Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 7 Tháng 11 23, 2024 4:59 pm



Gửi bài trả lời  [ 6 bài viết ] 
 Trả lời về Ốc bươu 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Trả lời về Ốc bươu
TRẢ LỜI VỀ ỐC BƯƠU

Gửi bạn Thaodailoan (Phạm thị phương Thảo)
Theo yêu cầu của bạn hỏi về loài Ốc bươu nhưng cụ thể tên khoa học của loài mà bạn cần hỏi thì không thấy bạn nêu nên tôi xin trả lời chung như sau:
Ốc bươu (người miền Bắc gọi là Ốc nhồi) hiện ở nay ở Việt Nam có 2 loài đã được định danh như sau:
LOÀI ỐC NHỒI POLITA
Pila polita
Ampullaria polita
Ampullaria brohardi
Họ: Ốc nhồi Pilidae
Bộ: Ốc Entomostoma
Hình ảnh
Chẩn loại:
Lỗ miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài vỏ bóng.
Mô tả:
Cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím. Số vòng xoắn 5,5 - 6, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm tới 5/6 chiếu cao vỏ. Các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài. Lỗ miệng vỏ hẹp, dài, chiều rộng bằng nửa chiều cao. Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày. Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài. Nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong.
H: (chiều cao vỏ) = 60; l: (chiều rộng vỏ) = 56; V: (chiều cao tháp ốc) = 26; Lo: (chiều dài và chiều rộng lỗ miệng vỏ) = 44; lo: 23.
Phân bố:
Trong nước: sống, suối, ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du, vùng núi Việt Nam.
Thế giới: Inđônêxia, Đông Dương, Trung Quốc (Quảng Đông, Vân Nam).


LOÀI ỐC NHỒI CONICA
Pila conica
Ampullaria gracilis
Họ: Ốc nhồi Pilidae
Bộ: Ốc Entomostoma
Hình ảnh
Chẩn loại:
Lỗ miệng vỏ loe rộng, tháp ốc thấp lùn, vỏ không bóng.
Mô tả:
Cỡ lớn, mặt vỏ không bóng, màu xanh đen hay xanh vàng ở con nhỏ, có thể có đường vòng màu nâu tím chạy song song với các rãnh xoắn. Số vòng xoắn 5 - 5,5, các vòng xoắn phồng rãnh xoắn nông. Vòng xoắn cuối phồng to, các vòng xoắn trên nhỏ, thấp, làm ốc có dáng tròn. Lỗ miệng vỏ loe rộng, rãnh miệng sắc, không lộn trái. Lớp sứ bờ trụ mỏng, nắp miệng có tâm ở gần cạnh trong.
Lưỡi gai giữa có màu tam giác nhọn lớn ở chính giữa, hai bên có 2 răng nhỏ. Gai bên có màu tam giác tròn giữa và các răng bên nhỏ. Gai rìa có hai mấu.
H: (chiều cao vỏ) = 38; l: (chiều rộng vỏ) = 37; V: (chiều cao tháp ốc) = 16; Lo: (chiều dài và chiều rộng lỗ miệng vỏ) = 18; lo: 15.
Phân bố:
Trong nước: sông, suối, ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam.
Thế giới: vùng nhiệt đới châu Á.

Lần sau bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp ở diễn đàn này không cần phải thông qua Email bạn nhé
Có lẽ về góc độ phân lọai tôi chỉ có thể giúp bạn như vậy còn những vấn đề khác như làm thuốc, cách nuôi, sinh sản … bạn có tên khoa học rồi bạn có thể tìm các thông tin này trên trang web google.com
Đồi với lòai Ốc bươu vàng Pomacea caniculata bạn hãy tham khảo bài “Sự xâm lăng kinh hoàng của loài nhuyễn thể Pomacea caniculata” trong chủ đề Động vật của diễn đàn này nhé – Chúc bạn khỏe hạnh phúc.

Phùng Mỹ Trung – Cục Hải quan Đồng Nai

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 4 Tháng 6 08, 2005 4:47 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 09, 2005 11:48 am
Bài viết: 1
Gửi bài 
Ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata) thuộc giống Pomacea, họ Ampullaridae, bộ Mesogastropoda, là loài ốc nước ngọt có nguồn gốc ở trung và nam Mỹ (Cowie, 1993), chúng có khả năng sinh sản nhanh và dễ nuôi với hàm lượng dinh dưỡng trong thịt ốc rất cao khoảng 12.2% chất đạm, 6.6% carbohydrate và rất nhiều chất khoáng, ngoài ra trứng ốc chứa nhiều carotenoid có giá trị chữa bệnh (Naylor, 1996). Ốc bươu vàng có đặc điểm như sau:
Vỏ ốc: có dạng hình cầu, không bóng, có vân hoặc không có vân, màu vỏ thay đổi từ vàng, xanh vàng, nâu, nâu đen.
Lỗ miệng vỏ: loe rộng, con đực có lỗ miệng vỏ tròn hơn con cái.
Nắp miệng vỏ bằng chất sừng, con cái nắp miệng lõm còn con đực thì lồi. Vành miệng con cái hơi cong vào phía trong còn vành miệng của con đực hơi loe ra ngoài.
Lỗ rốn: sâu và rộng.
Vòng xoắn: có 5-6 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu, các vòng xoắn trên thấp nên tháp ốc lùn và vì thế có dạng hình cầu.
Sự bắt cặp và đẻ trứng: mấy bạn ốc bươu vàng bắt cặp nơi có nước ngập vỏ, bất cứ thời gian nào trong ngày và kéo dài từ 10 đến 18 giờ, ốc cái sinh sản mạnh nhất vào mùa hè và đẻ trứng vào bất cứ vật thể nào phía trên mặt nước, ốc cái thường đẻ trứng vào sáng sớm hoặc chiều tối và nhiều nhất vào ban đêm (Schnorbach, 1995). Trứng có màu hồng đậm khi mới đẻ và màu hồng nhạt khi gần nở.
Hô hấp: ốc bươu vàng vừa thở bằng phổi vùa thở bằng mang thích hợp với điều kiện đất ngập nước và khô hạn ở vùng nhiệt đới.
Giới tính: thông thường con cái lớn hơn con đực khi có cùng độ tuổi, khi cùng kích thước thì con cái vẫn nặng hơn con đực. Khi thành thục về giới tính thì con đực phát triển chậm lại tuy nhiên con cái vẫn tiếp tục phát triển sau thời kỳ sinh sản (Estebenet, 2002).
Ốc bươu vàng là sinh vật đơn tính, tuy nhiên có thể xảy ra sự thay đổi giới tính mà không cần trải qua một thời ngủ nghỉ (Keawjam, 1987). Con cái đẻ trứng trên mặt nước và có khả năng giữ tinh trùng con đực trong thời gian vài tháng nên chúng vẫn có khả năng đẻ trứng hữu thụ trong thời gian này mà không cần giao phối với con đực, ngoài ra các loài ốc thuộc họ Ampullaridae có khả năng đẻ trứng khi đã trưởng thành ngay cả khi không giao phối. Ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam theo thông tin mà anh Trung đã nêu, đến năm 2001 thì có hơn 99 ngàn ha lúa ở các tỉnh nam bộ bị thiệt hại năng suất (nguy hiểm quá!). Bên cạnh đó, ốc bươu vàng còn tàn phá nghiêm trọng các loài thực vật thủy sinh bởi vì cây lúa không phải là loại thức ăn mà ốc bươu vàng ưa thích (chúng thích nhất là ăn là cây Trichanthera gegantea, lá đu đủ, rau muống, salad, rau trai, rau mác...) (Vũ Bá Quan, 2003), ốc bươu vàng còn cạnh tranh với ốc bản địa làm cho mạng lưới thức ăn bị ảnh hưởng cũng như làm giảm mật số loài ốc thuộc giống Pila ở Đông Nam Á, chúng còn là ký chủ trung gian của Angiostrongylus cantoneis truyền bệnh eosinophilic meningoencephalitis cho người nếu không được nấu chín trước khi ăn.
Theo nông dân, trong ruộng lúa đã xuất hiện nhiều dạng ốc bươu vàng lai trong đồng ruộng khi ốc bươu vàng lai với ốc bươu (Pila polita) và ốc lác (Pila conica) (cũng giống như anh Trung đã nói về nguy cơ ốc bươu vàng lai với ốc bản địa), đồng thời lo ngại rằng con lai của ốc bươu vàng sẽ thích nghi tốt hơn với điều kiện tự nhiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, để kiểm chứng liệu có chăng sự lai tạp giữa ốc bươu vàng với ốc bươu và ốc lác, anh Vũ Bá Quan đã thực hiện thí nghiệm vào năm 2003 như sau:
* Thả riêng ốc trưởng thành theo từng cặp: ốc bươu vàng đực với ốc bươu cái hoặc ốc lác cái và ốc bươu vàng cái với ốc bươu đực hoặc ốc lác đực theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 20 lần lặp lại được kết quả là chỉ có cặp ốc bươu vàng đực bắt cặp với ốc lác cái 3 lần trong ngày thôi (tỷ lệ 100%) mà không bắt cặp với ốc bươu cái (vì ốc bươu cái đã đóng kín nắp vỏ lại để giữ mình), trong khi đó ốc bươu vàng cái chung thuỷ hơn chỉ chủ động tấn công ôm ấp ốc bươu đực và ốc lác đực nhưng không giao phối. Sau khi bắt cặp với ốc bươu vàng đực, có 4 ốc lác đẻ trứng vào các ngày 7, 15, 16 và 20 sau khi bắt cặp, trứng có màu trắng của trứng ốc lác nhưng lại không nở được trứng nào.
* Thả chung nhiều cặp để ốc có sự chọn lựa đối tượng giao phối phù hợp: có sự cạnh tranh giữa các ốc bươu vàng đực khi chọn ốc lác cái giao phối với tỷ lệ 76.67% ốc bươu vàng đực bắt cặp với ốc lác cái, cao hơn tỷ lệ ốc bươu vàng đực bắt cặp với ốc bươu cái (chiếm 33.3% nhưng chỉ bắt cặp mà không giao phối), có trường hợp 1 con ốc bươu vàng đực bắt cặp với 3 ốc lác cái (ốc bươu vàng đực sở khanh!). Tuy nhiên, khi thả chung từng cặp ốc bươu vàng đực và cái chung với ốc lác hoặc ốc bươu đực và cái thì chúng đã tìm và chọn những con cùng loài để bắt cặp và đều đẻ trứng hữu thụ (trừ một vài trường hợp ốc bươu vàng đực chạy sang giao phối với ốc lác cái và trứng không nở được). Thí nghiệm đa chứng tỏ các loại ốc thuộc họ Ampullaridae không có khả năng lai nhau và những con ốc được cho là ốc bươu vàng lai thì chúng chỉ mang vài đặc điểm trung gian mà thôi và cần được kiểm chứng bằng điện di.
- Cách phòng trừ ốc bươu vàng: có nhiều cách như phòng trừ bằng thuốc hoá học, thảo mộc, phòng trừ sinh học, biện pháp canh tác và thủ công, phòng trừ tổng hợp... nếu rải tro rơm rạ vào ruộng lúa thời điểm 5 ngày sau sạ (1 ngày sau khi cho nước vào ruộng) với mực nước trung bình 3cm có thể giết chết ốc bươu vàng tỉ lệ 26.67 - 98.00% với lượng tro rải 100 đến 800 g/m2.

_________________
toi luon giu trong tim minh mot niem tin yeu doi


Thứ 2 Tháng 6 13, 2005 7:09 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 10 25, 2005 2:30 pm
Bài viết: 2
Gửi bài Ốc bươu
Thông tin về ốc bươu rất hay, xin gửi cho tôi thông tin về ốc bươu vàng. Nghe nói loại này trước đây người ta nuôi để làm thực phẩm, như vậy chắc thịt nó ngon hơn ốc bươu ?

Cám ơn nhiều,

Scampi


Thứ 3 Tháng 10 25, 2005 5:51 pm
Xem thông tin cá nhân

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 10 25, 2005 4:50 pm
Bài viết: 17
Đến từ: hcmc
Gửi bài 
Em đã ăn ốc bưu vàng rồi! Không ngon bằng ốc bưu ta, hàm lượng dinh dưỡng thì em khộng biết nhưng chỉ biết là ngoáy được mỗi cái miệng nó thôi, phía trong ruột lõng bõng toàn nước! Ốc ta nhiều thịt hơn, trong ruột còn có mỡ. Ốc bưu vàng chỉ được cái dễ nuôi và mắn đẻ. Phá hoại kinh lắm!

_________________
tôi là ai?


Thứ 4 Tháng 10 26, 2005 1:00 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 6 14, 2006 4:36 pm
Bài viết: 1
Gửi bài Ốc Bưu
Cho em hỏi: Tại sao các anh, các chị kô đề cập đến thức ăn của ốc bưu ??? Em rất muốn biết được nó ăn những thứ jì (cụ thể) Mong các anh chị giúp đở !!

_________________
CÔNG NGHỆ SINH HỌC VIỆT NAM


Thứ 5 Tháng 6 15, 2006 9:22 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 9 01, 2007 9:54 pm
Bài viết: 3
Đến từ: dai Hoc Bach Khoa Tp.HCM
Gửi bài 
Bạn có thông tin gì về ốc bươu ta ( ốc bươu đen) co thể share cho mình được chứ


Thứ 4 Tháng 9 05, 2007 3:29 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 6 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến14 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010