Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 4 Tháng 12 04, 2024 12:38 am



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Bạn biết gì về hệ thống rừng đặc dụng củ 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Bạn biết gì về hệ thống rừng đặc dụng củ
BẠN BIẾT GÌ VỀ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG CỦA VIỆT NAM ?

Rừng Việt Nam rất đa dạng về mặt sinh học. Có nhiều loại rừng với mức độ phong phú khác nhau bao gồm rừng thường xanh, rừng nửa thường xanh, rừng khộp nằm trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, savan, các vùng rừng cây bụi trên núi cao, các rừng ngập mặn lớn thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long và các khu vực ven biển, rừng tràm ở miền Nam và các rừng tre nứa hỗn giao. Hơn nữa do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến và có điều kiện khí hậu khác nhau, nên các ntng nói trên có hệ thực vật và động vật rất đa dạng. Nhận biết tầm quan trọng của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đối với môi trường, kinh tế và văn hóa, trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp tích cực nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình.

Vườn quốc gia đầu tiên được xây dựng năm 1962 và nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành trong suốt 30 năm qua nhằm gìn giữ các khu rừng đầu nguồn, các hệ sinh thái điển hình và bảo vệ nhiều loài động thực vật quí hiếm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam đã và đang bị suy thoái. dẫn tới sự thu hẹp hoặc mất đi các hệ sinh thái quan trọng. Độ che phủ của rừng hiện nay chỉ còn khoảng 28% so với 43% vào năm 1943 . Do hậu quả của việc mất rừng nên đất nước hiện đang phải đối mặt với những vấn đề về sinh thái, môi trường, kinh tế và xã hội nghiêm trọng.

Để đối phó với tình trạng suy thoái ntng, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách và văn bản pháp luật về bảo vệ rừng. Quan trọng nhất là Luật bảo vệ và phát triển rừng, chỉ thị giảm mức khai thác rừng tự nhiên và đóng cửa rừng tự nhiên ở một số tỉnh, cấm xuất khẩu gỗ xẻ, giao đất giao rừng và lâm nghiệp xã hội. Những chính sách này đã được thực hiện thông qua ba chương trình lớn về lâm nghiệp như chương trình bảo tồn và bảo vệ rừng; chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; và chương trình trồng mới 5 tnệu ha rừng và quản lý rừng bền vững. Đặc biệt các Quyết định số 41-TTg ngày 24/1/1977 và 194-CT ngày 9/8/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã công nhận 73 khu rừng đặc dụng đầu tiên trong cả nước, với diện tích là 769.512 ha. Cho đến nay, bằng những nỗ lực không ngừng của các ngành, các địa phương trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, 107 khu rừng đặc dụng đã được thành lập, bao gồm 2 Khu dự trữ sinh quyển, 11 Vườn Quốc gia, 64 Khu Bảo tồn Thiên nhiên và 32 Khu Văn hoá - Lịch sử - Môi trường, với tổng diện tích là 2.119.509 ha chiếm 7% diện tích lãnh thổ, được bố trí suốt từ Bắc vào Nam, đại diện cho các đai/đới khí hậu khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, vùng nóng ẩm, vùng khô nóng; từ cao nguyên, trung du đến đồng bằng và hải đảo; bảo tồn rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng ngập mặn và đất ướt; hoặc bảo tồn những loài động, thực vật đặc hữu của Việt Nam.

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, 1991 rừng Việt Nam được chia thành ba loại: Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất, trong đó rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. . . Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia; Khu rừng bảo tồn thiên nhiên; Khu rừng văn hóa xã hội, nghiên cứu thí nghiệm. Ranh giới của khu rừng đặc dụng phải được xác định bằng hệ thống biển báo, mốc kiên cố.

Trong quá trình thực hiện việc quản lý và sử dụng các khu rừng đặc dụng cũng đã nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp về sinh thái, kinh tế và xã hội. Sự xâm phạm của dân cư sống xung quanh các khu rừng đặc dụng vẫn đang tiếp diễn gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng của các khu này. Trong tình hình đó, để bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học và đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam một cách hoàn chỉnh, ngoài việc tăng cường đầu tư, hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng trong cả nước , thì việc phát triển vùng đệm và sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ rừng đượé xem như một giải pháp mang tính sống còn. Thực tế đã chứng minh rằng: chỉ khi nào lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương thực sự gắn liền với sự tồn tại một cách bền vững của khu rừng đặc dụng, đời sống của 'họ được cải thiện rõ rệt, đồng thời tham gia trực tiếp vào công tác quản lý bảo vệ rừng, thì mới giữ được rừng, ngăn chặn có hiệu quả những hành vi xâm hại đến rừng.

Hiện tại dân số của Việt Nam rất đông và đa số là người dân nghèo ở nông thôn, đất canh tác ít ỏi, sản lượng nông nghiệp thấp. Nhiều người dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, họ không hiểu rằng bằng việc làm của mình, chính họ đang hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên nuôi sống họ. Tuy nhiên, để xây dựng được một hệ thống rừng đặc dụng hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm năng về đa dạng sinh học của đất nước, phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa thì chúng ta phải nhận thức rằng vấn đề bảo vệ và quản lý các khu rừng đặc dụng là một vấn đề có tính chất kinh tế xã hội rất quan trọng và vô cùng phức tạp. Khi coi đó là vấn đề về kinh tế xã hội thì nó đòi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp mang tính chất kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin tuyên truyền . . . và phải huy động nỗ lực của toàn thể cộng đồng và của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau.

Các khu rừng đặc dụng chính là nơi bảo tồn nguồn gen và nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học đóng vai trò cực kỳ quan trọng không những trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo cho các thế hệ mai sau một tương lai tốt đẹp.

Phùng Mỹ Trung Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai


Thứ 5 Tháng 3 11, 2004 11:00 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Trong bài có nói tới cụm từ Khu rừng văn hóa xã hội, anh có thể nói rõ hơn được không ạ. Tiêu chuẩn phân loại, quy mô (diện tích, cây, loài,...).


Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 11:39 am
Xem thông tin cá nhân
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Rừng văn hoá xã hội
Chào bạn tre xanh !

Rừng Việt Nam, tùy theo mục đích sử dụng được chia làm 3 loại.

Rừng sản xuất: chủ yếu để kinh doanh gỗ, mây tre và các lâm sản khác, nuôi các loài động vật.

Rừng phòng hộ: sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường.

Rừng đặc dụng : chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái quan trọng của Quốc Gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật quý hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Ðược chia ra : vườn Quốc Gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa - xã hội, khu nghiên cứu thí nghiệm.

khu rừng văn hóa - xã hội như : Địa đạo củ chi, Khu di tích chiến khu miền Đông nam bộ ... vv

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 5 Tháng 3 03, 2005 7:54 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài 
Nếu xếp như thế thì phải gọi là rừng lịch sử chứ sao gọi là rừng văn hóa - xã hội. Tôi thấy ở Việt Nam, người ta phân loại di tích là di tích lịch sử, di tích văn hóa. Hai loại này có tiêu chí đánh giá khác nhau nên được xếp vào hai loại khác nhau. Liệu Thảo cầm viên và vườn Bách Thảo có được xếp vào loại này không ?


Thứ 5 Tháng 3 03, 2005 9:21 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010