Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 2 Tháng 11 25, 2024 4:08 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Năm rồng - bàn về những con "Rồng" ở Việt Nam 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Năm rồng - bàn về những con "Rồng" ở Việt Nam
NĂM RỒNG NÓI CHUYỆN NHỮNG CON RỒNG SÓT LẠI SAU KỶ JURA Ở VIỆT NAM

Trong 12 con giáp Rồng là loài vật được chú ý nhiều hơn cả vì chúng không những biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực mà còn là linh vật của các bậc vua chúa. Loài rồng luôn là biểu tượng của vua chúa nên thường dân không được phép sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Hầu như các vật dụng từ cân đai, áo mão đểu được trạm khắc, thêu thùa tinh xảo bằng hình ảnh của loài linh vật này và các vật dụng của nhà vua đều được bắt đầu bằng từ Long (long bào, long mão, long sàng …). Tuy nhiên con rồng trong thực tế chỉ là loài vật tưởng tượng của con người chứ chúng hoàn toàn không tồn tại trên trái đất này. Theo truyền thuyết loài rồng có thể biết bay như chim, biết làm mưa, làm gió … mà cho dù loài rồng có thật đi chăng nữa thì chúng chỉ là loài thuộc lớp bò sát mà thôi. Nên những khả năng tưởng tượng này hoàn toàn không có thật.
Có một số loài “gần giống” với biểu tượng rồng hiện vẫn còn tồn tại khắp nơi trên thế giới Rồng komodo, rồng đất … và nhiều loài còn sống và tồn tại ở Việt Nam như Kỳ đà, Cá sấu … trong những loài ấy có lẽ họ Nhông Agamidae là những loài còn hiện hữu nhiều nhất và đa dạng nhất. Họ này gồm những loài có chân cao, ngón chân dài để di chuyển nhanh trên mặt đất, mặt nước. Một số loài có màng da nối liền chân trước với chân sau thành cánh để có thể lượn trên không. Hầu hết các loài thuộc họ Nhông có thân hình gai góc được phủ bên ngoài bằng chiếc áo giáp sừng rất chắc chắn, vài loài sống trên cây có khả năng bay lượn từ cây này sang cây khác và khả năng ngụy trang, biến đổi màu sắc của các loài này rất đa dạng. Với khả năng “tàng hình” này các loài thuộc họ nhông Agamidae có thể lẩn tránh kẻ thù và tìm kiếm thức ăn rất dễ dàng. Với 25 loài được phát hiện và công bố ở Việt Nam chúng có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái của nước ta. Nhân dịp năm con Rồng, báo Đồng Nai xin giới thiệu những loài rồng còn sót lại ở Việt Nam sau kỷ Jura.

Rồng đất Physignathus cocincinus
Loài “khủng long” lớn nhất được tìm thấy ở nước ta có chiều dài gần nửa mét và nặng gần 2kg thường sống và săn mồi ở trên các cành cây ven các con suối lớn nơi các khu rừng còn tốt. Mặc dù chúng đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nhưng loài này thường bị săn bắt để lấy thịt cho các nhà hàng đặc sản nên số lượng của chúng đang bị đe dọa ở mức cao. Tuy thân hình xù xì và hung dữ nhưng nó là một gã khổng lồ đầy nhút nhát và một kỷ lục gia về lặn sâu và lâu dưới nước khi kiếm ăn. Nơi định cư của chúng thường là ven các con suối hay khu vực đầm lầy.
Hình ảnh

Nhông capra Acanthosaura capra
Chỉ thua kém kích cỡ và cân nặng đối với loài rồng đất Physignathus cocincinus. Nhông capra là kẻ săn mối mặt đất táo tợn và hung dữ, khi bị kẻ thù tấn công nó dương những chiếc gai nhọn và gồng người lên nhìn cơ thể rất “hoành tráng” kiến cho ngay cả những con chồn đèn háu ăn cũng khiếp sợ và không dám tấn công. Chiến thuật này được nó áp dụng triệt để khi bị kẻ thù đe dọa và tỏ ra rất hiệu quả. Ng oài khả năng leo trèo và bơi lội nhông Capra còn là một vận động viên nhảy dù liều mạng khi săn mồi và lẩn trốn kẻ thù
Hình ảnh

Nhông natale Acanthosaura nataliae
Thay đổi sắc màu rất nhanh khi thời tiết thay đổi loài nhông natale thường ẩn mình trên những chiếc lá cây rộng trong rừng mưa ở độ cao trên 1000m giúp nó bao phen thoát hiểm. Chiến thuật đổi màu còn giúp nó nhận ra nàng nhông cái nhanh nhất trong mùa giao phối và để khoe khoang với nàng về sắc đẹp, sự mạnh mẽ của chàng nhông cơ bắp khiến cho nàng nhông cái bị “hút hồn” rồi chấp nhận làm bạn tình. Loài này được đặt tên một nữ khoa học xinh đẹp người Nga (nataliae) đã có nhiều cống hiến và nghiên cứu bò sát, lưỡng cư ở Việt Nam
Hình ảnh

Nhông ema Calotes emma
Với những chiếc đốt chân sau rất dài, tốc độ chạy nhanh kỷ lục, chiếc đuôi dài có tác dụng như một chiếc bánh lái giúp nó cân bằng khi đi trên mặt nước mà không bị chìm. Loài nhông emma luôn khiến bạn bất ngờ khi được chứng kiến những bước chạy thoát thân trên mặt nước. Ở tốc độ chóng mặt này chỉ có những chiếc máy quay phim chụp hình chuyên dụng mới bắt kịp khoảnh khắc hiếm hoi đó trong tự nhiên. Loài này thường hay sưởi nắng trên các tảng đá mẹ nằm ve suối sau những cơn mưa dài hoặc sau những ngày mưa phùn ẩm ướt. Chuồn chuồn có lẽ là món khoái khẩu nhất của chúng khi vừa phơi nằng nhằm điều hòa thân nhiệt và vừa rình bắt mồi.
Hình ảnh

Nhông xám Calotes mystaceus
Vũ khí lợi hại nhất khi săn mối của nhông xám là chiếc lưỡi dài, tốc độ phóng của lưỡi “nhanh như điện” khiến cho con mồi không có cơ hội thoát thân. Khi đã no nê với chiếc bụng căng đầy côn trùng, nàng nhông cái lặng lẽ bò xuống những đám thảm mục thực vật và đào đất đẻ trứng, rồi biến mất để phó mặc cho những đứa con “mang nặng đẻ đau” tự nở ra và tự xoay sở kiếm sống khi nở mắt chào đời. Đó là tập tình không có tình mẫu tử của hầu hết các loài thuộc họ hàng nhà nhông chứ chẳng riêng gì loài nhông xám xấu xí này.
Hình ảnh

Nhông vảy Acanthosaura lepidogaster
Có lẽ mải mê kiếm ăn khi cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi và không kịp trú mưa, loài nhông xám đang phơi mình trên gốc cây mục bên ven đường nhằm điều hoà thân nhiệt và cảm nhận làn hơi nước mát mẻ của mùa mưa đang đến gần. Ánh mắt láo liên của nó rất cảnh giác với những đe doạ xung quanh và chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ để cho nó ba chân bốn cẳng chạy trốn vào bụi cây rậm rạp gần nhất
Hình ảnh

Nhông hàng rào Calotes versicolor
Bên bức tường đá bạc phếch nhuốm màu thơi gian chàng nhông hàng rào đang chuyển sắc màu từ vàng sang đỏ rực như để khoe mẽ với cô nàng Nhông cái lẳng lơ bên dưới. Đe dọa kẻ thù và hấp dẫn bạn tình trong mùa giao phối bằng cách thay đổi màu sắc là tập tính thường thấy của động vật bò sát. Đây là loài rất phổ biến ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp loài này ngay sau khu vườn, ven đường và ngay cả các lới đi trong công viên thành phố.
Hình ảnh

Nhông đuôi Sapa Japalura chapaensis
Được xem như là loài sống ở độ nóc nhà Đông nam châu Á trên các đỉnh núi cao ngất của thuộc dãy Hoàng Liên (Fansipan). Loài nhông xinh đẹp này là loài đặc hữu hẹp và duy nhất chỉ tìm thấy ở Việt Nam và là loài nhút nhát thường dấu mình sau những thân cây gỗ lớn. Chúng rất thích thú ngồi cạnh những bông hoa đỗ quên nở rực rỡ khắp các cánh rừng nơi đây để săn các loài côn trùng nhằm tăng khoáng chất dự trữ cho kỳ ngủ đông sắp đến. Khi mùa đông về những bọng cây khô sẽ là chỗ trú tốt nhất của chúng qua mùa đông khắc nghiệt nơi đây và đợi những tia nắng ấm áp mùa xuân về.
Hình ảnh

Thằn lằn bay đông dương Draco indochinensis
Loài rồng biết bay này có đặc điểm là phía trên cánh da xòe ra bên hông có màu hồng, cam hay vàng với các đốm đen, có chùm lông ở cổ và đuôi, và các vảy nhỏ che lấp màng nhĩ. Chúng thường bay từ cây này qua cây khác trong các cánh rừng mưa nhiệt đới ở miến Đông nam bộ. Do cấu tạo màng da gắn liền với chân nên chúng chỉ có thể bay xuống thấp và mỗi khi muốn bay qua cây khác chúng phải bò lên cây cao hơn để tiếp tục hành trình bay. Thức ăn chủ yếu là kiến, thỉnh thoảng ăn các côn trùng khác. Để chiếm được bạn tình các chàng trai thằn lằn bay thường hù dọa nhau bằng cách phình to màng da nhiều màu sắc ở cổ chứ không tấn công nhau bằng những đòn chí mạng như các loài khác.
Hình ảnh

Nhông cát Ngô văn Trí Leiolepis ngovantri
Loài “rồng biển” này mới được các nhà khoa học Mỹ phát hiện và công bố năm 2010 và được đặt tên cho nhà nghiên cứu bò sát đã phát nhiện nhiều loài mới ở Việt Nam – Ngô văn Trí. Loài nhông kỳ lạ này chỉ được tìm thây trên các dải cát dài gần các khu rừng ven biển thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một loài “rồng biển” lưỡng tính chỉ có cá thể cái và không có cá thể đực nào tồn tại. Sau 6 tháng mùa khô ngủ vùi trong các hang sâu dưới cát và sống bằng cách ăn chính chiếc đuôi tích đầy năng lượng tích lũy của mình vào mùa mưa. Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống cũng là lúc đánh thức giấc ngủ vùi của chúng. Chui ra khỏi hang sâu, kiếm ăn, tìm kiếm bạn tình, giao phối và đẻ trứng.
Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Chủ nhật Tháng 1 22, 2012 10:41 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010