trên thế giới gọi người Việt là công dân hạng 2, vì những thói xấu như tham ăn tục uống, cười nói oang oang, khạc nhổ nơi công cộng, hắt hơi, ho không quay đi hay che chắn, ngoáy mũi nơi đông người, xỉa răng rồi không ý tứ, tranh giành vị trí tốt nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Thật đáng buồn”, độc giả Phong Hào tiếp lời.
Anh Minh Phong, một người sống 20 năm ở nước ngoài chia sẻ câu chuyện của mình: “Tôi sống ở nước ngoài đã 20 năm rồi , nhưng có hai bài học ấn tượng làm tôi nhớ mãi, một lần tôi cùng một anh bạn đồng hương vào máy tự động mua hai ly cafe, uống xong anh ta tiện tay vo chiếc cốc nhựa ném xuống vệ đường , lập tức có một thanh niên bản xứ quần áo comple lịch sự đang đi cúi xuống nhặt chiếc cốc bỏ vào thùng rác, anh ta cũng chẳng nói lời nào và đi thẳng. Tôi cùng anh bạn mặt đỏ bừng vì xấu hổ . Lần nữa vào mùa hè chúng tôi được mời đi du lịch trên biển bằng du thuyền, ra giữa khơi, thuyền neo lại, chúng tôi cùng với chủ tàu bỏ đồ ăn mang sẵn ra thưởng thức, ăn xong miếng dưa hấu tôi giơ tay định ném vỏ xuống biển, nhanh như cắt chủ tàu một tay bắt lấy cổ tay tôi, một tay đưa chiếc túi ni lon để tôi bỏ vào. Giữa biển khơi bao la mà họ còn có ý thức giữ sạch môi trường như thế. Không biết đến bao giờ ý thức dân Việt mình mới được như vậy? Anh Thanh Tùng – một người làm trong ngành khách sạn nhà hàng, đã chứng kiến rất nhiều cảnh ăn uống và giao tiếp của người mình tại nơi công cộng. Anh kể lại: “Một số người Việt mình vào nhà hàng ăn buffet thì lấy đồ ăn giúp nhau, lấy đầy đĩa, đầy bàn không ăn hết, nhân viên phải thu dọn và đổ đi.
Một số người khi vào sảnh khách sạn thì nói chuyện ầm ĩ, gọi tên nhau rất to, hút thuốc và bỏ tàn và mẩu thuốc lá bừa bãi trên sảnh và hành lang. Thật ghê sợ khi nhìn thấy họ xì mũi và khạc nhổ bừa bãi trong sảnh của một khách sạn sạch sẽ, sang trọng. “Khách nước ngoài cảm thấy không thoải mái khi nhìn thấy cảnh tượng này!!!"- Anh ngao ngán bình luận.
K. Minh (tổng hợp)
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:41 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Ăn buffet, nhiều người Việt nhét bánh ngọt, cà phê vào túi..
Ăn buffet, nhiều người Việt nhét bánh ngọt, cà phê vào túi... đem về
Đọc bài viết Xấu hổ vì trí thức Việt cũng tham ăn tục uống của Nguyễn Thị Hoan. Tôi cũng xin có một vài suy nghĩ về văn minh tiệc đứng hay gọi là buffet. Trước hết, tôi đồng cảm với tác giả vì tôi cũng từng chứng kiến nhiều cảnh rất xấu hổ về việc này. Tôi xin kể ra như sau: - Kỳ đi Thái Lan sau khi tới giờ ăn trưa với thức ăn tự chọn tại nơi tour du lịch đã đặt, một người trong đoàn VN (cũng là trí thức) lấy một dĩa cơm chiên rất nhiều cơm và lấy cùng lúc 2 cái đùi gà to. Anh ta ăn chỉ được một nữa rồi bỏ.
- Một lần ở Singapore khi đi thăm một trường Đại học, tới giờ ăn trưa tại trường khoản đãi. Đoàn người VN chúng ta cứ tranh nhau vào lấy, không xếp hàng gì cả, trong khi các bạn Singapore đứng nhìn và xếp hàng chờ. Đến khi bạn vào được để lấy thức ăn thì có nhiều món không còn và họ chỉ ăn qua loa những thứ còn lại
- Lần khác khi họp về y tế học đường do Bộ GD&ĐT triệu tập, giờ giải lao có phục vụ bánh ngọt, cà phê ... thì những người ra trước họ đứng xung quanh dãy bàn bày thức ăn, thức uống và tự nhiên vừa đứng ăn vừa trò chuyện mà không chừa chỗ cho những người khác có thể vào lấy phần. Tệ hại hơn là sau đó họ lấy bánh ngọt và những gói cà phê, gói trà chanh ... mang về bỏ vào túi để dành.
Một số người Việt chúng ta, trong đó có cả trí thức hình như không tìm hiểu về cái gọi là văn minh tiệc đứng. Qua những gì tôi kể trên, tôi vô cùng xấu hổ mà không tiện nói vì sợ mang tiếng dạy đời, chỉ tâm sự với những người thân nhất. Riêng tôi, tôi may mắn được nghe một đứa cháu là Việt kiều nó chỉ dẫn và nói cho biết khi ăn buffet thì khi lấy là phải ăn cho hết (người Nhật họ lấy bánh mì và quẹt hết nước sốt bò cho sạch hết đĩa). Còn hững món thấy lạ thì ta nên lấy thử một ít mà dùng, nếu được ta vô tư lấy thêm, không hạn chế số lần lấy và số món ăn.
Bất cứ nơi nào từ Âu sang Á, văn minh xếp hàng là một thứ luật bất thành văn, người Việt chúng ta ít để ý đến nơi công cộng là một tệ hại khi đi nước ngoài. Tôi còn đọc trên mạng là tại Thái Lan họ ghi bằng tiếng Việt tại các nhà hàng thức ăn tự chọn, câu" chỉ lấy đủ dùng" hỏi có nhục quốc thể không?
Không ai, khôn từ trong trứng, cũng như không ai ra khôn ra mà chả dại một lần. Có mấy ai chịu tìm hiểu những ứng xử cho có văn hóa, mà văn hóa tiệc đứng cũng đáng phải học lắm chứ.
Hoài Long
Kinh nghiệm ăn tiệc đứng văn minh
Đi dự tiệc đứng (buffet) hoặc uống cafe, trà kèm hoa quả, bánh trái trong thời gia nghỉ giải lao giữa buổi hội thảo, tọa đàm, tôi thấy có mấy điểm mà một số người Việt ta xử sự không đẹp:
hứ nhất, không chụi xếp hàng, hay chen ngang để lấy thức ăn, hoa quả cho nhanh.
Thứ hai, lấy quá nhiều thức ăn, hoa quả dovậy thời gian chất lên đĩa khá lâu ảnh hưởng đến người khác, sau đó ăn không hết vô cùng lãng phí.
Thứ ba, có người lấy thức ăn, hoa quả xong đứng ngay cạnh những khay thức ăn không rời đi chỗ khác làm cho người khác khó vào lấy thức ăn, hoa quả.
Cách xử sự đúng khi đi dự tiệc đứng, khi uống cafe giữa buổi hội thảo là:
Thứ nhất, chịu khó xếp hàng, đến lượt mình chọn nhanh một thứ gì đó rồi rời hàng nhường cho người khác, sau đó ta sẽ quay lại lấy sau.
Thứ hai, chọn lấy thức ăn và hoa quả vừa phải để không để thừa.
Thứ ba, không nên đứng sát các khay đựng thức ăn, hoa quả vì như thế là cản đường người khác.
Thứ tư, nên vừa ăn vừa nói chuyện không nên quá chuyên tâm vào việc ăn uống vì tiệc đứng là để giao lưu, trao đổi, chuyện trò. Có thể do không biết mà một số người đã xử sự không đẹp khi dự tiệc đứng.
Phạm Hữu Nghị
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:49 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Phá
Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp
Là một công chức ngoại giao, thường xuyên đưa các đoàn công tác của các tỉnh ra nước ngoài, tôi xin được kể một số mẩu chuyện về các công chức, trí thức Việt như sau:
1. Ở giữa sân bay Charles de Gaulle (Pháp) hay sân bay Frank Furt (Đức), hoặc bất kỳ một sân bay lớn nào khác ở châu Âu, nếu nhìn thấy đoàn người nhốn nháo, vali, hành lý cồng kềnh, túi to, túi nhỏ, tay xách nách mang thì đích thị là người… Việt Nam.
Dù đã rất nhiều lần nhắc là phải tôn trọng tuyệt đối quy định cân nặng của hành lý, nhưng lần nào tôi cũng thấy nhóm công tác đem thừa đến chục cân hành lý. Gặp nhân viên sân bay nào dễ tính, nếu mình xin xỏ thì họ cho đem theo một vài cân thừa. Nhưng đa số lần, ngay giữa những sân bay hoành tráng nhất châu Âu, tôi chứng kiến cảnh người Việt tháo tung hành lý, nào là đồ ăn thức uống, nào là quần áo mỹ phẩm bày bừa ra sảnh đợi.., í ới, ồn ã loạn cả lên gọi nhau xem có đồ nào thừa, đồ nào thiếu.
Có hành khách còn mang quả mít to đùng sang Séc cho người thân, nhưng do thừa cân, người này vứt quả mít vào thùng rác. Thế là an ninh sân bay được một phen náo loạn… vì tưởng quả mít là quả bom. Cảnh tượng trông nhếch nhác và lộn xộn đến mức người châu Âu đi qua không khỏi ném lại cái nhìn tò mò và ái ngại.
2. Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên Đại lộ Champs-Élysées (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng.
Có cán bộ còn vừa há mồm vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác. Họ không biết, đối với người Pháp, việc cầm tăm xỉa răng… không khác gì việc họ nhìn bạn đi tiểu tiện giữa chốn đông người. Nói đến việc nay, lại xấu hổ khi có vài người trong đoàn vì quá buồn… tiểu, không nhịn được nên đã tự động lảng ra đi tìm bụi rậm giữa vườn hoa trên thủ đô nước bạn để… tè bậy.
Vào quán ăn, không ít người nhìn sang các bàn bên cạnh, chỉ trỏ vào chai rượu của họ rồi bán tán xem đó là rượu gì? Có người hồn nhiên thò tay lấy túi giấy đựng hàng để sau quầy tính tiền khiến người bán được phen hết hồn vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ăn to, nói lớn, đi lại ầm ầm… là chuyện hồn nhiên như cơm bữa mà tôi gặp ở hầu hết các đoàn công tác người Việt, trong đó có không ít những người là cán bộ cao cấp của các tỉnh.
Nhà tắm và vệ sinh ở khách sạn Pháp được trải thảm vì họ thiết kế một buồng tắm riêng bằng kính nên nước không thể bắn ra ngoài. Một số người Việt khi tắm xong có thói quen giặt quần áo trên bravo rửa mặt, có người còn xối nước giặt ngay trong buồng tắm kính, thế là nước chảy tràn ướt đẫm cả thảm, tràn cả ra ngoài. Nhìn phục vụ phòng và quản lý người Pháp lên giải quyết vụ việc mà tôi không còn có cái lỗ nào để chui...
Đấy chỉ là một vài chuyện nhỏ mà không nhỏ của những người Việt “hồn nhiên” khi đi công tác nước ngoài.
Độc giả Quang Sơn
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:51 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Nỗi buồn người Việt phải giả danh thành người... Nhật
Nỗi buồn người Việt phải giả danh thành người... NhậtXin chào các độc giả của VietNamNet! Dạo gần đây tôi có đọc một số bài viết về những thói quen xấu của người Việt. Thật sự tôi thấy những gì các bạn nói hoàn toàn đúng. Phải chăng vì nhưng lý do nay mà người Việt bị phân biệt đối xử khi đi du lịch nước ngoài?Tôi xin chia xẻ về một số kinh nghiệm bị kỳ thị mà mình đã từng trải nghiệm như sau: Tôi là người Việt gốc Hoa và cao gần 1m8 nên vóc dáng và khuôn mặt tôi không giống người Việt lắm, ngay cả khi ở Việt Nam nếu tôi không nói tiếng Việt thì cũng không ai nhận ra. Trong 1 chuyến du lịch đi Campuchia, khi qua tới nước bạn, đi ăn uống ở nhà hàng hay vào những nơi bán quà lưu niệm, người bản địa khi biết mình là người Việt Nam thì thực sự không mấy mặn mà tiếp đón lắm, trong khi đối với những người ngoại quốc cùng đoàn thì họ khá niềm nở và nhiệt tình, điều này làm tôi vừa khó chịu vừa ngạc nhiên. Biết điều này nên những lần tiếp theo khi vào, tôi không nói mình là người Việt mà nói mình là người Nhật (do tôi nói tiếng Nhật rất lưu loát) nên tôi nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tình mặc dù tôi không mua gì cả. Trong một lần khác tôi đi Đài Loan và Hàn Quốc, rút kinh nghiệm lần trước tôi không nói mình là người Việt, thế là tôi lại nhận được sự ưu ái đặc biệt hơn những người Việt đi cùng. Tôi không lấy điều này làm thích thú, mà là rất đau, nỗi đau cho cả dân tộc. Thế nhưng có một sự thật phũ phàng hơn, là trên chuyến bay của hãng Vietnam Airline, lượt đi khi nhân viên chào tôi bằng tiếng Nhật, tôi đáp lại tôi là người Việt thế là từ phút ấy về sau nhân viên luôn lạnh lùng, có hỏi gì thì cũng trả lời cộc lốc, trong khi những người bên cạnh tôi luôn được chăm sóc đặc biệt. Thế là ở chặng về, tôi chủ động nói tiếng Nhật, các bạn chắc cũng đoán được điều tôi muốn nói rồi nhỉ! Thế còn dạo gần đây, có nhiều chị em phụ nữ lấy chồng Âu - Mỹ rồi lên báo phê phán đàn ông Việt kém này kém nọ, tỏ ra hãnh diện lắm thì phải! Nhưng họ đâu biết rằng họ tự bôi tro trét trấu vào mặt chính bản thân mình, chính dân tộc mình. Các bạn có biết chồng Tây của các bạn nghĩ gì khi bạn phê phán chính dân tộc của mình không? Các bạn nhìn Trung Quốc xem, họ cũng có nhiều tật xấu đó, tỉ lệ kết hôn giữa phụ nữ Trung Quốc và người nước ngoài cao gấp mấy chục lần Việt Nam, nhưng chưa có người nào "dũng cảm" như các bạn "dám" đúng lên phê phán dân tộc của mình cả! Ngay cả người Việt còn không tôn trọng lẫn nhau thì sao đòi hỏi người nước khác tôn trọng mình? Giờ tôi có thể thốt lên rằng trên thế giới này chỉ có người Việt mới kỳ thị chính dân tộc của mình. Có lẽ sắp tới tôi còn phải làm người nước ngoài bất đắc dĩ dài dài rồi!!!Kính chào.Độc giả Leeson (từ Osaka Japan)
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 5 Tháng 3 14, 2013 1:58 pm |
|
|
|
|
Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
|
[ 11 bài viết ] |
|
Ai đang trực tuyến? |
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách |
|
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này. Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này. Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này. Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này. Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.
|
|