Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 1:12 pm



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Những kỷ lục về động vật không xương sống 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Những kỷ lục về động vật không xương sống
Những kỷ lục về loài động vật không xương sống


Một vài loài động vật không xương sống có thể tự chết lâm sàng khi điều kiện sống của chúng gặp khó khăn. Loài Tardigrades sống trong vủng nước đọng ở các hốc cây hay trong rác bẩn. Trong điều kiện thiếu nước, cơ thể của chúng teo lại và quá trình trao đổi chất ở mức rất nhỏ, không thể nhận ra chúng nữa và cứ sống trong tình trạng này hàng chục năm ở mức nhiệt độ từ –272°C (–457°F) đến 150°C (302°F). Khi có nước trở lại chúng phồng lên và sống lại.

Loài động vật không xương sống BARRIER REEF phân bố ở vùng duyên hải phía tây nước Úc là loài có cấu trúc sống đơn gỉản lớn nhất thế giới. Chúng lớn đến nỗi có thể được nhìn thấy từ mặt trăng.

Một vài loài Sứa nọc độc của chúng đủ để giết người. Loài nguy hiểm nhất là Sứa hộp phân bố ở vùng duyên hải phía Bắc nước Úc. Đường kính của chúng khoảng 25cm (10 inch) và có thể giết chết những người bơi lợi khoẻ nhất trong vòng 1 phút.

Loài giun có tên là giun dây giày chiếm kỷ lục về chiều dài trong số các loài động vật không xương sống, chiều dài của chúng khoảng 30m (100 feet). Chúng sống trong bùn, cát, dưới đá khắp nơi trên các vùng duyên hải. Cơ thể dẹt và đầy nhớt của chúng được đính hàng trăm con mắt nhỏ xíu.

Loài thân mềm lớn nhất thế giới là loài mực ống khổng lồ, chiều dài của chúng 20m (65 feet). Một nửa chiều dài của chúng là những súc tua.

Trai tai tượng khổng lồ có tên khoa học là Tridacna gigas (có phân bố ở vùng biển Việt Nam “[email protected]”) là loài động vật hai mảnh lớn nhất thế giới. Mặc dù có rất nhiều câu truyện về những ngư dân đã bị dính chân vào cái bẫy chết người này khi đạp phải chúng, nhưng thực tế chưa có một trường hợp nào được ghi nhận cho đến nay.

Loài thân mềm nguy hiểm nhất được ghi nhận thuộc về loài Ốc nón nhiệt đới với một cái móc cực độc chúng có thể giết người.

Loài nhện ăn chim là loài chân đốt lớn nhất thế giới chiều dài của chúng đạt 28 cm (11 inch). Chim chỉ là một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của chúng.

Loài chân đốt có thể bảo vệ con non của chúng bằng cách trở con trên lưng như loài bò cạp. Chỉ ít loài bò cạp có nọc độc gây ra cái chết cho con người và một trong số đó là loài bò cạp nhỏ Châu phi có tên khoa học là Androctonus africanus có thể dẫn bạn đi gặp chú Sáu (tấm).

Các nhà sinh học không thể giải thích lý do tại sao loài lợn lòi Châu á có tên khoa học là Sus scrofa có thể làm cho một con rắn độc nhanh nhẹn trở nên lờ đờ và thành miếng mồi ngon của chúng. Nhưng một con bò cạp nhỏ xíu cũng có thể tiễn đưa con lợn lòi về thế giới bên kia bằng một phát chích.

Loài giáp xác lớn nhất thế giới là loài Cua nhện khổng lồ phân bố vùng biển phía bắc Thái bình dương. Cơ thể của chúng khá nhỏ nhưng càng và chân của chúng dài tới 2,4m (8 feet)

Tôm tích giết chết một con cua và các loài thân mềm bằng những cái đập khủng khiếp của cặp càng trước. Sức mạnh của cú đập mạnh đến nỗi (đã được ghi nhận) làm vỡ kính của hồ cá.

Mặc dù loài Cuốn chiếu được gọi là ngàn chân nhưng thực tế kỷ lục được ghi nhận đối với một loài cuốn chiếu khổng lồ là 750 cái.

Kỷ lục lớn nhất thế giới của loài Rít (centipede) sống ở vùng quần đảo Andaman thuộc biển Ấn độ dương có chiếu dài 33cm (13 inch)

Loài Rít có móc nọc cực độc được ghi nhận là có thể giết chết chim, thằn lằn nhỏ thậm chí cả trẻ con nhưng chúng trở nên vô hại khi gặp phải nuớc miếng của loài Gà rừng Gallus gallus

Loài Rít dù có nọc độc đến đâu cũng không thể nào vượt qua được vòng tròn nước bọt kim cô của loài thân mềm (Sên nhớt cây châu Á có khắp ở những khu rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam “[email protected]”) và nó cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng tròn kim cô ấy cho đến khi Chúa gọi chúng về chầu trời.

Sao biển dễ gãy (Brittle startfish) đã được tìm thấy một số lượng rất lớn dưới đáy biển ở độ sâu kỷ lục là 7.620m (25.000 feet) và loài Sao biển thông thường có thể mở miệng một con trai bằng cách xiên vào bao tử trai qua một lỗ nhỏ hơn 0,5 mm

Hầu hết các loài sao biện có 5 chân nhưng loài sao biển sống ở vùng duyên hải phía tây nước Úc lại có đến 50 chân

Phùng mỹ Trung Kiểm lâm Đồng Nai


Thứ 2 Tháng 2 09, 2004 8:47 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 7 06, 2006 3:23 pm
Bài viết: 3
Đến từ: Cuu Long giang
Gửi bài Re: Những kỷ lục về động vật không xương s
Pmytrung đã viết:
Những kỷ lục về loài động vật không xương sống


Loài Rít có móc nọc cực độc được ghi nhận là có thể giết chết chim, thằn lằn nhỏ thậm chí cả trẻ con nhưng chúng trở nên vô hại khi gặp phải nuớc miếng của loài Gà rừng Gallus gallus

Loài Rít dù có nọc độc đến đâu cũng không thể nào vượt qua được vòng tròn nước bọt kim cô của loài thân mềm (Sên nhớt cây châu Á có khắp ở những khu rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam “[email protected]”) và nó cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng tròn kim cô ấy cho đến khi Chúa gọi chúng về chầu trời.


Phùng mỹ Trung Kiểm lâm Đồng Nai

Cam on nhung dieu anh cung cap. Moi thu that thu vi!!!
anh co biet tai sao rit vo hai khi co nuoc mieng cua ga? (ma nhat thiet phai la ga rung?) :D


Thứ 5 Tháng 7 06, 2006 3:27 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 04, 2006 5:37 pm
Bài viết: 2
Gửi bài 
Trích dẫn:
Loài Rít có móc nọc cực độc được ghi nhận là có thể giết chết chim, thằn lằn nhỏ thậm chí cả trẻ con nhưng chúng trở nên vô hại khi gặp phải nuớc miếng của loài Gà rừng Gallus gallus

Loài Rít dù có nọc độc đến đâu cũng không thể nào vượt qua được vòng tròn nước bọt kim cô của loài thân mềm (Sên nhớt cây châu Á có khắp ở những khu rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam “[email protected]”) và nó cứ luẩn quẩn mãi trong cái vòng tròn kim cô ấy cho đến khi Chúa gọi chúng về chầu trời.


Nước miếng của loài gà rừng chắc không công hiệu bằng nhớt của con sên thì phải. Vì nước miếng của loài gà rừng có công dụng giải độc còn nhớt của con sên ngoài công dụng giải độc còn có tác dụng phòng độc.
:lol:

_________________
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không


Thứ 2 Tháng 7 10, 2006 4:04 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm
Bài viết: 132
Đến từ: Rừng sâu
Gửi bài 
Cho phép em post bài ny trên 4rum về Thien Nhiên của bọn em nha. :)

_________________
meo meo rửa mặt như mèo....


Thứ 7 Tháng 4 14, 2007 7:56 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010