Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 4 Tháng 11 27, 2024 9:27 am



Gửi bài trả lời  [ 8 bài viết ] 
 Những mối đe doạ với đa dạng sinh hoc 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Những mối đe doạ với đa dạng sinh hoc
BẠN BIẾT GÌ VỀ NHỮNG MỐI ĐE DOẠ VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC

Những hoạt động của con người đã làm cho rất nhiều loài bị tuyệt chủng. Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Hơn 99% những sự tuyệt chủng thời cận đại là do con người gây ra.
Những loài sống trên các đảo đặc biệt rất dễ tuyệt chủng vì chúng chỉ sống được trên một hay một số ít hòn đảo. Mô hình sinh địa của đảo được sử dụng để dự báo rằng với tốc độ phá hủy nơi cư trú như hiện nay thì mỗi năm sẽ có 25.000 loài sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới. Nhiều quần xã sinh học đang dần dần bị mai một bởi những sự tuyệt chủng cục bộ của loài.
Hạn chế việc gia tăng dân số loài người là một giải pháp hữu hiệu giải quyết cuộc khủng hoảng của đa dạng sinh học. Hơn nữa những hoạt động quy mô lớn của công nghiệp khai thác gỗ và nông nghiệp thường dẫn đến việc hủy hoại môi trường tự nhiên không cần thiết, làm ảnh hưởng đến việc khai thác dài hạn các nguồn lợi thiên nhiên. Những nỗ lực nhăm hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở những nước cộng nghiệp phát triển và việc xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tống thể bảo vệ đa dạng sinh học.
Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất các nơi cư trú; bởi vậy việc làm quan trọng nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn các nơi cư trú. Các nơi cư trú đặc biệt đang bị đe dọa hủy hoại là các khu rừng mưa, rừng khô nhiệt đới, các vùng đất ngập nước ở tất cả các vùng khí hậu, các vùng đồng cỏ ôn đới, rừng ngập mặn, và các dải san hô. Nơi cư trú bị chia cắt là quá trình mà những khu vực rộng lớn, liên tục của nơi sinh sống bị giảm về diện tích hay bị chia cắt xé lẻ nơi ra làm hai hay nhiều phần nhỏ. Việc việc chia cắt xé lẻ nơi cư trú có thể dẫn đến sự mất mát nhanh chóng của các loài còn lại bởi vì chúng tạo ra những rào chắn ngăn cản việc phát tán, việc định cư và kiếm mồi của các loài động vật. Môi trường sống trong phần bị chia cắt xé lẻ sẽ bị thay đổi và các côn trùng gây hại sẽ trở nên phổ biến hơn.
Sự ô nhiễm môi trường loại bỏ rất nhiều loài ra khỏi quần xã sinh học của chúng kể cả ở những nơi mà cấu trúc quần xã không bị ảnh hưởng lớn. Sự ô nhiễm môi trường bao gồm: sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp, phân bón hóa học và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, nitơ bị lắng đọng quá mức, các khí quang hóa và khí ôzôn. Như chúng ta đã biết khí hậu địa cầu có thể bị thay đổi trong thế kỷ XXI bởi vì lượng khí cacbonnic thải vào khí quyên quá lớn do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Mức độ tăng nhiệt độ dự kiến sẽ nhanh đến mức nhiều loài không thê nào điều chỉnh được biên độ sống của chúng và sẽ bị tuyệt chủng.
Hiện nay tình trạng nghèo khó vẫn diễn ra ở nông thôn. Việc cải tiến đạt hiệu quả cao hơn các phương pháp săn bắn và hái lượm, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã thúc đẩy sự khai thác quá mức đối với rất nhiều loài, đẩy chúng đến sự tuyệt chủng. Các nền văn minh của các xã hội trước đây có những truyền thống, thói quen hạn chế khai thác tài nguyên quá mức, nhưng ngày nay, những truyền thống đó đã bị phá vỡ và con người vô tình hoặc hữu ý đã chuyển hàng ngàn loài đến những vùng đất mới trên thế giới. Một số loài nhập cư đã có tác động xấu đối với các loài bản địa dẫn đến dịch bệnh và động vật sống ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt tại những khu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển đi lại trong một địa bàn rộn lớn. Động vật bị nuôi nhốt thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao và các bệnh dịch đôi khi lan truyền giữa các loài động vật có quan hệ họ hàng với nhau.
Các loài động vật dễ bị tuyệt chủng có những đặc điểm nhất định như: có vùng phân bố địa lý hẹp, chỉ có một hay ít quần thể, kích thước quần thể nhỏ, quần thể bị suy giảm về số lượng và có giá trị kinh tế đối với con người dẫn đến việc bị khai thác quá mức.
Các nhà sinh học đã nhận thấy rằng các quần thể nhỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng cao hơn nhiều so với các quần thể lớn. Kích thước tối thiểu của quần thế (Minimum viable population) chính là số lượng cá thê cần đủ để đảm bảo cho một quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các quần thể nhỏ: sự mất đi khá năng trao đổi gen và suy giảm sức sống do giao phối gần; sự dao động về số lượng cá thể; sự biến đối môi trường do thiên tai. Các hệ quả tổng hợp của các yếu tố trên được so sánh như yếu tố chính làm cho các quần thể nhỏ bị tuyệt chủng. Để tính toán số lượng quần thể tối thiểu có thể sống sót của một quần thể và khả năng chống chịu của quần thể đó trong một môi trường nhất định, ta phải sử dụng các số liệu về chủng quần học, gen, môi trường, thiên tai trong phân tích khả năng sống sót của quần thể. Các nhà sinh học bảo tồn cũng khẳng định rằng bằng cách quan trắc các quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện trạng số lượng, của loài đó hoặc đang ổn định, đang tăng lên, đang dao động hay đang suy giảm. Thường thì điều chủ yếu để bảo vệ và quản lý một loài quý hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng chính là phải hiểu được lịch sử tự nhiên của loài đó. Một số loài qúy hiếm được mô tả một cách chính xác hơn như là các quần thể biến thái trong đó một nhóm các quần thể tạm thời được nối kết với nhau do sự di cư, sự nhập cư và sự xâm chiếm. Các quần thể mới của các loài quý hiếm và quần thể loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể được tái phục hồi trong tự nhiên bằng cách sử dụng các cá thể hoặc được nuôi hay bị bắt ở ngoài tự nhiên. Trước khi thả ra tự nhiên, chim và thú được nuôi trong chuồng có thể phải được huấn luyện về tập tính săn mồi và sau khi được thả ra, chim và thú đó cũng thường phải được duy trì sự chăm sóc ở một mức độ nhất định. Việc tái lập phục hồi đưa vào các loài thực vật đòi hỏi phải có một phương thức khác do yêu cầu về môi trường chuyên hoá tại các giai đoạn gieo hạt và nảy mầm.
Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên có thể được duy trì ở các vườn thú, các vườn thực vật các bể nuôi; cách thức này được biết như là phương pháp bảo tồn ngoại vi. Đôi khi các loài được nuôi chiếm ưu thế có thể được sử dụng về sau để tái lập các loài đó ở ngoài thiên nhiên.
Nhằm nêu bật tình trạng của các loài nằm trong mục đích bảo tồn IUCN đã đưa ra năm mức báo tồn chính: tuyệt chủng, có nguy cơ, dễ bị tổn thương, quý hiếm và chưa có thông tin đầy đủ. Hệ thống phân loại này ngày nay được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng của các loài và lập các ưu tiên về bảo tồn.
Hiện nay một số những đạo luật có hiệu quả về bảo vệ các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng được ban hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những đạo luật này thường là trung tâm của các cuộc tranh cãi giữa các lợi ích về môi trường, và lợi ích kinh tế.
Một sự thật hết sức hiển nhiên là một số loài sinh vật có khả năng di cư xuyên biên giới cho nên việc kiểm soát các loài cần phải có sự liên kết giữa các quốc gia. Các hoạt động buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học, tầm quan trọng quốc tế của các lợi ích về đa dạng sinh học và tính quốc tế của các mối đe dọa đối với tính đa dạng nên cần thiết phải có các công ước và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học. Công ước Quốc tế về Buôn bán Các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng (CITES) đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán các động vật có nguy cơ bị đe doạ; ngày càng được xem là một cứu cánh lớn nhất của NHÂN LOẠI trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta.

Phùng Mỹ Trung - ST


Sửa lần cuối bởi Pmytrung vào ngày Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 3:20 pm với 2 lần sửa trong tổng số.



Thứ 4 Tháng 1 19, 2005 3:25 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 26, 2004 2:28 pm
Bài viết: 28
Gửi bài Trang Web về "Đa dạng sinh học"
Hãy vào trang này để “tận hưởng” vẻ đẹp của sự đa dạng sinh học, hy vọng bạn sẽ yêu thiên nhiên hơn bằng tất cả tấm lòng của mình!!!
http://www.nea.gov.vn/html/DDSH/index11.html


Thứ 6 Tháng 2 04, 2005 1:24 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Tôi thấy cái tiêu đề của chủ đề này bị cắt đi một đoạn, tại sao nó không thể hiện đầy đủ nhỉ ? Thay vì là đa dạng sinh học thì nó lại là đa dạ.


Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 11:30 am
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
À, tôi muốn hỏi thêm là các hoạt động (tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) về đa dạng sinh học tại Việt Nam được những tổ chức và cơ quan nào ủng hộ, giúp đỡ.


Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 11:32 am
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài 
Chào bạn Tre xanh !
Câu hỏi của bạn rất hay và rất sâu sắc nếu để trả lời phải lục tung rất nhiều tài liệu để trả lời cho bạn mặc dù tôi quá bận rộn để Design trang web duy nhất về phân lọai sinh vật rừng ở Việt Nam này sang tiếng Anh. Nhưng tôi sẽ Off tất cả vì những câu hỏi của thành viên trong diễn đàn này là niềm vui lớn nhất của tôi … hihi
Vấn đề đầu tiên mà bạn hỏi: Vì tài nguyên của Hosting của trang web này không nhiều (tiền thuê hosting, chi phí design … một mình tôi không thể chịu nổi … mà trang này hoàn toàn free cho nên rất cần tiết kiệm. Hơn nữa tiêu đề cần hết sức ngắn gọn và xúc tích nên … bạn thông cảm vậy… hihi
Vấn đề thứ 2 tôi sẽ nêu tên các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Trường hợp bạn cần địa chỉ cụ thể, số phone … tôi sẽ trả lời qua email cho bạn
A. Cơ quan nhà nước
1. Cục kiểm lâm - thuộc Bộ NN & PTNT
2. Viện điều tra qui hoạch rừng - thuộc Bộ NN & PTNT
3. Cục môi trường - thuộc Bộ khoa học, công nghệ & môi trường
4. Viện Hải dương học Nha Trang
5. Trung tâm tài nguyên & môi trường rừng - thuộc Viện điều tra qui hoạch.
6. Viện sinh thài tài nguyên sinh vật
B. Các tổ chức phi chính phủ trong nước
1. CRES – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Hội bảo vệ thiên nhiên & môi trường thủ đô Hà Nội
C. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
1. WWF – World wide fund for nature
2. IUCN – The world conservation union
3. FFI – Faunar and flora international
4. NGOs
5. WAR - Wife life at risk
6. Birdlife International

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 3:34 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Để làm tốt công việc trên, cần có các nghiên cứu, khảo sát trong một quá trình lâu dài ở điều kiện đặc thù của Việt Nam riêng cho từng vùng như ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam, trên núi cao, cao nguyên, đồng bằng và dưới biển, rừng ngập mặn, để xác định tập tính sinh sống, sinh sản cần thiết tối thiểu tương ứng. Vậy xin hỏi anh, có các đề tài nào trong thời gian qua đã được nghiệm thu, đang nghiên cứu và những cơ quan hay cá nhân nào có đề tài đó. Liệu các tài liệu quý đó có thể được chia sẻ trên website này không ?


Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 3:09 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Trả lởi yêu cầu
Chào bạn !!

Câu hỏi của bạn rất hay. Không hiểu hiện giờ bạn đang công tác và làm việc tại đâu, nhưng tôi đoán chắc là bạn đang cần rất nhiều các thông tin mà trang web Sinh vật rừng Việt Nam này không thể cung cấp cho bạn được – Xin lỗi bạn. Bạn có thể vào www.google.com sau đó bạn cần tìm kiếm những vấn đề gì bạn sẽ gõ từ khoá mà bạn cần tìm. Trong khuôn khổ trang web này tôi chỉ cung cấp được cho bạn các vấn đề về Phân loại sinh vật, các văn bản liên quan đến Lâm nghiệp, Kiểm lâm như các qui trình qui phạm, Văn bản pháp qui Kiểm lâm mà thôi. Bạn có thể tham khảo ở địa chỉ này www.kiemlam.org.vn đây là trang web lớn nhất của ngành Kiểm lâm Việt Nam hay trang này của Bộ NN&PTNT http://www.agroviet.gov.vn . Hy vọng các trang web tren sẽ đáp ứng được những yêu cầu của bạn – Chúc bạn khoẻ và hợp tác.

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 4:51 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Cám ơn anh đã rất nhiệt tình trả lời. Những quan tâm của tôi nhằm hướng mọi người đến cái hay được gọi là xã hội hóa. Một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Ngân sách chính phủ có giới hạn, tài trợ của các tổ chức quốc tế có chọn lọc, vậy nếu để người dân tham gia thì răn đe bằng pháp luật là một chuyện, hướng mọi người đi theo một hướng có lợi là một phần khác. Chỉ tiếc tiêu chí hoạt động của website hiện nay chưa thể mở rộng ra được. Theo tôi biết, những tài liệu về nuôi dưỡng động vật hoang dã hiện có trên thị trường chỉ nhắm đến các động vật mang lại nguồn kinh tế cao như trăn, rắn, ba ba, hươu nai, cá sấu và nhiều động vật ngoại lai như đà điểu,... Nếu có nhiều đề tài về thú quý hiếm của Việt Nam như loài voọc (như Trung Quốc làm với gấu trúc của họ ấy) thì hay biết mấy. Thân ái.


Thứ 5 Tháng 3 03, 2005 9:10 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 8 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010