Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 5 Tháng 11 21, 2024 7:10 pm



Gửi bài trả lời  [ 5 bài viết ] 
 Cần giúp đỡ!!! 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 3 11, 2009 2:51 pm
Bài viết: 3
Gửi bài Cần giúp đỡ!!!
Chào tất cả mọi người. Em rất cần sự giúp đở vì em đang làm bài nghiên cứu về côn trùng mà em seach trên mạng không có nhiều tư liệu nên cần mọi người giúp đở giùm em.

Em đang tính làm Dàn bài thế này, mọi người góp ý dùm em nha:

I/ Cấu tạo sinh học của côn trùng:

1. Phần đầu: Râu, Mắt, Miệng
2. Phần ngực: Chân, Cánh
3. Phần bụng:

II/ Sự sinh trưỡng và biến thái:

1. Giai đoạn trứng
2. Giai đoạn ấu trùng
3. Giai đoạn nhộng
4. Giai đoạn trưỡng thành

III/ Côn trùng và con người

1. Tác hại đối với sức khoẻ con người
2. Tác hại đối với cây trồng
3. Côn trùng có lợi

IV/ Ứng dụng:


[/code]


Thứ 4 Tháng 3 11, 2009 3:06 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Site Admin

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 01, 2003 9:33 am
Bài viết: 94
Đến từ: School of Chemical and Bioengineering, Ulsan University, Korea
Gửi bài 
Chào bạn,
Bạn có thể nói rõ hơn về yêu cầu của bài nghiên cứu của bạn như thế nào không? mức độ chuyên sâu hay chỉ tổng quan, bài viết khoảng bao nhiêu trang vì lớp côn trùng Insecta là một lớp lớn và tuỳ theo yêu cầu bài viết sẽ cần tập trung vào những điểm quan trọng, và thường nên đi từ tổng quan về lớp côn trùng trước rồi mới đến phần chi tiết nếu cần để người đọc dễ hình dung. Một bài viết có bố cục tốt, rõ ràng sẽ rất quan trọng, các sơ đồ và hình minh hoạ sẽ giúp bài viết thêm sinh động. Tài liệu tham khảo cần chọn nguồn đáng tin cậy (sách, báo cáo khoa học, các trang web uy tín với ghi chú trích dẫn rõ ràng)
Bạn có thể đọc sách " Động vật không xương sống " của ĐH Khoa học tự nhiên TP hoặc các sách liên quan để lấy tài liệu làm bài.
Ở trang web SVR VN cũng có một số thông tin về phần tổng quan về côn trùng
http://www.vncreatures.net/tqcontrung.php
http://www.vncreatures.net/buom.php
http://www.vncreatures.net/cao.php

Một vài thông tin phân loại về lớp côn trùng
Lớp INSECTA -CÔN TRÙNG
1/Lớp phụ APTERYGOTA: không cánh, kích thước nhỏ, phụ bộ kiểu nghiền. Không biến thái
+Bộ THYSANURA. VD: Con ba đuôi Lepisma
2/Lớp phụ PTEGYGOTA: có cánh, có khi thoái biến mất. Bụng không có phụ bộ trừ phụ bộ sinh dục.
2a/Nhóm HEMIMETABOLA hay EXOPTERYGOTA
Bán biến thái hay biến thái từ từ, cánh hiện lớn dần dần sau những lần lột xác.
+Bộ ORTHOPTERA: (gián, cào cào, que củi, bọ ngựa, dế, châu chấu)
Cánh trước cứng, che cánh sau. Cánh sau mềm xếp lại như cánh quạt.Con cái thường có ống đẻ trứng lớn.Phụ bộ miệng kiểu nghiền.
vd: Bọ que củi Phasmatidae; vạt sành Tettigonidae, dế Gryllidae, Gián Blattidae, bọ ngựa Mantidae, cào cào Acrididae
+Bộ ISOPTERA (mối) :
Sống tập đoàn, ăn gỗ hay nấm. Mối thợ và mối lính là những sinh vật bất thụ. Mối sinh sản nhờ mối chúa, có hai cánh mỏng giống nhau, sau khi giao phối cánh rụng.
vd: Mối Termes (Termitidae)
+Bộ EPHEMEROPTERA (thiêu thân)
Có hai đôi cánh mỏng, đôi cánh sau nhỏ.Ấu trùng sống dưới nước thở bằng mang.
vd: Ephemera
+Bộ ODONATA (chuồn chuồn)
Có hai đôi cánh gân hình mắt lưới. Thân dài, mắt kép to. Ấu trùng sống trong nước.
vd: chuồn chuồn kim calopteryx
+Bộ HOMOPTERA (ve sầu, rầy...)
Có hai đôi cánh mỏng, đôi cánh trứơc lúc xếp lại có hình mái nhà. Phụ bộ miệng kiểu chích hút
vd: ve sầu cicada
+Bộ HEMIPTERA(cánh nửa)
Có hai đôi cánh, cánh trước xếp chồng lên nhau, góc cánh cứng, chóp cánh màng. Có vài loại không cánh như rệp nhà Cimex. Mỏ trên trán dùng hút nhựa cây hay thú vật. Sống dưới nước hay trên cạn
vd: bọ gạo Notonecta, cà cuống Belostoma.
+Bộ ANOPLURA (chí, rận)
Nhỏ, không cánh.Kí sinh ngoài da hữu nhũ.Cơ thể dẹp chiều lưng-bụng. Mắt nhỏ hay không có.Phụ bộ miệng kiểu châm chích, hút máu.Có thể gây bệnh truyền nhiễm.
vd: Chí pediculus
2b/ Nhóm HOLOMETABOLA hay ENDOPTERYGOTA :toàn biến thái, cánh mọc ở trong
+Bộ LEPIDOPTERA (cánh vẩy ) bướm ngày, bướm đêm
Cánh có vẩy, phụ bộ miệng kiểu hút nhưng ấu trùng có phụ bộ miệng kiểu nghiền.Ấu trùng ăn cây cỏ, có tuyến tơ.
vd: bướm cải Pieris, bướm phượng-Papilio
+Bộ DIPTERA (ruồi, muỗi)
Chỉ có một đôi cánh mỏng, đôi cánh thứ hai biến thành hình "quả tạ".Phụ bộ miệng kiểu liếm, châm hay hút.Ấu trùng không có chân.
vd muỗi Culex, ruồi Musca
+Bộ COLEOPTERA (cánh cứng)
Phụ bộ miệng kiểu nghiền, cánh trước cứng, cánh sau mềm xếp lại dưới cánh cứng.
vd: xén tóc Cerambys, cánh cam Melolontha, bọ rùa Coccinellidae
+Bộ HYMENOPTERA (cánh màng)
Đôi cánh sau nhỏ hơn và dính liền cánh trước.Ống đẻ trứng ở con cái còn dùng để chích
vd: Ong mật Apis, kiến formica...

TLTK: Động vật không xương sống, Dương Ngọc Dũng, Trần Phi Hùng

Chúc vui!


Thứ 4 Tháng 3 11, 2009 8:47 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 3 11, 2009 2:51 pm
Bài viết: 3
Gửi bài chào bạn
Rất cám ơn Bạn! mình đang dự định làm khoảng 80 trang giới thiệu về côn trùng và mình biết nó rất rộng và đa dạng. Và hình ảnh minh họa là những con tem nên có một số thông tin đưa ra mà mình ko có tem phù hợp nên cũng rất khó. Và đây là Hình minh họamột số trang đã lạm
Mình ko biết cách đưa hình lên diễn đàn nên mình dùng đở từ link một diễn đàn khác. Mong thông cảm


Thứ 6 Tháng 3 13, 2009 4:03 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 3 11, 2009 2:51 pm
Bài viết: 3
Gửi bài chào mọi người
Đây là dàn bài mình mới soạn. Mọi người tham khảo và cho í kiến dùm mình nhé!

CÔN TRÙNG CÓ CÁNH

Côn trùng, hay sâu bọ, là những động vật không xương sống có tên khoa học là lớp Insecta (lớp Côn trùng), là lớp lớn nhất trên Trái Đất và cũng là lớp phân bố rộng rãi nhất trong số các đại diện của ngành Chân khớp (Arthropoda). Côn trùng là nhóm đa dạng nhất trên Trái Đất, với hơn 1 triệu loài đã được mô tả, chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống mà con người biết đến với ước lượng về số loài chưa được mô tả lên tới 30 triệu, và do đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành tinh. Người ta có thể tìm thấy côn trùng ở gần như tất cả các môi trường sống trên Trái Đất, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000 loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh; 82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng.


Phân lớp Côn trùng có cánh (danh pháp khoa học: Pterygota) là một phân lớp trong lớp côn trùng và bao gồm các loài côn trùng có cánh. Nó cũng bao gồm các bộ côn trùng không cánh thứ cấp (nghĩa là, nhóm các côn trùng với tổ tiên của chúng là có cánh nhưng đã mất cánh đi do tiến hóa sau này).

Nhóm côn trùng có cánh bao gồm gần như toàn bộ lớp côn trùng. Các bộ sáu chân khác không được đưa vào đây có bộ Hàm nguyên thủy (Archaeognatha hay Microcoryphia, tức các côn trùng có quai hàm nguyên thủy) và bộ Đuôi tơ hay bộ Anh vĩ (Thysanura) (bọ bạc và bọ dài đuôi), cũng như bộ Một đuôi (Monura) đã tuyệt chủng. Ngoài ra còn ba bộ mà hiện nay không được coi là côn trùng nữa: bộ Đuôi nguyên thủy hay bộ Nguyên vĩ (Protura), bộ Đuôi bật (Collembola) và bộ Hai đuôi (Diplura).



I/ Cấu tạo sinh học:

Côn trùng thực sự (mà được phân loại vào lớp côn trùng) có các đặc điểm sau: thứ nhất, cơ thể của một thành trùng (cá thể trưởng thành của loài) phải phân thành 3 phần tất cả: đầu, ngực và bụng. Thứ hai, thành trùng phải có tất cả ba đôi chân được gắn vào các đốt ngực, hai đôi râu (ăngten) trên đầu, và phần bụng được phân chia thành nhiều đốt (≤11 đốt). Phần lớn (không phải tất cả) côn trùng trưởng thành đều có cánh. Khoa học nghiên cứu về côn trùng được gọi là côn trùng học (entomology).

1. Cấu tạo sinh học

1.1. Phần đầu:

a) Râu

b) Mắt

c) Miệng

1.2. Phần ngực:

a) Chân

b) Cánh

1.3. Phần bụng:

2. Sinh sản:

II/ Sự sinh trưởng và biến thái:

1. Giai đoạn trứng

2. Giai đoạn ấu trùng

3. Giai đoạn nhộng

4. Giai đoạn trưởng thành

III/ Phân loại côn trùng có cánh: thuộc lớp phụ PTEGYGOTA của Lớp INSECTA. Là loài côn trùng có cánh, có khi thoái biến mất. Bụng không có phụ bộ trừ phụ bộ sinh dục.

1/ LỚP CÔN TRÙNG CÓ CÁNH NGOÀI - EXOPTERYGOTA: Bán biến thái hay biến thái từ từ, cánh hiện lớn dần dần sau những lần lột xác. Một số bộ tiêu biểu:

1.1) Bộ CÁNH THẲNG (ORTHOPTERA) như gián, cào cào, que củi, bọ ngựa, dế, châu chấu: Cánh trước cứng, che cánh sau. Cánh sau mềm xếp lại như cánh quạt.Con cái thường có ống đẻ trứng lớn. Phụ bộ miệng kiểu nghiền.

vd: Bọ que củi Phasmatidae; vạt sành Tettigonidae, dế Gryllidae, Gián Blattidae, bọ ngựa Mantidae, cào cào Acrididae

1.2) Bộ CHUỒN CHUỒN (ODONATA) như chuồn chuồn: Có hai đôi cánh gân hình mắt lưới. Thân dài, mắt kép to. Ấu trùng sống trong nước.

vd: chuồn chuồn kim calopteryx

1.3) Bộ CÁNH GIỐNG (HOMOPTERA) như ve sầu, rầy...: Có hai đôi cánh mỏng, đôi cánh trứơc lúc xếp lại có hình mái nhà. Phụ bộ miệng kiểu chích hút.

vd: ve sầu cicada

1.4) Bộ CÁNH NỬA (HEMIPTERA): Có hai đôi cánh, cánh trước xếp chồng lên nhau, góc cánh cứng, chóp cánh màng. Có vài loại không cánh như rệp nhà Cimex. Mỏ trên trán dùng hút nhựa cây hay thú vật. Sống dưới nước hay trên cạn

vd: bọ gạo Notonecta, cà cuống Belostoma.

2/ LỚP CÔN TRÙNG CÁNH TRONG (ENDOPTERYGOTA): toàn biến thái, cánh mọc ở trong. Một số bộ tiêu biểu:

2.1) Bộ CÁNH VẨY (LEPIDOPTERA) như bướm ngày, bướm đêm: Cánh có vẩy, phụ bộ miệng kiểu hút nhưng ấu trùng có phụ bộ miệng kiểu nghiền. Ấu trùng ăn cây cỏ, có tuyến tơ.

vd: bướm cải Pieris, bướm phượng-Papilio

2.2) Bộ hai cánh (DIPTERA) như ruồi, muỗi: Chỉ có một đôi cánh mỏng, đôi cánh thứ hai biến thành hình "quả tạ". Phụ bộ miệng kiểu liếm, châm hay hút. Ấu trùng không có chân.

vd muỗi Culex, ruồi Musca

2.3) Bộ CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) gồm các loài bọ cánh cứng: Phụ bộ miệng kiểu nghiền, cánh trước cứng, cánh sau mềm xếp lại dưới cánh cứng.

vd: xén tóc Cerambys, cánh cam Melolontha, bọ rùa Coccinellidae

2.4) Bộ CÁNH MÀNG (HYMENOPTERA) như kiến, ong: Đôi cánh sau nhỏ hơn và dính liền cánh trước. Ống đẻ trứng ở con cái còn dùng để chích

vd: Ong mật Apis, kiến formica...

IV/ Côn trùng với đời sống con người (Ứng dụng côn trùng học với đời sống con người)


1. Côn trùng có ích: thụ phấn, mật ong, tơ tằm, phẩm nhuộm, sơn, làm thức ăn cho cá và chim… trang sức, tranh ảnh, máy bay, diều, sưu tầm bướm, côn trùng, đá dế, truyện cổ (Bá-Đài)…

2. Côn trùng có hại:

2.1. Tác hại đối với sức khoẻ con người

2.2. Tác hại đối với cây trồng

V/ Kết luận (kiểm soát côn trùng):


Thứ 7 Tháng 3 14, 2009 11:47 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 20, 2011 10:56 pm
Bài viết: 2
Gửi bài Re: Cần giúp đỡ!!!
chào các bạn ! mình đang làm bài tập về sưu tập các mẫu côn trùng nhưng cách ép mẫu bướm thì mình chưa làm đươc nếu ai biết thì chỉ giúp mình với. cảm ơn các bạn nhiều


Thứ 3 Tháng 9 20, 2011 11:25 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 5 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010