Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 6:41 pm



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Bạn biết gì về các loài sinh vật ngoại lai xâm 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Bạn biết gì về các loài sinh vật ngoại lai xâm
BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI

KHÁI NIỆM VỀ LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn các loài động thực vật đã được chuyển đến sống ở ngoài khu phân bố tự nhiên lâu đời trước đây của chúng. Ở môi trường sống mới, trong nhiều trường hợp, do diêu kiện sống không phù họp hay bị cạnh tranh mạnh của loài bản địa, các loài sinh vật mới đến không tồn tại hoặc phát triển được. Tuy nhiên, nhiều khi, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê hương cũ, lại gặp nhiều điều kiện sống thuận lợi (như khí hậu, đất đai...), các loài mới du nhập có điều kiện sinh sôi, nảy nở rất nhanh và tiến một lúc nào đó, chúng phá vỡ cân bằng sinh thái của môi trường sống mới và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc đó, các loài mới này trở thành loài xâm hại. Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của chúng gây nên những hậu quả xấu đối với môi trường và đa dạng sinh học bản địa như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng cả đến sức khoẻ con người.

Các loài nêu trên được gọi là loài ngoại lai xâm hại, loài xâm nhập hoặc loài sinh vật lạ xâm lấn (Invasive alien species)

Sinh vật ngoại lai: là một loài, phân loài hoặc một taxon (bậc phân loại) thấp hơn, kể cả bất kỳ một bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và sinh sản nào, xuất hiện bên ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây hoặc hiện nay và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
Sinh vật ngoại lai xâm hại: là một loài sinh vật ngoại lai đã thích nghi và phát triển trong một hệ sinh thái hoặc nơi sống tự nhiên hoặc nửa tự mới và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi và de dọa da dạng sinh học bản địa,
Theo (IUCN, 2001)

CON ĐƯỜNG DU NHẬP
Cùng với sụ phát triển của giao thông vận tải và hoạt động thương mại giữa các nước, các địa phương, con người đã mang theo một cách vô tình hay hữu ý các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác, thậm chí đến cả những vùng rất xa quê hương của chúng.
Nhiều loài sinh vật lây nhiễm hoặc trà trộn trong hàng hoá, phương tiện vận chuyển, thậm chí trên quần áo, giày dép rồi được con người mang theo đến môi trường sống mới một cách vô tình, không chủ định. Nhiều loài khác lại được con nguời du nhập cho một mục đích hẹp, như nghiên cứu khoa học, làm cảnh, rồi sau đó được phát tán ra ngoài. Con người cũng đã chủ động du nhập nhiều loài sinh vật nhằm phục vụ cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.v.v. , rồi sau đó chúng trỏ thành các loài có hại.

TÁC HẠI CỦA CÁC LOÀI NGOẠI LAI XÂM LẤN
Các loài ngoại lai xâm hại gây ra nhiều tác động khác nhau đến môi trường và đa dạng sinh học tại nơi ở mới, nhưng về cơ bản có thể phân thành:
Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống,v.v.;
+ Lai giống với các loài bàn địa, từ dó làm suy giảm nguồn gen;
+ Ăn thịt các loài bản địa;
+ Phá huỷ hoặc làm thoái hóa môi trường sống;
+ Truyền bệnh và ký sinh trùng;
Kinh nghiệm cho thấy, nhiều loài ngoại lai xâm hại không thể hiện tác hại của chúng ngay khi được du nhập vào môi trường mói, mà thường trài qua một giai đoạn "tích luỹ". Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng loài cũng như vào đặc điểm môi trường mà chúng được du nhập. Tuy nhiên, có nhận xét chung là các hệ sinh thái đã bị tác động và biến đổi thường dễ bị ảnh hưởng hơn các hệ sinh thái nguyên sinh, chưa bị tác động. Cũng cần chú ý là nhiều loài ngoại lai xâm hại không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường và đa dạng sinh học. Nhiêu khi ảnh hưởng gián tiếp của chúng rất phúc tạp và gây những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn hoặc đời sống cộng đồng.

TÌNH HÌNH CÁC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM
Tới đầu thế kỷ XX, do thiếu thông tin, ở Việt Nam người ta chưa chú ý đến các loài ngoại lai xâm hại cũng như chưa biết đến tác hại của chúng. Vào những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, nhiều người mới chú ý đến một loài cỏ dại phát triển rất mạnh ở miền Trung Việt Nam là loài Cỏ lào (Eupatorium odoralum), một loài cây thân cỏ thuộc họ Cúc Asteraceae, có nguồn gốc từ Trung mỹ. Sở dĩ có tên Cỏ lào vì mọi người nhầm tưởng rằng loài cây này được du nhập từ Lào. Loài ngoại lai xâm hại thứ hai dược biết đến ở Việt Nam là Bèo nhật bàn (Eichhornia crassipes), có nguồn gốc từ Brasil, được nhập vào Việt Nam lần dầu tiên năm 1902, qua con dường Nhật Bản, để làm cảnh, rồi sau đó đã lan tràn khắp cả nước ta như một loài hoang dại.
Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài ngoại lai như Ốc bươu vàng, Chuột hải ly, Mọt cứng đốt, Mai dương và Bèo nhật bản đã gây nên sự chú ý của dư luận đông đảo quần chúng, các nhà khoa học, và các nhà quản lý. Hiện nay những loài xâm hại này vẫn đang tồn tại và phát triển song song với những loài bản địa mặc dù chúng ta đã có nhiều biện pháp khống chế và tiêu diệt chúng nhưng để tiêu diệt tận gốc những loài xâm hại này vẫn còn là một vấn đề nan giải. Để hiểu biết thêm về chúng không chỉ là yêu cầu đối với các nhà khoa học, quản lý mà đó là ý thức, trách nhiệm của mỗi người công dân chúng ta. Thế bạn đã biết gì về CÁC LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM ?

Theo IUCN Việt Nam


Thứ 6 Tháng 4 23, 2004 9:17 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 26, 2004 2:28 pm
Bài viết: 28
Gửi bài 
Anh Trung!
Tôi nghĩ khái niệm về "sinh vật ngoại lai xâm hại" còn khá mới mẻ đối với nhiều người, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã tốn không ít công sức cũng như tiền của cho việc ngăn chăn cũng như tiêu diệt chúng. Ở Việt Nam cũng vậy, theo tôi được biết thì hiện chưa có 1 đánh giá thống kê nào về sự xâm nhập của các sinh vật lạ đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển. Mặt khác việc xác định cách thức xâm nhập của các loài này là khó khăn do đó rất khó để ngăn chặn. IUCN đã thống kê và phát hành rộng rãi cuốn sách về danh sách các loài xâm hại nguy hiểm trên thế giới, vậy nên chăng anh trích giới thiệu một vài loài vào diễn đàn để mọi người được biết và tránh, để không có các trường hợp vô tình gây thiệt hại như dịch ốc bươu vàng ngày xưa!!!
Tôi biết anh bận rộn nên chưa có thời gian để đưa vào diễn đàn. Tôi hiện cũng có nguồn của IUCN, tôi phải làm cách nào để gửi vào diễn đàn ???!!!


Thứ 6 Tháng 12 31, 2004 2:57 pm
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Chào Hằng !
Rất vui nếu bạn Post bài lên diễn đàn hãy bấm vào Trợ giúp để đưa một bài lên mang nhé hoặc bấm vào đây :

http://www.vncreatures.net/forum/faq.php


Chủ nhật Tháng 1 02, 2005 4:02 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 26, 2004 2:28 pm
Bài viết: 28
Gửi bài Sách hay
Trong lúc tôi đang định lược dịch và tìm thêm tư liệu về một số loài sinh vật lạ xâm hại có thể xâm nhập vào Việt Nam, tình cờ tôi tìm được cuốn "danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới" bằng tiếng việt trích dịch từ cuốn sách cùng tên của IUCN, in đẹp và khá đầy đủ. Thiết nghĩ đây là 1 cuốn sách hay, bổ ích, không bán trên thị trường nhưng có thể dễ dàng mượn đọc ở các sở khoa học và môi trường của các tỉnh, tôi xin trích lời nói đầu của nhà xuất bản để giới thiệu cho mọi người cùng tham khảo.

“Sinh vật lạ xâm nhập”- đây là một khái niệm mới trong công tác quản lí môi trường. “Sinh vật lạ” trong các báo cáo khoa học thường sử dụng các thuật ngữ “không phải loài bản địa”, “không đúng nguồn gốc”, “loài du nhập”, “loài ngoại lai”, “loài mới”, “loài lạ”….Cách hiểu phổ thông nhất là những loài xuất hiện ở những nơi ngoài vùng phân bố thông thường của chúng. Khái niệm này không giới hạn bởi ranh giới hành chính, trong hay ngoài quốc gia, tỉnh….
Sự xâm nhập của các sinh vật lạ thường bắt đầu từ những vùng dễ nhạy cảm, những hệ sinh thái kém bền vững như các vùng cửa sông bãi bồi, các hệ sinh thái nông nghiệp độc canh…Tuỳ thuộc vào đặc tính sinh học khả năng phát tán…mà các loài sinh vật này xâm nhập vào lãnh thổ vì vậy rất khó xác định chính xác được cách thức xâm nhập của chúng để ngăn chặn.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chi phí rất nhiều công sức tiền của cho việc ngăn chặn và tiêu diệt những loài lạ xâm nhập vào lãnh thổ của họ và đang gây ra nguy cơ phá hoại nền sản xuất nông nghiệp, gây dịch bệnh, phá vỡ cơ cấu sử dụng đất canh tác.
Ở nước ta chưa có một đánh giá, thống kê đầy đủ về sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn chiếm một diện tích nhỏ nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng đã có những bộ lộ ban đầu như nạn dịch ốc bươu vàng đã phá hoại nền nông nghiệp trên toàn quốc và nhà nước đã phải chi tốn hàng tỉ đồng để tiêu diệt loài ốc này nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn hay tại Đồng bằng sông Cửu Long, rừng Tràm U Minh đang phát triển lan tràn loài cây Trinh nữ (Mimosa), chúng xâm lấn vào những vùng đất trồng cây nông nghiệp…
Công ước Đa dạng sinh học đã kêu gọi các quốc gia cùng phối hợp hành động, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ.
Cục bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước đa dạng sinh học đã nhận thấy đây là một vấn đề mới và mang tính toàn cầu. Cuốn sách “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới” được Cục Bảo vệ Môi trường trích dịch và phát hành từ cuốn sách cùng tên của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới).
Cuốn sách này cung cấp thông tin về tên khoa học, tên thường gọi và các tác hại của từng loài sinh vật lạ xâm hại cho các cơ quan, chính phủ, địa phương, các nhà quản lí nhập khẩu,… trên toàn thế giới. Đồng thời qua đó, các nước có thể đưa ra các kiến nghị, biện pháp ngăn ngừa kiểm soát các loài sinh vật xâm hại này.
Cục Bảo vệ Môi trường.


Thứ 6 Tháng 1 07, 2005 10:59 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010