Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 3 Tháng 11 26, 2024 4:51 am



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Ve Sầu và Dế Nhủi 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 04, 2007 1:23 pm
Bài viết: 2
Gửi bài Ve Sầu và Dế Nhủi
Chào bà con cô bác gần xa !

Hiện tôi dang cần thông tin về sự lột xác của ve sậu Không biết bà con cô bác ở đây có tài liệu liên quan k? nếu có gủi cho mình nha !

Chào thân Ái,

dowwnload


Thứ 6 Tháng 5 04, 2007 1:43 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 04, 2007 1:23 pm
Bài viết: 2
Gửi bài 
Hu..hu..!!, sao không có ai trả lời hết vậy?


Thứ 2 Tháng 5 07, 2007 10:31 am
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài 
Chào bạn ! Mình không chuyên sâu về lĩnh vực này nhưng có 1 bài viết về nó Bạn có thể tham khảo xem có giúp ích được gì chăng !
VE SẦU
Bài viết này download từ trang web: www.vphausa.org
Ve sầu, một sinh vật kỳ lạ, mang nhiều kỷ niệm cho thời học sinh : Mùa hè..là mùa ve kêu. Các học sinh trường Pháp chắc phải nhớ đến bài ngụ-ngôn của La Fontaine ' La Cigale et la Fourmi'.. Năm nay, Bộ Canh nông Hoa Kỳ đã thông báo : 'Đến tháng năm này (May 2004), hàng tỷ con ve sẽ tái xuất hiện trong vùng Đông Nam Hoa Kỳ từ Indiana đến Tennessee, sẽ ca hát ồn ào cho đến hết tháng sáu và rồi biến mất.. để chỉ sẽ trở lại 17 năm tới ! Với người Mỹ, ve là một sâu bọ phá hoại..nhưng với Đông Y Ve lại cung cấp những vị thuốc đặc biệt...
Ve sầu thuộc Gia đình Sâu bọ Cicadidae, sống phần lớn tại những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi cây cối và bụi rậm. Đặc tính sinh học đặc biệt của Ve sầu là phải trải qua một quá trình 'thay-hình đổi-dạng' hay biến thái. Khi trứng nở thành ấu trùng (hay sâu non), sâu có hình dạng khác hẳn ve trưởng thành. Sâu non sống chui dưới đất, đào hang, và bám vào các rể non, để hút nhựa. Thời kỳ này có thể ngắn hay dài tùy loài ve. Qua giai đoạn này, ve sầu chui lên khỏi mặt đất, lột xác và thành ve trưởng thành. Ve trưởng thành chỉ sống vài tháng, truyền giống rồi chết. Ve đực phát ra tiếng kêu để dẫn dụ ve cái. (riêng loài ve Úc Tettigarcta..lại không phát ra tiếng).
Tại Hoa Kỳ, Ve thuộc Nhóm phụ Magicicada ; Nhóm này có những loài ve mà thời kỳ ấu trùng kéo dài 13 hoặc 17 năm : có khoảng 12 loài cần đến 17 năm để phát-triển và 3 loài cần 13 năm. Ve Hoa Kỳ gồm các loài chính :Magicicada septendecim. M.cassini và M. septendecula.. Chu kỳ của Ve '17 năm' được ghi nhận như sau : Từ 6 đến 8 tuần lễ sau khi ve cái đào ổ nơi cành non, đẻ trứng, rồi chết. Trứng nở và nhộng rơi xuống đất. Nhộng tìm cách chúi đầu, vùi lần xuống đất khoảng 30 cm, tạo thành một hốc trú-ẩn và hút nhựa cây để sống trong suốt 17 năm sắp tới. Mỗi hốc chừng 1 foot vuông chứa từ 30 đến 50 con nhộng.. Sau 17 năm (hiện chưa rõ ve..đếm lịch bằng cách nào ?), sâu con sẽ trồi lên khỏi mặt đất khi nhiệt độ ở vào 18 độ C (64 độ F) : Ngay lúc sáng sớm, sâu con dài chừng 2.5 cm bò khỏi hốc và bám lên các vật thẳng đứng như..cây, bức tường, bia..Một điểm lý thú khác là hàng tỷ con sâu cùng chui lên khỏi mặt đất cùng một lúc ! Sau khi bám chắc vào mặt bằng, sâu con lột xác (chỉ trong 1 đêm): vỏ mở ra, ve màu trắng đục xuất hiện, cánh mở ra, thân chuyển sang màu nâu đậm và vỏ thân cứng lại...(Đây là lúc nên đi nhặt ve..nếu muốn dùng ve làm món..nhậu, ve lúc này có vị mềm và bùi như..asparagus đóng hộp ).
Ve đực, sau đó bay bám vào một thân cây có nhiều ánh sáng mặt trời (càng có nhiều ánh nắng, ve càng có nhiều năng lượng để kêu..to). Tiếng ve có thể vang xa đến nửa mile. Bộ phận phát thanh của Ve đực gồm một đôi cấu trúc, gọi là operculum nằm tại hai bên bụng nơi đốt thứ nhất. Operculum chứa 1 màng mỏng trắng, hay vàng nhạt, và một timbal hình bầu dục có nếp gấp giống như mặt trống..Các bắp thịt bụng ve làm timbal rung động và phát ra tiếng..Khi ve đã dụ được ve cái, chúng tự ngưng kêu và bay quanh nhau để thực hiện việc truyền giống.. Sau khi truyền giống ve đực chết, còn ve cái tìm chỗ làm ổ và đẻ đến 600 trứng..đẻ xong, ve cái cũng chết..Từ 6 đến 8 tuần sau đó, trứng nở ra nhộng và

một chu kỳ 17 năm..lại bắt đầu. Đời sống của ve trưởng thành chỉ kéo dài từ 30-40 ngày.
Ve sầu Á đông: Tại Trung Hoa và Việt Nam, Ve sầu dùng làm thuốc thuộc nhóm Ve Cryptotympana.
Ve sầu Việt Nam: Cryptotympana japonica , gặp phần lớn tại các vùng đồi núi. Ve có kích thuớc tương đối lớn, cỡ 3 cm, có mắt kép rất to. Râu đầu ngắn mọc ở gần mắt kép. Ngực phát triển và gồ cao. Bụng có 5 đốt. Cánh màng màu đen : khi đậu cánh úp lại thành hình mái nhá.
Tại Trung Hoa, loài ve thường dùng làm thuốc là Crypto tympana atrata (hay pustulata) , còn gọi là ve đen. Ngoài ra còn có loài ve đặc biệt Oncotympana maculicollis dùng làm ký chủ cho loại Nấm quý Cordyceps sobolifera.
Ve , vị thuốc Đông Y: Đông Y cổ truyền gọi Ve sầu là Trách thiền. Bộ phận dùng làm thuốc là Xác ve (Periostracum Cicadae) hay Thiền thoái (Thiền thuế) = Chán tui.. Nhật dược gọi vị thuốc là Sentai và Triều tiên, là Sônse. Xác ve sầu thường được thu nhặt vào mùa hè, sang đến đầu thu. Xác ve được thu nhặt trên thân cây hay trên mặt đất vào buổi sáng sớm. Dược liệu tốt là những xác nguyên vẹn, mềm và nhẹ; khi dùng , rửa sơ qua, phơi khô sau khi bỏ đầu, cánh và chân Đa số dược liệu được cung cấp từ Sơn đông, Hồ Bắc, Hồ Nam . Thuyền thoái được xem là có vị ngọt/ mặn , tính hàn nhẹ tác động vào các kinh-mạch thuộc Phế, Can, có tác dụng 'trấn kinh, tán phong, giải nhiệt'.
Tác dụng của Xác ve: Phát tán 'Phong' và thanh 'Nhiệt' : dùng trị các chứng liên hệ đến 'Phong-nhiệt' ngoại nhập nhất là khi mất tiếng, cổ họng sưng đỏ và đau.
Trị ngứa: Dùng trong giai-đoạn đầu của ban-sởi, giúp ban-sởI chóng mọc. Dùng phối-hợp với Bột sắn dây (Cát căn) và Ngưu bàng tử.
Làm mắt thấy rõ, giúp trừ các chứng nóng gây mờ mắt, mắt đỏ, sưng và đau. Thường được phối hợp vớI Bạc hà, Hoa cúc và Lá dâu (Tang diệp) làm ngưng càc cơn co-giật và trừ 'Phong' : trị trẻ em nóng sốt, gây kinh phong, co-giật, ngủ mơ sợ hãi. Cũng dùng để phụ trị Sài uốn ván (tetanus) . Phối hợp với Cương tằm, Câu đằng để trị co-giật do Phong nhập Can.
Những nghiên cứu mới về Dược lực học: Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Trung Hoa và Nhật Bản.
Thành phần hóa học: Xác ve có chứa Hexacosanol, Heptacosanol, Octocosanol, Triacontanol, Hexacosanioic acid, Peptacosanoic acid, Octacosanoic acid và nhiều nhất là Chitin. (8 %).
Khoa Dược, Đại Học Setsunan (Osaka-Nhật) (11/2000) đã ly trích được từ xác ve những dimers loại benzodioxane có hoạt tính N-acetyldopamine và những monomers loại phenolic. (Pub Me, PMID :11086906)
Tác dụng trên Hệ Thần kinh trung ương: Các chế-phẩm chứa Periostracum Cicadae, thử nghiệm tại các bệnh viện Trung Hoa, dùng chung với các thuốc cổ truyền khác, cho thấy có tác dụng giảm hạ các cơn co-giật gây ra bởi độc tố tetanus nơi thỏ thử-nghiệm. Thú vật dùng xác ve bị ít cơn co-giật hơn và thời gian sống kéo dài hơn nhóm đối chứng..Tác dụng này cũng xẩy ra khi chích cho thỏ thử-nghiệm strych nine, cocaine và nicotine. Cơ chế tác dụng được cho là do ở khả năng gây trì-hoãn sự chuyển vận tín-hiệu thần kinh qua các khớp thần-kinh (synapse) tại hạch giao-cảm nơi cổ (thử nghiệm trên mèo).
Hoạt tính trên Sài uốn-ván (Tetanus): Chế phẩm từ xác ve, tán mịn được thử nghiệm để trị tetanus. Châm cứu, và các thuốc gây giản cơ, kháng sinh; mổ mở khí-quản(khi cần thiết) cũng được sử dụng. Trong tất cả các bệnh nhân thử-nghiệm, các phản ứng như toát mồ hôi, hai má sưng đỏ, nổi mẩn đỏ toàn thân ngứa ngáy, nhiệt độ tăng cao..đều diễn ra trong suốt 48 giờ. Thủy-dịch được theo dõi rất thận trọng. Khi cơn co-giật chấm dứt, bệnh nhân được cho ngưng thuốc. Trong số 29 bệnh nhân, chỉ một người chết.
Xác ve trong Nam dược: Các Danh Y Việt Nam như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh Thiền sư đều ghi chép những phương thức dùng xác ve khá đặc biệt :
Trong Lĩnh Nam bàn thảo, Hải Thượng Lãn Ông chép :
Thuyền thoái gọi là cái xác ve
Ngọt, mặn , hơi lạnh chẳng độc chi
Mụn độc, phong đầu choáng, màng mắt
Ngứa ghẻ, sởi , đậu, hãm hay ghê...
Trong Nam Dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh chép: Thuyền thoái, Thiền thoát-Xác ve. Khi dùng lấy nước nóng rửa sạch, bỏ vòi, cánh, chân. Vị ngọt mặn, tính hơi hàn, không độc, trị ác sang, mắt mờ, đau đầu, chóng mặt, sởi đậu bị hãm, nốt sởi và lở ngứa. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Tuệ tĩnh cũng ghi chép một số phương thuốc như:
Chữa trị trẻ em trợn mắt ngưỡc, đờm tắc, nóng li bì: Xác ve nấu với nước tương, phơi khô, tán bột, cho uống mỗi lần 3 phân với nước đun sôi.
Chữa trẻ ho, thở gấp : Xác ve, bỏ đầu cánh, chân, rửa sạch; củ nghệ.. mỗi vị 2 đồng cân, tán nhỏ, uống với sữa hay sắc.
Nấm Ve, một vị thuốc quý và hiếm: Ve sầu còn là ký chủ cho một loài nấm rất quý và rất hiếm, dùng để chữa bệnh tại Trung Hoa. Nấm Cordiceps sobolifera hay Cicada fungus, còn có tên là Thiền hoa, Thiền dũng thảo (Cây mọc từ nhọng
ve). Cordyceps là loại nấm thường được gọi chung là 'Đông trùng Hạ thảo' (loại Nấm, mùa đông là côn trùng nhưng đến mùa hè lại là một cây sống- xin đọc ' Nấm : Thức ăn Vị thuốc).
Cordiceps sobolifera, mọc ký sinh trong thân của nhọng ve sầu Oncotympana macucollis, chỉ gặp tring vùng Phúc kiến và Tứ Xuyên; một loài C. sobolifera khác, hiếm hơn, mọc ký sinh nơi thân của nhọng ve núi Cicada flamata.
Tuy nấm thuộc nhóm Cordiceps nhưng được dùng khác hẳn Cordiceps sinensis (Đông trùng Hạ thảo) về phương diện trị liệu.
Nấm Thiền hoa, dài khoảng 7-26 mm, mọc trên thân ký chủ lớn cỡ 2.5-6 cm, được phơi khô, có vị hơi đắng như cam-thảo và sử dụng để trị nóng sốt, chống co-giật, trị mắt kéo màng (cataract) gây sưng đau:
Để trị trẻ nóng sốt, gây kinh phong ; trẻ khóc đêm, ngủ nghiến răng, ho và sưng cổ họng. Trộn các vị (sau khi đã tán thành bột): Thiền hoa 0.3 g , nhộng dâu tằm (đã sao với rượu trắng) 0.3 g, Cam thảo (sau khi nấu chín) 0.3 g. Liều dùng cho trẻ 1 tuổi là 0.3 g, ngày 2 lần.
Để trị ban sởi: Nấm được dùng chung với Câu kỷ tử (sao cháy đen).
Vị thuốc được xem là tốt nhất và đắt nhất là loại Cordyceps mọc trên sâu ve sống nơi rừng tre Nhật (Phyllostachys quilioi).
Ve sầu.. món nhậu bổ dưỡng ?
Ve sầu và Cào cào là những món ăn khá đặc biệt tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Nhật bản..tuy nhiên việc dùng ve sầu làm thực phẩm ít thông dụng hơn là cào cào. Ngay từ thờI Homer, thi sĩ này đã làm thơ để khen..ve hát và khen thịt ve ngon! Aristotle đã chép là ngườI Hy lạp ăn nhọng và..cả ve cái chứa đầy trứng trong bụng. Tại Nhật, ve là món trên thực đơn trong những tháng hè nóng nực từ tháng Ba đến tháng Tư , ve nhiều đến mức, tại các thành phố lớn, bám đầy các thân cây, nhặt vài túi đầy rất dễ dàng. Tại các vùng nông thôn, sau cơn mưa buổI trưa, khi mặt trời xuống, chỉ cần thắp vài ngọn đèn là đủ dụ được hàng ngàn con. Thường vứt bỏ ve đực, vì hơi nặng mùi, ve cái có thể ăn sống, đem chiên, nướng sỏ qua thanh tre hay nướng vỉ, nhưng thường là hấp sau khi bỏ vỏ ngoài. Thịt ve còn được bằm nát hay xay nhuyễn, trộn với ớt, hành và tỏi, thêm vài giọt chanh và quết trên bánh mì hay cracker..

Tài liệu sử dụng:
Entomological Notes (Penn State College of Agricultural Sciences).
Fungi Pharmacopoeia (sinica) (Liu Bo & Bau Yun-sun).
Strange Foods (Hopkins & Freeman)
Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble).
Từ điển Động vật và Khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam (Võ văn Chi).
National Geographic News

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 3 Tháng 5 08, 2007 5:37 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010