Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 6:16 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Những sự kiện nổi bật về cân bằng sinh thái 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Những sự kiện nổi bật về cân bằng sinh thái
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT VỀ CÂN BẰNG SINH THÁI (PHẦN I)

Không giống như hầu hết các môi trường sống khác, nhiều vùng sa mạc ngày càng ra tăng về diện tích điều này xảy ra qua một tiến trình được gọi là sa mạc hoá. Sự sa mạc hoá thường xảy ra ở những “vùng đệm” (ven) của sa mạc, nơi con người chăn nuôi những bầy gia súc sống nhờ vào những loài thực vật khô hạn. Những loài thực vật này bảo vệ các vùng đất khô cằn này, gia tăng một số lượng đáng kể lượng hơi nước trong không khí. Nếu có quá nhiều vật nuôi dùng những loài thực vật này làm thức ăn, cây cối sẽ chết đất đai sẽ bị gió sa mạc làm sói mòn. Khí hậu trở nên khô hơn việc sa mạc hoá là một điều tất yếu. Hằng năm có khoảng 104.000 Km2 (40.000 dặm vuông) biến thành sa mạc bởi yếu tố này.

Thực vật sa mạc là những loài phát triển cực kỳ chậm chạp và phài trải qua những thời gian khá dài để tái sinh. Vì lý do này thực vật sa mạc khó phát triển. Việc buôn bán các loài Xương rồng (Echinocactus . . . ) là lý do chính làm đe doạ đời sống thực vật ở một vài sa mạc vùng Bắc mỹ. Việc dùng loài xương rồng Saguaro làm thuốc và buôn bán để nuôi trồng trong các khu vườn là trái pháp luật vì loài này không tái sinh đủ nhanh để bù đắp vào những cây được con người lấy đi. Đó là điều tồi tệ nhất mà số phận của chúng đang phải hứng chịu.

Sa mạc có thể được trả lại màu xanh trong tình trạng đủ nước tưới. Tuy nhiên điều này có thể là nguyên nhân gây ra những anh hưởng xấu về mặt sinh thái trong một thời gian dài. Lượng nước được lấy lên từ lòng đất thường chứa một số lượng lớn muối không hoà tan. Trừ phi nước được dùng một cách có kiểm soát vì hầu hết chúng bị bốc hơi rất nhanh trong không khí sa mạc, để lại lượng muối không hoà tan. Vài năm sau, lớp đất bề mặt được phủ một lượng muối làm cho thực vật không thể phát triển được trên bề mặt nữa. Tiến trình được gọi là quá trình muối hoá ([email protected]). Giảm thiểu quá trình muối hoá mặt đất sa mạc có thể ngăn cản được bởi một phương pháp tưới nhỏ giọt với phương pháp này lượng nước phân chia thành những lượng nhỏ nhằm tránh sự bốc hơi.

Nhiều vùng biển đang bị đe dọa bởi sự đánh bắt cá quá mức. Việc đánh cá “cạn kiệt” đã làm giảm thiểu mạnh số lượng cá ở vùng duyên hải Newfoundland cũng như vùng biển Bắc giữa liên hiệp Anh và lục địa Âu châu. Trong một cuộc thử nghiệm, một loài cá mồi đã được các nhà khoa học đánh dấu dùng để kiểm tra mức độ đánh bắt của những tàu đánh cá. Mặc dù nó được thả ra tận ngoài khơi xa nhưng hầu như chúng bị bắt hết chỉ trong vòng vài tuần.

Một thùng nước biển có thể chứa tới vài triệu loài sinh vật nhỏ xíu. Những tổ chức sinh vật này tạo nên các phiêu sinh, những mảng sống vi sinh này phần lớn tìm thấy trên bề mặt nước biển. Phiêu sinh là một nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài sinh vật biển.

Nhiều loài động vật gần bờ sống nhờ vào việc lọc những nguồn thức ăn từ nước. Nếu nước bị ô nhiễm những chất ô nhiểm sẽ lắng đọng trong cơ thể chúng và nếu những loài đó bị ăn bởi loài khác, sự ô nhiễm thường xảy ra chuỗi thức ăn. Tiến trình này được gọi là sự tích tụ hoá sinh ([email protected]) và là tiềm năng nguy hiểm đối với các động vật ăn thịt lớn như Cá heo, Hải cẩu và Rái cá biển.

Cá voi là loài động vật biển lớn nhất hành tinh chúng ta. Hiện nay chúng đang bị săn bắt một các không thương xót và nhiều loài đang bị đe dọa. Trước đây có đến 250.000 cá thể cá voi xanh trong đại dương chúng ta nhưng ngày nay số lượng của chúng chỉ còn vài trăm con sống sót.

Rạn san hô đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi nó cung cấp nơi cư trú và sinh sản cho hàng nhiều ngàn loài động vật biển mà chúng ta không thể thấy có môi trường sống nào hơn khác. Là nơi bảo vệ bờ biển của nhiều quốc gia trước sự sói mòn của biển. Con người thu nhận được nhiều ích lợi từ những rạn san hô gồm nguồn thực ohẩm và lợi ích du lịch.

Vỉa đá ngầm là những vùng dễ bị tác động và hủy hoại và phải mất nhiều năm để khôi phục. Vùng trung tâm của con san hô phải mất 20 năm mới phát triển kích thước bằng đầu người. Hầu hết các rạn san hô trên thế giới đều bị huỷ hoại và ở một vài khu vực như là Philippines các rạn san hô hầu như đã bị tiêu diệt.

Những đe doạ chính tới các rạn san hô gồm:
- Không kiểm soát được ngành du lịch như nạo vét, khai hoá đất đai để xây dựng bến cảng, sân bay và khách sạn.
- Khai thác san hô và các loài thân mềm làm quà lưu niệm.
- Khai thác thủy sản quá mức gồm cả việc dùng thuốc nổ đánh cá.
- Dùng san hô làm vật liệu xây dựng.
- Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp, cặn dầu và việc khai thác rừng cạn kiệt không giữ được sự sói mòn của đất, phù xa bị rửa trôi sau những cơn mưa bóp chết những polyp và rạn san hô.

Rạn san hô khổng lồ của nước úc đã bị hủy hoại bởi ngành du lịch và sự ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay hầu hết chúng được bảo vệ bờ Khu bảo tồn biển và được coi như là 1 di sản văn hoá thế giới. Tuy nhiên nó vẫn còn bị một mối đe đọa là loài cầu gai “Crown-of-thorns starfish” thức ăn chính của chúng là san hô. Sự gia tăng dân số của loài cầu gai đang là mối đe doạ đối với rạn san hô. Một con cầu gai một năm giết chết một diện tích lớn hơn 5m2 (55 feets vuông) san hô, để lại bộ sương chết trơ trọi dần dần bị bào mòn bởi sóng.

Các vùng đất ngập nước là một trong những vùng sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa. Hàng năm một số lượng lớn vùng đất này bị làm cho khô hạn để làm nông nghiệp hoặc xây dựng. Trong 2 thế kỷ vùa qua hơn một nửa các vùng đất ngập nước ở USA đã biến mất và tình trạng chung này cũng xảy ra nhiều vùng khác trên thế giới.

Năm 1971 nhiều chính phủ và các quốc gia đã ký công ước Ramsar (Công ước bảo vệ các vùng đất ngập nước [email protected]) . Công ước này đang bảo vệ tới 650 vùng đất ngập nước với tổng số diện tích hơn 16 triệu Ha và được bảo đảm bởi luật pháp và sự hợp tác quốc tế.

Một số lượng lớn đời sống trong các vùng nước ngọt được kiểm soát bởi 2 yếu tố: ánh sáng và dinh dưỡng hoà tan. Một vài sinh vật sống có thể sống được trong điều kiện khó khăn. Tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi về ánh sáng và dinh dưỡng các vùng nước ngọt sẽ là nơi thiên đàng của hàng tỷ loài sinh vật.

Nếu như trong nước lượng dưỡng chất quá dư thừa, sinh vật sống đôi khi có thể bị giết chết. Nguồn dinh dưỡng chính là nguyên nhân gây ra sự phát triển quá mức của các loài thực vật vi sinh. Khi các loài thực vật vi sinh này chết đi chúng làm suy yếu các loài vi khuẩn háo khí. Cuối cùng nước trở nên thiếu dưỡng khí gây ra cái chết của các làoi cá và động vật dưới nước. Tiến trình này đôi khi lại là hiện tượng tự nhiên nhưng đây cũng là nguyên nhân của sự ô nhiễm, chất tẩy là những nguồn chứa đựng dinh dưỡng hoà tan.

Khi thực vật chết lượng Carbon trong cơ thể chúng thường bốc hơi vào trong không khí. Nhưng trong các vùng đất ngập nước lượng Carbon thực vật thương tích tụ lại thành than bùn. Kho chứa Carbon khổng lồ này ở các vùng đất ngập nước giúp cho giảm thiểu một khối lượng lớn Carbon dioxit trong không khí. Các vùng đất ngập nước đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát khí hậu trái đất vì lượng Carbon dioxit tích tụ trong không khí sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính.

Phùng Mỹ Trung - Kiểm lâm Đồng Nai


Thứ 3 Tháng 3 16, 2004 9:26 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010