felis bengalensis
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am Bài viết: 94 Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
|
BẠCH TUỘC_LOÀI SINH VẬT KỲ BÍ
BẠCH TUỘC_LOÀI SINH VẬT KỲ BÍ
Khi nhà Sinh vật học Roland Anderson thuộc viện Thủy sinh hoc Settle mở nắp bể nuôi, tôi tự hỏi không biết là để cho nó_con bạch tuộc tên Steve quan sát tôi hay để tôi quan sát nó. Rõ ràng Steve đang nhìn chằm chằm tôi với con mắt to lớn của nó. Đột nhiên, nó rướn một tua cuốn bắt lấy bàn tay tôi đang quơ trên mặt nước. Cánh tay dài hơn 1,5 m của nó tiến lần từ cổ tay đến vai tôi, các giác bám của nó hít vào da tôi như những cái hôn lạnh lẽo.Tôi không thể không cảm thấy mình bị thăm dò, không thể không cảm thấy chút thông minh nào đó ẩn sau con mắt nhìn chăm chú và cánh tay thăm dò kia. Đột ngột nó rụt lại như một quả banh khi chạm vào cổ tôi. Steve co lại thủ thế ở góc bể nuôi. Màu da nó đang trơn láng bỗng chốc chuyển sang sần sùi và đỏ bầm_chỉ thị sự giận dữ .Rồi nó liếc nhìn tôi. Có dấu hiệu nguy hiểm nào chăng ? Có lẽ, cả tôi và nó đều là cả một điều bí ẩn với nhau.
Bạch tuộc và họ hàng chân đầu của nó là những tiến hoá lạ lùng: chúng là những loài không xương sống có bộ não lớn biểu hiện nhiều hành vi, nhận thức & dấu hiệu cảm xúc được cho là chỉ có ở động vật có xương sống bậc cao .Những loài này thách thức quan niệm xưa nay về trình tự phát triển trí thông minh cao dần từ cá, lưỡng cư, bò sát, chim,thú, linh trưởng & con người.
Các nghiên cứu về di truyền học cho thấy cách nay khoảng 1,2 tỉ năm loài thân mềm cổ xưa tiến hoá tách ra từ động vật có xương sống. Điều này cho thấy ích nhất con người cũng có liên hệ với tôm, sao biển, giun đất và bạch tuộc. Từ đó nhiều câu hỏi lớn được đặt ra: Làm thế nào những loài không xương sống phi xã hội và có đời sống ngắn ngủi kia lại phát triển những dấu hiệu thông minh như thế ? Và lý giải cho khả năng đó là gì ? Mặc dù các nhà khoa học vẫn đang cố tìm câu trả lời khi quan sát chúng trong môi trường sống, họ không khỏi ngạc nhiên về các biểu hiện của chúng.
Các thợ lặn cũng không ít ngạc nhiên với chúng, loài động vật 8 chân cực kì tò mò này .Thay vì chạy trốn, một số con bạch tuộc dò xét họ giống như Steve đã làm với tôi. Chúng thậm chí còn cố giật mặt nạ và ống thở của các thợ lặn. Các con bạch tuộc ở bể nuôi cũng không kém. Chúng tháo tung các ống thông khí và ống dẫn nước ở bể nuôi, gỡ bỏ các khoen khoá bể, phun mực những kẻ muốn bắt chúng ...
Với Steve con bạch tuộc được đặt tên đã khiến cho Anderson, người chủ trì các nhà khoa học nghiên cứu về động vật không xương sống ở Settle tự hỏi: Nếu coi bạch tuộc như những cá thể thì giữa chúng có gì khác nhau? Và liệu những con vật kỳ lạ trông giống thân mềm này có cá tính hay không ? Nếu có thì tiến hoá của chúng qua hàng tỉ năm có tương đồng gì với tiến hoá của loài người chúng ta ?
Trong khi đó, nhà tâm lý học người Canađa Jennifer Mather cũng đặt ra câu hỏi tương tự .Mather quan sát một con Octopus vulgaris, một loài bạch tuộc đặc trưng ở Đại Tây Dương. Sau khi bắt được mồi, nó mang về hang ăn rồi tìm nhặt đá che cửa hang lại, sau đó yên tâm nghỉ ngơi. Cách thức khôn ngoan này không ngờ có ở loài động vật bậc thấp này: phòng xa, tính toán và có lẽ cả khả năng sử dụng công cụ.
Mather và Anderson gặp nhau sau đó tại một hội thảo và nhận ra họ cùng quan tâm đến 1 vấn đề. Cả hai bắt đầu cộng tác với nhau nghiên cứu. Trước đó đã có các nghiên cứu thử nghiệm khả năng của bạch tuộc trong việc thoát khỏi mê lộ, học ám hiệu và cách giải quyết các tình huống thí nghiệm. Chúng giải quyết vấn đề vấn đề rất nhanh và nhớ rõ những điều được học.
Mather và Anderson tiến hành các nghiên cứu sâu hơn và dẫn chứng bằng một loạt kết quả về năng lực và hành vi có tính thông minh của chúng mà trước đó được coi là chỉ có ở động vật có xương sống bậc cao. Một số điểm trong công trình nghiên cứu của họ gây tranh cãi và ngờ vực. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu kế tiếp của các nhà khoa học khác khẳng định thêm quan điểm của họ và còn đưa ra nhiều phát hiện đáng ngạc nhiên khác.
Các kết quả giải phẫu bạch tuộc cho thấy: Bạch tuộc và Mực có tỉ lệ não so với trọng lượng cơ thể lớn hơn hầu hết các loài cá, bò sát và các động vật khác, chỉ trừ chim Aves và thú Mamanila. Mặc dù não bạch tuộc cấu tạo khác so với bộ não điển hình của các loài có xương sống vì nó bao quanh thực quản thay vì nằm bên trong sọ. Nó cũng chứa các thuỳ não và các vùng thần kinh phức tạp, xúc giác, thị giác và có cơ chế điện thần kinh. Nhà Vật lý thần kinh học Ted Bullock thuộc ĐH Caliornia, San Diego cho biết: "Điện não đồ của loài động vật không xương sống này tương tự ở chó, cá heo và người nhưng yếu hơn" cont...
|