Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 12:13 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Sự xâm lăng kinh hoàng của loài nhuyễn thể Pomac 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Sự xâm lăng kinh hoàng của loài nhuyễn thể Pomac
SỰ XÂM LĂNG KINH HOÀNG CỦA LOÀI NHUYỄN THỂ POMACEA CANICULATA

Ốc bươu vàng, tên khoa học là Pomacea caniculata có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam khoảng trước năm 1975 với số lượng nhò để làm cảnh. Loài nhuyễn thể này bắt đầu trở thành vấn đề nghiêm trọng từ sau năm 1989, khi nó được nhập với số lượng lớn phục vụ mục đích nuôi xuất khẩu tại 2 trại ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Do không kiểm soát trại nuôi chặt chẽ, trứng và ốc con đã theo dòng nưóc thải lọt ra các ruộng lúa, ao hồ xung quanh trại và sau đó lây lan nhanh chóng trên diện rộng. Nghiêm trọng hơn nữa, người dân đã mang Ốc bươu vàng đi các tỉnh và thành phố khác để nhân nuôi, nhằm cải thiện kinh tể gia đình. Đến tháng 3 năm 1990, Ốc bươu vàng được di giống ra miền Bắc để nuôi thử nghiệm và cũng tự động phát triển ở các tỉnh và thành phố phía Bắc với tốc độ rất nhanh.

Đến năm 1996, nạn Ốc bươu vàng đã bùng phát trên phạm vi cả nước. Ốc bươu vàng đã gây ra nhiều tổn thất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm tháng 4 năm 1995, diện tích bị nhiễm ốc bươu vàng đã lên đến 15.305 ha, trong dó có 8.602 ha lúa, 590 ha rau muống, 6.356 ha ao hồ và hàng trăm kilômét sông ngòi, kênh mương trong toàn quốc, Vụ hè thu năm 1994, Ốc bươu vàng đã làm mất trắng hàng ngàn hecta lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm giảm năng suất hoặc phá hủy hoàn toàn nhiều ruộng rau muống, gây khó khăn cho cuộc sống của nhiều gia dình nông dân nghèo, sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Ngoài ra chúng còn làm thay đổi "lưới thức ăn" trong hệ sinh thái và có nguy cơ lai giống với nhiều loài ốc bản địa, dẫn đến suy giảm nguồn gen. Việc sử dụng một số loại hóa chất để tiêu diệt loài ốc này còn có thể gây ô nhiễm môi trường. Nạn Ốc bươu vàng đã đe dọa trực tiếp đến chương trình đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia.

Chi phí cho chiến dịch tiêu diệt Ốc bươu vàng trong cả nước đã lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hàng vạn nông dận, học sinh, phụ nữ và lực lượng vũ trang trong cả nước đã dược huy đông để thu bắt và diệt trừ. Riêng số tiền viện trợ khẩn cấp của FAO nhằm hỗ trọ kỹ thuật đề hạn chế nạn Ốc bươu vàng cho Việt Nam đã lên đến 250.000 Đô la Mỹ.

Hiện nay, Ốc bươu vàng vẫn tồn tại với số lượng nhò trong các hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ. Tuy nhiên, do áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp nên chúng ta đã cơ bản khống chế được sụ bùng phát thành dịch trên phạm vi rộng và duy trì sự phát triển của chúng dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Hàng năm, nhà nước vẫn tiếp tục dầu tư kinh phí cho việc giám sát và kiểm soát Ốc bươu vàng.

Theo IUCN Việt Nam


Thứ 6 Tháng 4 23, 2004 9:22 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010