Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 1:28 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Từ vựng Sinh học. 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm
Bài viết: 132
Đến từ: Rừng sâu
Gửi bài Từ vựng Sinh học.
Ấu trùng : Con non có hình dáng khấchòn toàn với cha mẹ chúng và có cách sống cũng hòan toàn khác. Ấu trùng thay đổi hình dáng bằng cách lột xác khi chúng lớn lên.
Bắc cực: Vùng nước và các vùng đất băng giá xung quanh cực Bắc trái đất.
bao nang: Lớp bảo vệ hình thành bên ngoài cơ thể động vật khi thời tiết quá nóng nực.
Bào tử: Túi nhỏ giống như hạt cây chứa các tế bào, do nấm và một số loài thực vật như dương xỉ và rêu sinh ra.
Bò sát: Loài động vật có xương sống, da khô có vảy. Rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu đều là loài bò sát.
cách nhiệt: Ngăn chặn sự mất nhiệt cơ thể bằng một lớp như lông tơ, lông vũ hay mỡ lỏng.
Chất nhầy: Chất dịch nhớt do cơ thể sinh vật sinh sản ra
Chọn lọc tự nhiên: Lý thuyết cho rằng những loài thực vật và động vật nào hòa hợp tốt nhất với môi trường sống của chúng sẽ có nhiều khả năng sống sót tốt nhất và chúng sẽ truyền những khả năng đó lại cho con cái.
Chủng loài: Một nhóm sinh vật giống nhau có thể phối giống nhau.
Cơ quan phát sáng: Cơ quan trên cơ thể sinh vật chữa nhưng vi khuẩn phát sáng hay tạp ra ánh sáng bằng các phản ứng hóa học.
Cơ quan: Bộ phận khép kín trong cơ thể sinh vật chuyên thực hiện một chức năng đặc biệt, như não hay tim, phổi.
Cột nước nóng: Khe nứt dưới nền đáy đại dương phun ra nước nóng nhiệt độ rất cao và chứa nhiều khoáng chất.
Con mồi: Con vật bị thú săn mồi bắt ăn thịt.
dây chuyền thức ăn: Quá trình trong đó chất dinh dưỡng được chu chuyển dọc theo một chuỗi các sinh vật. Ví dụ như côn trùng ăn cỏ, chim ăn côn trùng, mèo ăn chim.
Di trú: những đợt di chuyển định kì của một số loài động vật đi tìm thức ăn, sự ấm áp hay nơi để sinh sản
Dinh dưỡng: chất mà sinh vật cần để có thể sống và phát triển
Giáp xác: Động vật không xương sống có chân đốt và cặp râu trên đầu. Tôm, cua và chí rận là những loài giáp xác.
Hô hấp: Quá trình các sinh vật sử dụng các phản ứng hóa học hút ôxy, để giải phóng năng lượng từ thức ăn.
ký sinh: Một động vật sống trong hay trên cơ thể một loài khác, gọi là vật chủ, và hút chất dinh dưỡng của vật chủ
Lãnh nguyên, đài nguyên: Vùng đất lạnh lẽo, hầu như không có cây cối nằn quanh vùng cực
Loài ăn thịt: các loài động vật và thức vật ăn thịt
Lưỡng cư: loài động vật máu lạnh như ếch nhái, da trơn ướt, sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
Mất nước: Quá trình nước bốc hơi khỏi cơ thể.
Mang: Cơ quan để thở dưới nước của loài cá
màng vạch: Lớp màng phản xạ ánh sáng nằm sau mắt một số loài vật, giúp chúng nhìn rõ hơn trong đêm tối
Màng: Một vách ngăn mỏng giống như da bao phủ một phần hay một bộ phận của động thực vật, hoặc ngăn cách những bộ phận khác nhau bên trong cơ thể.
máu lạnh: Những loài động vật như cá, ếch nhái, côn trùng, nhiệt độ cơ thể của chúng thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Máu nóng: Động vật (chim hay thú) có thể giữ cho thân nhiệt của mình luôn ở độ nóng hầu như không thay đổi, bằng cách phân hủy thức ăn hay mỡ tích trữ trong cơ thể để sinh ra nhiệt.
mưa acid: những cơn mưacó hàm lượng acid cao hơn bình thường. mưa acid xảy ra khi những chất khi gây ô nhiễm hòa tan vào nước mưa trong không khí.
Môi trường sinh thái: Môi trường xung quanh một sinh vật, bao gồm các yếu tố vật lí như nước và không khí, và các lòai sinh vật khác.
mỡ lỏng: lớp mỡ dưỡi da động vật sống ở vùng khí hậu lạnh. mỡ lỏng giúp chúng giữ ấm đồng thời là kho dự trữ thực phẩm.
Mùa: Sự thay đổi đều đặn của thời tiết trong một năm. Một số vùng trên thế giới có 4 mùa - xuân, hạ, thu, đông. Một số vùng khác chỉ có mùa mưa và mùa khô.
Nấm mốc: laòi sinh vật hấp thụ thức ăn từ những vật sống hay chết ở xung quanh nó. nấm sinh sản bằng cách gieo rắc các bào tử.
Nẩy mầm: Mọc lên, nhú lên.
Nam cực: Lục địa băng giá xung quanh cực nam Trái Đất.
nang lông: Lỗ hổng trên da động vật từ đó lông tóc mọc ra.
Ngụy trang: cách động vật sử dụng hình dáng và màu sắc để hào lẫn vào môi trường xung quanh không cho kẻ khác nhìn thấy mình.
Ngủ hè: giấc ngủ sâu hầu như không cử động mà một số loài động vật sử dụng để sống qua mùa hè khô hạn và nóng bức.
Ngủ đông: trạng thái nghỉ ngơi giống như một giấc ngủ rất sâu mà nhiều loài động vật thường trải qua để sống sót qua mùa đông khắc nghiệt.
Độ mặn: tính mặn của một chất hay lượng muối có trong chất đó.
Địa y: Một sinh thể hình thành từ sự cộng sinh giữa tảo và nấm.
nơi sinh sống: Nơi sống ở ngaòi thiên nhiên của các laòi động thực vật.
Định vị bằng tiếng vọng: Phương pháp dò tìm đường hay tìm mồi của một số lòai vật, bằng cách phát ra âm thanh rồi lắng nghe tiếng vọng dội về chúng.
nước bọt: Chất dịch đặc sinh ra trong hay gần miệng để giúp phân huy thức ăn.
Ô nhiễm: Không khí, đất và nước bị nhiễm bẩn bởi khí thải và háo chất độc hại.
ốc đảo: vùng đất ẩm ướt, màu mỡ trong sa mạc, nơi các dòng nước ngầm trồi lên mặt đất.
Protein: Một chất do các tế bào sinh ra rất quan trọng cho sự sống. một số loại protein kiểm sóat được phản ứng hóa học, một số khác được dùng như vật liệu cấu tạo cơ thể.
Quang hợp: Quá trình thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo ra thức ăn từ khí cacbonic
Râu (côn trùng): những cơ quan xúc giác dài ở trên đầu các loài côn trùng và loài giáp xác. râu dùng để dò tìm các dao động, mùi vị.
Sa mạc: Những vùng có rất ít hoặc hoàn toàn không có mưa. có sa mạc nóng và sa mạc lạnh.Sinh vật: tất cả những sinh vật sống.
sự ấm lên toàn cầu: sự nóng lên của trái đất gây ra do làm ô nhiễm bầu khí quyền.
tầng Ôzôn: Lớp khí ôzôn trên bầu khí quyển, nó lọc phần lớn các tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất.
tảo: những sinh thể đơn giải sống giống như thực vật, lấy năng lượng từ ánh ắng mặt trời.
tế bào: Đơn vị vật chất nhỏ nhất. hầu hết các loài động thực vật có hàng triệu triệu tế bào trong cơ thể, nhưng một số sinh vật chỉ có một tế bào, như vi khuẩn.
Thẩm thấu: Luồng nước từ nơi có độ hòa tan yếu hơn sang nơi có độ hòa tan cao hơn qua một màng ngăn. sự thẩm thấu làm con cá bị mất nước vì chất dịch trong cơ thể nó thấm qua da hòa vào nước biển.
Thân mềm: loài động vật không xương sống có thân mềm, thường được bảo vệ bằng lớp vỏ cứng. Ốc sên, mực, bạch tuộc và hầu hết các loài ngao sò là động vật thân mềm
Thận: Một cơ quan trong cơ thể động vật chuyên loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và điều tiết lượng nước trong cơ thể.
thích nghi: cách thức động thực vật thay đổi qua nhiều thế hệ để tăng thêm cơ hội sống sót trong một môi trường cụ thể.
Thú săn mồi: Những laòi động vật săn bắt các con vật khác để ăn.
Tia cực tím: những tia trong ánh nắng mặt trời làm rám da. Bị quá nhiều tia cực tím chiếu vào có thể gây hại cho các sinh vật
tiến hóa: quá trình tiệm tiến thông qua đó sự sống phát triển và biến đổi, và xuất hiện những chủng lòai mới. sự tiến hóa được coi là sản phẩm của sự chọn lọc tự nhiên.
Tiêu hóa: Quá trình phân hủy thức ăn ra thành những chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.
Tuyến nội tiết: những bộ phận trong cơ thể sinh ra các hoạt chất tự nhiên để điều tiết các quá trình trong cơ thể.
Tuyệt chủng: sự biến mất của môt chủng loài khi cá thể cuổi cùng của lòai đó chết đi
Vi khuẩn: những vi thể đơn bào rất nhỏ
Xâm thực: chiếm lấy một nơi cư trú mới rồi địng cư luôn ở đó
Xúc tu: Cơ quan dài, linh hoạt, giống như cánh tay nằm trên đầu một số lòai vật không xương sống.

_________________
meo meo rửa mặt như mèo....


Thứ 2 Tháng 4 16, 2007 11:54 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010