Phát hiện loài dơi có chiếc lưỡi dài kỷ lục
Anoura fistulata, một loài dơi rất hiếm ở Ecuador đã phát triển chiếc lưỡi với chiều dài ấn tượng, khi thè ra bằng gấp rưỡi chiều dài cơ thể của nó, dùng để hút mật một loài hoa rừng nhiệt đới.
Nhà nghiên cứu Nathan Muchhala thuộc Đại học Miami (Mỹ), người đã phát hiện loài dơi này vào năm 2003, khẳng định đây là chiếc lưỡi dài nhất được biết ở loài động vật có vú.
Chiếc lưỡi của dơi Anoura fistulata có chiều dài tương đương chiều dài của tràng hoa Centropogori nigricans, tức 8,5 cm.
Bà Muchhala giải thích trên tạp chí Nature rằng dơi Anoura fistulata là động vật thụ phấn duy nhất cho loài hoa này. Đây là một ví dụ điển hình về sự đồng tiến hóa giữa một loài thực vật và loài thụ phấn cho nó, như giữa loài hoa lan và loài chim ruồi. Trước đây điều này nhưng chưa từng được quan sát ở loài dơi.
Muchhala đã tìm hiểu làm thế nào loài động vật có vú biết bay này có thể cất một chiếc lưỡi dài như thế vào cơ thể nhỏ bé của nó. Bà đã ngạc nhiên khi nhận thấy chiếc lưỡi xuất phát từ ngực, gần ức của con dơi.
(Theo HTV, Sciences & Avenir)