Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 6:46 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Lượng calcium dư thừa có thể đã giúp củng cố 
Người gửi Nội dung
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài Lượng calcium dư thừa có thể đã giúp củng cố
Lượng calcium dư thừa có thể đã giúp củng cố cho sự sống ở biển
Theo các nhà nghiên cứu ngườI Mỹ những con sò biển dường như là sản phẩm của một biến cố địa chất mà khi đó đạI dương trở nên tràn ngập calcium. Chính điều này đã giúp tạo nên sự phong phú lạ thường về số loài và các hình dạng khác nhau của chúng. Đó được gọI là sự bùng nổ Cambri.
Sean Brennan và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ tạI Virginia đã tìm ra bằng chứng cho thấy có một lượng calcium lớn trong nước biển vào khoảng cuốI kỷ Proterozoic (ĐạI nguyên sinh) đến Tiền Cambri (khoảng 515 triệu năm trước)
Họ cho rằng sự thay đổI này đã dẫn đến việc các sinh vật thân mềm ở biển tạo thành các vỏ cứng hoặc các bộ phận cơ thể từ các calcium không tan. Vỏ sò ngày nay cũng có thành phần chính là CaCO3 và các vi sinh vật biển cũng sử dụng chất này,như các radiolarian dùng nó để tạo bộ xương ngoài tinh xảo của chúng.
“Nếu giả thuyết này đúng thì đây quả là một kết quả tuyệt vờI”, Tony Dickson, nhà địa chất học thuộc ĐH Cambridge cho biết. Nhưng theo ông, việc suy luận về hoá tính của nước biển từ thờI cổ xưa là một công việc rất phức tạp, khó hiểu và có nhiều điều không chắc chắn.
Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hoá học của dung dịch nước biển lấy ở các hốc đá mặn (muốI mỏ) thuộc cuốI kỷ Proterozoic và Tiền Cambri. Các mẫu đá này được cho là được hình thành khi nước biển bốc hơi và do đó phần dung dịch còn lạI chính là mẫu nước biển thờI tiền sử. Nước biển lấy từ muốI mỏ kỷ Proterozoic có lượng calcium bằng vớI nước biển ngày nay nhưng mẫu nước biển thời Tiền Cambri có lượng calcium cao gấp 3.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các quá trình địa chất thờI kì Tiền Cambri đã gây nên sự gia tăng đột ngột lượng calcium trong nước biển. Đá nóng chảy len qua khe nứt giữa các đĩa kiến tạo suốt kì Tiền Cambri nhanh gấp 10 lần so vớI tốc độ ngày nay. Đá càng nứt nẻ nhiều nước biển càng dễ ngấm vào đá và hoà tan các khoáng chất, dẫn đến tạo ra một lượng Calcium khổng lồ trong nước biển.
Mặc dù những vỏ sò cứng và các bộ xương ngoài được xem là lớp bảo vệ giúp các sinh vật thân mềm cứng cáp hơn trước kẻ thù, một số nhà nghiên cứu khác lạI cho rằng lúc đầu các vỏ khoáng chất này có thể nhằm mục đích khác. Có thể đó chỉ là cách các sinh vật loạI bỏ Calcium không hoà tan khi nồng độ calcium trong cơ thể cao và có thể gây nguy hiểm. Hay nói cách khác, vỏ chính là một dạng bã rắn của chúng.
Sự tạo thành các vỏ khoáng chất có lẽ đã góp phần làm cho các sinh vật phong phú hơn, tạo ra nhiều hình thể mớI và do đó cũng tạo ra nhiều kiểu động vật ăn mồi mớI dẫn đến sự bùng nổ Cambri.
Tuy nhiên theo Simon Conway Morris, một nhà cổ sinh học thuộc ĐH Cambridge, “không phảI tất cả mọI ngườI đều cho rằng mọi sinh vật biển đều bị tác động bởI các thay đổI trong môi trường sống của chúng”. Theo ông, những sinh vật biển phát triển những cơ chế phức tạp nhằm giữ mức calcium trong cơ thể thấp hơn nhiều so vớI hàm lượng trong nước biển.

[email protected]
theo Nature


Thứ 3 Tháng 6 29, 2004 9:44 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010