Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 4 Tháng 11 27, 2024 10:03 am



Gửi bài trả lời  [ 6 bài viết ] 
 vấn đề đồng huyết trong sinh vật. 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 10 25, 2005 4:50 pm
Bài viết: 17
Đến từ: hcmc
Gửi bài vấn đề đồng huyết trong sinh vật.
Chào các anh các chị,
Có một vấn đề em cứ lăn tăn mãi không hiểu là trong thiên nhiên, các sinh vật có quan hệ đồng huyết với nhau hay không? Chẳng hạn các con cùng bầy đàn giao phối với nhau hoặc bố-con, mẹ-con,... Nếu có thì chúng có bị các bệnh do đồng huyết không? Nếu không thì vì sao chúng có thể phân biệt được anh em cha mẹ con cái để tránh?
Thực tế, em có nuôi một số cá (lia thia, mully, 7 mày) chúng "quan hệ" và sinh đẻ tá là, em sợ sau này giống sẽ bị mất đi. Hồi nhò nhà em có nuôi chó, con chó đực con lớn lên giao phối với mẹ nó kết quả là đám con-em của nó quặt quẹo, dị tật & chết trước khi trưởng thành!
Hông biết các có dzậy không ta?
Anh chị nào biết, chỉ em với ạ!

_________________
tôi là ai?


Thứ 4 Tháng 10 26, 2005 12:48 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 09, 2005 10:10 pm
Bài viết: 2
Đến từ: Cần Thơ
Gửi bài 
Chào anh Hiếu! (em đã xem trang web của anh nên mạng phép gọi anh là anh vì em sinh năm 1984)
Vấn đề đồng huyết trong sinh vật là có đấy. Nhưng em thường hay nghe gọi vấn đề này là giao phối cận huyết, nghĩa là các cá thể có cùng tổ tiên (1-2 thế hệ) giao phối với nhau. nếu là ở thực vật thì người ta gọi là tự thụ hoặc giao phối gần. Còn ở động vật người ta gọi là giao phối cận huyết hay giao phối gần mà anh gọi là đồng huyết. Ở đây ta chỉ bàn về động vật. Giao phối cận huyết có cái lợi và cũng có cái hại. Cái lợi là củng cố các tính trạng tốt qua các thế hệ. Cái hại là gen lặn có hại sẽ có cơ hội biểu hiện ra bên ngoài cơ thể , ảnh hưởng đến sức sống. Việc 1 loài động vật có giao phối cận huyết hay không thì liên quan đến tập tính sinh sản của loài đó. ví như con ong , tuy rằng là sự giao phối giữa cá thể đực (n) và cá thể cái (2n) nhưng suy cho cùng chúng được sinh ra từ một con ong chúa đời trước. như vậy là giao phối cận huyết , nhưng sự giao phối này không ảnh hưởng đến sức sống của chúng (nếu chỉ ảnh hưởng đến sức sống của số ít cá thể thì xem như không ảnh hưởng). Như tập tính sinh sản của loài chó nói chung là giao phối (xa) thì khi giao phối cận huyết sẽ làm tăng cơ hội biểu hiện của những gen lặn có hại ( biểu hiện què quặt , đui mù, chết sớm...). Còn về việc tại sao những động vật bậc cao khi giao phối cận huyết dễ có sự tổ hợp gen lặn hơn là động vật bậc thấp thì cái này em hoàn toàn không biết. Chắc là tại nó như vậy. hiiiiiiiiii :oops:

_________________
Lục Tường Liên


Chủ nhật Tháng 12 11, 2005 3:48 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 9 19, 2008 9:44 am
Bài viết: 6
Gửi bài 
Trích dẫn:
Vấn đề đồng huyết trong sinh vật là có đấy. Nhưng em thường hay nghe gọi vấn đề này là giao phối cận huyết, nghĩa là các cá thể có cùng tổ tiên (1-2 thế hệ) giao phối với nhau. nếu là ở thực vật thì người ta gọi là tự thụ hoặc giao phối gần. Còn ở động vật người ta gọi là giao phối cận huyết hay giao phối gần mà anh gọi là đồng huyết. Ở đây ta chỉ bàn về động vật. Giao phối cận huyết có cái lợi và cũng có cái hại. Cái lợi là củng cố các tính trạng tốt qua các thế hệ. Cái hại là gen lặn có hại sẽ có cơ hội biểu hiện ra bên ngoài cơ thể , ảnh hưởng đến sức sống. Việc 1 loài động vật có giao phối cận huyết hay không thì liên quan đến tập tính sinh sản của loài đó. ví như con ong , tuy rằng là sự giao phối giữa cá thể đực (n) và cá thể cái (2n) nhưng suy cho cùng chúng được sinh ra từ một con ong chúa đời trước. như vậy là giao phối cận huyết , nhưng sự giao phối này không ảnh hưởng đến sức sống của chúng (nếu chỉ ảnh hưởng đến sức sống của số ít cá thể thì xem như không ảnh hưởng). Như tập tính sinh sản của loài chó nói chung là giao phối (xa) thì khi giao phối cận huyết sẽ làm tăng cơ hội biểu hiện của những gen lặn có hại ( biểu hiện què quặt , đui mù, chết sớm...). Còn về việc tại sao những động vật bậc cao khi giao phối cận huyết dễ có sự tổ hợp gen lặn hơn là động vật bậc thấp thì cái này em hoàn toàn không biết. Chắc là tại nó như vậy. hiiiiiiiiii


Theo như anh nói thì em cũng đồng ý theo ý anh,nhưng theo em học thì đối với động vật hiện tượng cân huyết thì ko xảy ra hiện tượng như của con người,có nhửng loài động vât nó giao phối theo cách đó thì cũng chẳng xảy ra gì cả đó là những trường hợp ngoại lệ đấy! :oops: :cry:


Thứ 6 Tháng 10 17, 2008 3:32 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 23, 2010 10:03 pm
Bài viết: 6
Gửi bài Re: vấn đề đồng huyết trong sinh vật.
vậy là quy luật di truyền giữa các loài cũng giống y hệt bộ gen ở người à?
mình học sinh lớp 12 thấy ở người thì mắc hội chứng đao vớitcs-nơ, ko biết ở động vật thì gọi là gì

face lift
test paternité


Thứ 5 Tháng 9 23, 2010 10:11 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm
Bài viết: 132
Đến từ: Rừng sâu
Gửi bài Re: vấn đề đồng huyết trong sinh vật.
Mọi sinh vật, khi diễn ra quá trình giao phối cận huyết, đều dẫn tới khả năng thoái hóa giống nòi.
Để củng cố các tính trạng tốt qua các thế hệ, đây ko phải là ý hay. Vì khả năng các gène lặn sẽ gặp nhau và biểu hiện ra, gây hại. Chưa kể, các kiểu tương tác gène,...., sẽ có khả năng làm gène trội/lặn có ích bị mất tác dụng.
Ong sinh sản trong cùng 1 bầy, xịt thuốc 1 lần là chết sạch. Lí do là chúng có nhiều tổ hợp gène giống nhau, dẫn tới chết đồng loạt vì cùng 1 tác nhân.

_________________
meo meo rửa mặt như mèo....


Thứ 7 Tháng 9 25, 2010 11:41 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 6 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010