Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 7 Tháng 11 23, 2024 5:05 pm



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Bạn có thông tin gì về loài Pseudonovibos spiralis 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Bạn có thông tin gì về loài Pseudonovibos spiralis
Bạn có thông tin gì về loài Pseudonovibos spiralis ở Việt Nam ??

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 5 Tháng 5 17, 2007 12:02 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 8 28, 2007 11:40 am
Bài viết: 4
Gửi bài 
Bò rừng sừng xoắn là loài giả mạo?



(Lao động, ngày 30/4/2003, tr.4)

Trong tổng số 8 loại thú mới được phát hiện trên thế giới trong thế kỷ XX, Việt Nam đã có tới 4 loài. Đó là bò xám (novibos sauveli, phát hiện năm 1937), sao la (pseudoryx nghetinhentis, năm 1993), mang lớn (megamuntiacus vuquangensis) và bò rừng sừng xoắn (pseudononvibos spiralis, năm 1993). Tuy vậy, một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp mới đây đã cho rằng những mẫu vật bò rừng sừng xoắn là... rởm.

Việc phát hiện bò rừng sừng xoắn dựa trên các cặp sừng lạ mà hai nhà động vật học người Đức W.P. Perter và A. Feiler thu thập được ở các chợ Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh vào năm 1993. Các cặp sừng này có dạng cây đàn lia, với các vòng tăng trưởng cách nhau đều đặn khoảng 1,5-2,5 cm và đặc biệt có sự uốn xoắn ở phần đầu sừng. Dân địa phương gọi những con vật mang cặp sừng ấy là linh dương, còn W.P. Peter và A. Feiler thì công bố loài vật mới với tên khoa học Pseudonovibos spiralis (Bò rừng sừng xoắn), với giả thiết là chúng vẫn còn sống ở Buôn ma Thuột, Đắc Lắc và Kon Tum. Mặc dù sau đó có nhiều cuộc điều tra thực địa tiến hành ở Việt Nam và Campuchia, nhưng chưa có bằng chứng giải phẫu học mới nào được tìm thấy, ngoại trừ hai chiếc xương trán có gắn sừng. Người Campuchia gọi con vật này là Khting Vor (tiếng Khmer), có nghĩa là loài bò hoang dã với cặp sừng hình dây leo.

Một nhóm chuyên gia Pháp, trong đó có Herbert Thomas, đã tiến hành nghiên cứu chi tiết 6 bộ mẫu vật gốc của bò rừng sừng xoắn hiện được lưu giữ trong các bảo tàng. Thật bất ngờ: Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng là giả mạo. Các sừng có hình vòng tăng trưởng đều đặn đã được chạm khắc từ vỏ sừng của bò nuôi và sau đó bị làm biến dạng, uốn xoắn. Sau đó được gắn với bất kỳ chiếc xương trán của loài bò nuôi nào, đôi khi được gắn với trán của chính con vật có sừng đó.

Nhà nghiên cứu Nadler đã đưa ra được bằng chứng cho thấy tất cả 6 bộ trán gắn các cặp sừng trên là của bò nuôi, thuộc giống Bos hoặc Bison. Ngoài ra, các phân tích DNA có sử dụng mẫu xương từ 4 tiêu bản cho thấy trán của các mẫu vật kể trên đúng là của bò nuôi, loài Bos taurus. Để đi đến kết luận này, người ta đã đúc cho mỗi chiếc sừng một cái khuôn trong bằng chất silicon, cho phép quan sát chi tiết hình thái bề mặt của lõi sừng. Trong số 6 bộ trán, hai bộ rõ ràng có mối liên kết hữu cơ với sừng được gắn lên đó, nhất là mẫu vật số M157. Trên một nửa số khuôn trong của các sừng (lõi sừng) có xuất hiện vết lõm lớn ở gần đỉnh. Rõ ràng là các sừng đã bị kẹp chặt bằng một loại dụng cụ nào đó sau khi phần lõi sừng chứa nhiều chất xương đã được tách khỏi vỏ sừng. Rồi những chiếc sừng đã bị làm biến dạng bằng cách làm mềm chất karatin, có thể dùng thân cây chuối đốt nóng theo như kinh nghiệm cũ mà năm 1933 một nhà kiểm định thú y ở Đông Dương đã đề cập đến.

Còn một điều đáng chú ý nữa là các vòng tăng trưởng được phát triển đều đặn xung quanh sừng, tạo thành những vòng khép kín. Khi quan sát bằng kính hiển vi theo chiều dọc của vỏ sừng có thể thấy các vòng này không phát triển một cách tự nhiên. Các lớp chất sừng mỏng thông thường, uốn lượn lặp lại cấu trúc mặt ngoài của sừng. Nhưng trong trường hợp của bò rừng sừng xoắn lại không thấy điều đó. Trong tất cả các mẫu vật, các lớp chất sừng liên tiếp rõ ràng đã bị xuyên cắt qua, cả ở vị trí các vòng tăng trưởng và ở khoảng cách giữa các vòng đó. Điều này chứng tỏ các vòng “tăng trưởng” trên sừng của bò rừng sừng xoắn được tiện gọt một cách nhân tạo và đó là bằng chứng rõ ràng của việc giả mạo mẫu vật.

Cho đến nay không có thông tin nào giúp xác định khu vực hoặc nơi gia công loại sừng này. Không có cái nào trong số 21 cặp sừng đã được tìm thấy có xuất xứ chính xác. Mặc dù có sự sai khác đôi chút về hình thái, vẫn có thể thấy tất cả những sừng này đã được chết tác theo cùng một khuôn mẫu. Điều này thể hiện ở khoảng cách đều đặn giữa các “vòng tăng trưởng” và sự vắng mặt của các vòng này trên bề mặt các khuôn đúc lõi sừng. Nguyên nhân của sự gian lận này có thể là vì lợi nhuận. Trên thực tế, người Khmer đã coi những chiếc sừng này có công dụng chữa bệnh, nhất là chữa vết rắn cắn. Hơn nữa, những con vật được gọi là “Khting Vor” này nổi tiếng là chuyên ăn thịt rắn độc, vì vậy nó còn có tên là “Khting Sipuoh”, có nghĩa là bò đực hoang dã chuyên ăn rắn. Rõ ràng vì thế mà những căp sừng của loài vật bí hiểm này có giá trị thương mại đáng kể. Việc tạo tác các sừng kể trên đòi hỏi hàng loạt thao tác phức tạp, trong đó có việc đánh bóng vỏ sừng, làm cho chúng trông giống hệt như thật. Cũng vì thế mà chúng đã “qua mắt” được các nhà khoa học, để được xác lập một chỗ đứng đàng hoàng trong cây phả hệ của động vật móng guốc.

Có thể nói, với công bố nêu trên của nhóm các nhà khoa học Pháp, huyền thoại về bò rừng sừng xoắn, hay Khting Vor đã kết thúc.

Tạ Hoà Phương


Thứ 3 Tháng 8 28, 2007 11:59 am
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 02, 2007 6:43 am
Bài viết: 130
Gửi bài 
Hình ảnh
kting puah (bos ophiophagus) :wink:


Thứ 7 Tháng 9 08, 2007 6:28 am
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010