Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 4 Tháng 11 27, 2024 1:38 am



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Vài nét về Lớp San hô Anthrozoa 
Người gửi Nội dung
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài Vài nét về Lớp San hô Anthrozoa
NGÀNH THÍCH TY BÀO CNIDARIA (RUỘT KHOANG COELENTERATES)
Phân loại:
- Ngành: thích ty bào Cnidaria
- Hai lá phôi, đối xứng tỏa tròn.
- Ở biển, nước ngọt.
- Định cư, sống tự do, dị dưỡng, dinh dưỡng bằng các tế bào châm (thích ty bào)
- Chu trình sống có sự xen kẽ các thế hệ, gồm các giai đoạn: polyp và medusa.
Ngành này gồm 3 lớp:
-Lớp Thủy tức Hydrozoa:
Thường có 2 giai đoạn: polyp và medusa
Đại diện: Hydra, Obelia
-Lớp Sứa chính thức Scyphozoa:
Chủ yếu giai đoạn medusa
Đại diện: Aurelia
-Lớp San hô Anthrozoa (hải quỳ, san hô):
Chủ yếu giai đoạn polyp.
Đại diện: Actinia.

Đặc điểm chung:
Hầu hết ruột khoang sống ở biển và phong phú nhất là ở các biển cạn và ấm. Chúng gồm sứa, hải quỳ và san hô. Ruột khoang có nghĩa là ruột rỗng_mô tả cấu trúc của chúng. Khoang cơ thể, gọI là khoang vị hay ống tiêu hóa được dùng để tiêu hóa thức ăn nốI với phần miệng. Tất cả các ruột khoang đều là động vật ăn thịt nhưng chúng không tích cực săn đuổI mồi. Cách bắt mồI của chúng giảI thích cho cấu trúc đốI xứng tỏa tròn. Xung quanh miệng có các xúc tu chứa các tế bào châm (thích ty bào) nhằm bắt giữ các sinh vật nhỏ bé trong môi trường khi chúng đến gần và tiếp xúc các xúc tu. Các xúc tu của chúng chứa rất nhiều thích ty bào. MỗI tế bào thích ty bao quanh 1 bao châm. Trong bao châm có một ống chứa chất độc có đầu nhọn. Bình thường ống này nằm xoắn bên trong bao châm, nhưng khi một ngạnh ngắn nằm bên ngoài bị kích thích, ống này sẽ bất thình lình bật ra bên ngoài, đâm xuyên vào con mồI và tiêm thuốc độc. Cơ chế phóng thích ty vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng có lẽ do sự tăng đột ngột áp lực bên trong bao và các sợI co rút trong tế bào thích ty. Việc phóng thích ty chỉ diễn ra khi có những kích thích cơ học và hóa học xảy ra đồng thời. Một số thích ty bào có dây nhỏ để cắm chặt và quấn quanh con mồi. MỗI bao thích ty chỉ được sử dụng 1 lần và tế bào kẽ sẽ sinh ra các thích ty bào mới .
Khi con mồI đã tê liệt, các xúc tu co lại,kéo con mồI tới miệng, rồI đưa vào bên trong cơ thể. Trong xoang cơ thể, các tế bào tuyến sẽ tiết ra các enzym protease và lipase để tiêu hóa con mồi. Sự hoạt động liên tục của roi làm cho thức ăn trong khoang vị được trộn đều.

Hình ảnh
H1.Cấu tạo của thích ty bào

Cơ thể một số dạng polyp như hydra có thể cử động do chứa các sợi co rút (tơ cơ). Sự phốI hợp cử động nhờ vào các tế bào thần kinh cảm giác và tế bào dẫn truyền hình thành nên mạng lưới thần kinh. Kích thích các tế bào cảm giác gây ra các xung thần kinh và truyền qua mạng lưới thần kinh tới các tế bào cơ.
Ngành này được chia thành 3 lớp chính: Thủy tức Hydrozoa, sứa chính thức Scyphozoa và Hải quỳ và San hô Anthozoa. Nhiều loài ruột khoang có sự xen kẽ thế hệ, vừa có giai đoạn polyp vừa có giai đoạn medusa trong vòng đờI của chúng. Dạng polyp thường định cư và sống bám, có miệng hướng lên phía trên. Còn medusa giống như cái ô hoặc có dạng chuông, bơi lộI tự do, có miệng và xúc tu "kéo lê" phía dưới .

Sinh sản:
Ruột khoang sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
- Với Hydra (Thủy tức) chúng tồn tại ở dạng polyp và có khả năng sinh sản vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính theo kiểu mọc chồi. Sinh sản hữu tính diễn ra vào mùa thu. Các tuyến sinh dục đực cái có trên cùng 1 cá thể. Các tế bào trứng nằm trong buồng trứng và được thụ tinh bởi các tinh tử do tuyến sinh dục đực của cá thể bên cạnh phóng ra. Sau khi thụ tinh, hợp tử tách ra và hình thành các nang kén bảo vệ chúng khỏI mùa đông khắc nghiệt.
- Ở sứa chính thức, giai đoạn medusa chiếm ưu thế, còn giai đoạn polyp giảm đi hoặc không có. Các medusa đực và cái tách riêng chứa cấu trúc buồng trứng hoặc tinh hoàn. Trứng được phóng vào khoang tiêu hóa của con cái và được thụ tinh bởI tinh trùng do con đực phóng vào nước biển. Các ấu trùng planula có tiêm mao (lông bơi) thoát ra và sống định cư kiếm ăn dạng polyp, sinh sản vô tính bằng cách nẩy chồi. Đến mùa thu, đông các polyp này phát triển thành giai đoạn ấu trùng dạng chén scyphistoma tạo các medusa nhỏ gọI là ấu trùng ephyra (đĩa sứa).
- Lớp san hô Anthozoa gồm hải quỳ, san hô. Chúng chỉ có giai đoạn polyp định cư mà không có giai đoạn medusa, đại diện là hải quỳ Actina equina. Các san hô đá có rất nhiều ở các biển ấm và chúng tiết ra bộ xương đá vôi và qua hàng triệu năm tạo thành các rạng san hô rộng lớn cũng như vô số các đảo san hô vòng.

Thuong_Nguyen
Theo Sinh học


Thứ 6 Tháng 4 01, 2005 5:54 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 28, 2005 11:32 pm
Bài viết: 4
Gửi bài Re: Vài nét về Lớp San hô Anthrozoa
meo`con đã viết:
- Lớp san hô Anthozoa gồm hải quỳ, san hô. Chúng chỉ có giai đoạn polyp định cư mà không có giai đoạn medusa, đại diện là hải quỳ Actina equina. Các san hô đá có rất nhiều ở các biển ấm và chúng tiết ra bộ xương đá vôi và qua hàng triệu năm tạo thành các rạng san hô rộng lớn cũng như vô số các đảo san hô vòng.


Mình nghe 1 người bạn kể rằng anh ta nuôi hải quỳ trong bể cá, khi hải quỳ còn nhỏ, nó cũng bò (hay bơi??) lung tung, sau đó mới định cư. Không bít phải vậy không?

_________________
"... Những con chim vĩ đại hơn con người - Chúng không hề chịu nghiêng mình cầu nguyện - Chúng chỉ còn tin vào đôi cánh.."


Thứ 3 Tháng 11 01, 2005 4:48 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài 
Quả thật thú vị khi gặp hiện tượng "hải quỳ con" di chuyển tự do trong môi trường sống. Bạn có thể nhờ người bạn cung cấp thêm thông tin về chu trình sống của hải quỳ trong bể nuôi để mọi người hiểu thêm về loài động vật tuyệt đẹp này không? Mình nghĩ khả năng di động của polyp hải quỳ là có thể, vì nó là một dạng động vật, cơ thể có chứa cơ co rút hỗ trợ vận động. Người ta cũng thấy hiện tượng cộng sinh giữa hải quỳ và các loài cua, ốc. Ngoài ra hải quỳ cũng có hiện tượng sống thành quần thể. Cho nên có khả năng polyp hải quỳ ở giai đoạn đầu có thể di chuyển chủ động.


Thứ 4 Tháng 11 02, 2005 9:04 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 10 28, 2005 11:32 pm
Bài viết: 4
Gửi bài 
:twisted: Mình chưa từng gặp, nhưng mình thấy có phần có lý. Mình nghe kể là hải quỳ vẫn di chuyển cho đến khi gặp dòng chảy thích hợp, không quá xiết hay quá yếu (trong bể cá biển) thì nó mới định cư.

Hải quì và tôm cua cùng sống là hình ảnh quá tiêu biểu cho hình thức sống cộng sinh. Chỉ có hiện tượng di chuyển trước khi định cư lâu dài của hải quì đối với mình là mới mẻ, mình chưa từng đọc qua sách báo hay bài viết nào nói vậy hết. Bạn mình gần như là 1 chuyên gia nuôi cá cảnh, nên mình tin anh ta không bốc phét. Mình sẽ tìm hiểu thêm.

_________________
"... Những con chim vĩ đại hơn con người - Chúng không hề chịu nghiêng mình cầu nguyện - Chúng chỉ còn tin vào đôi cánh.."


Thứ 6 Tháng 11 04, 2005 4:00 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010