Tìm hiểu về thời kỳ phân đàn của mối cánh
Thời kỳ bay giao hoan của một quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển (1985) & Nguyễn Chí Thanh(1996) thì ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 , Nhưng mạnh nhất vào các thang 4,5,6 và tháng 7. Trước và sau đó cũng gặp mối bay nhưng rải rác và không tập trung.
Trong quá trình phát triển, quần thể mối thì mối cánh trưởng thành là khâu chủ yếu để mối tiến hành phân đàn sinh sản. Thiếu trùng( mối cánh ngắn) sau khi hoàn thành lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành cùng lưu lại trong quần thể mà nó sống. Đợi đến khi điều kiện ngoại cảnh bên ngoài thích nghi mới bay khỏi quần thể mà ra ngoài. Hiện tượng này gọi là “Phân đàn: , “Bay giao hoan” … Theo tài liệu của Thái Bang hoa và Trần Ninh Sinh (1964) thì ở Trung Quốc , mối Retuculitermes speratus Kolbe bay giao hoan sau mùa xuân, khi trời ấm áp, nhiệt độ không khí đạt đến 20oC , áp suất không khí vào lúc trưa và chiều đạt tới 70mm/ Hg . Mối cánh trưởng trong một quần thể có thể bay toàn bộ một lần, cũng có thể đợi bay vào lần sau. Do vây cùng một loài mối trong cùng một vùng, một năm có thể phát sinh bao nhiều làn bay phân đàn.
Sức bay lượn của mối cánh trưởng thành cũng yếu, do vậy hướng bay và cự ly bay cũng thường tùy theo sức gió và hướng quyết định. Nói chung sau khi bay ra khoảng mốt số mét đến mấy chục mét thì rơi xuống đất . Sau khi rơi xuống đất , con đực đi tìm con cái , một lúc tiếp xúc thì 4 canh rụng ngay, muốn vậy cần phải kinh qua phương thức tự vỗ cánh với tốc độ nhanh hoặc láy cánh ma sát vào một vât thể khác làm cho 4 cánh rụng đi lúc này con cái mới cong phần bụng lên dụ dỗ , còn đực thì qua thăm dò con cái , sau khi gặp nhau và bắt đầu tìm chỗ để trú ngụ xây dựng phòng mới, trong thời gian bay và sau khi rơi xuống đất mối thường bị thiên địch tấn công, nên tỷ lệ mối bị diệt vong tương đối cao, do vậy số lượng mối cánh trưởng thành tuy lớn nhưng trên thực tế số sống sót chỉ chiếm một phần rất ít , Sau khi hôn phối khoảng 1 tuần thì mối bắt đầu đẻ trứng . Khả năng sinh sản của mối chúa nguyên thủy , lúc đầu tốc độ đẻ trứng thấp và số trứng đẻ lần đầu rất ít , về sau tùy theo sự trưởng thành của quần thể mối mà tốc độ đẻ trứng tăng dần.
Theo Grasse (1949) thì ở điều kiện 250C trứng của K.flavicollis phát triển trong 50 ngày. Còn trứng của K.minor ở nhiệt độ 210C cần tới 60 -70 ngày .
Còn theo tài liệu của Thái Bang Hoa ( 1964) thì ở thời kỳ trứng nở ra mối non khoảng gần 1 tháng, mối non có màu trắng mền, hình dạng rất giống mối thợ trưởng thành . Mối non trong mấy tuổi ban đầu chưa có hiện tượng phân hóa rõ ràng, lúc này rất khó phân biệt những mối non nào tương lai có thể phát dục thành đẳng cấp nào , mối lính hay mối thợ… Có người cho rằng căn cứ vào độ dài, rộng của đầu mối non để phân biệt đẳng cấp mối non, điều đó hãy còn chưa khẳng định, trước 1 tuổi, của mối non mà tương lai là mối lính đến mối lính trưởng thành mới biểu hiện đặc trưng rõ ràng, lúc này đã có kiểu dáng của “mối lính mô phỏng” hay “ mối lính trắng” sau đó lại qua một lần lột xác sẽ thành mối lính.
Mối non mà trong tương lai trở thành mối cánh trưởng thành khi trên lưng ngực giữa và ngực sau sinh ra mần cánh mới để dễ dàng phân biệt với mối non khác, sau đó cứ tăng thêm một tuổi thì mần cánh lại dài thêm rõ ràng, sau đó sinh ra mắt kép, thân thể cũng to ra so với mối lính, mối thợ trưởng thành và mối non khác, nhưng lúc này xung quanh thân vẫn màu trắng và mền yếu, sau một lần lột xác cuối cùng , 4 cánh mới phát triển hoàn toàn, thân thể có màu và rắn hơn , Mối non của mối thợ từ đầu đến cuối không biểu hiện đặc trưng rõ ràng, Đó là quá trình phần đàn và sinh sống của quần thể mối./.
vietmyiat ( Theo Lê Văn Nông - Viện KHLN VN)
[/img]