mới kiếm đưọc trên google coi thử nha mấy bác.
Các nghiên cứu viên đã thu thập tư liệu gien của các động vật bò sát như rắn, thằn lằn và 19 loài họ hàng gần của chúng. Sau khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của 9 loại gien điều khiển Protein nọc độc bằng phương pháp thống kê, kết quả phân tích gien đã cho thấy những kết quả bất ngờ.
Kết quả phân tích gien cho thấy, các loài rắn, thằn lằn gai, thằn lằn khổng lồ...đều cùng có gien nọc độc từ hơn 200 triệu năm nay. Vào thời điểm đó, loài khủng long mới xuất hiện. Điều này cũng cho thấy, loài rắn vốn đã có nọc độc từ lâu và trong quá trình tiến hoá, nọc độc của một số loài rắn đã bị mất đi.
Rất nhiều loài thằn lằn tưởng như không có độc, nhưng trên thực tế chúng đều có tuyến độc và gien nọc độc, nhưng tác dụng của nọc độc không rõ ràng đối với loài người. Một số loài thằn lằn có tuyến nọc độc rất đơn giản, khi được nuôi trong nhà như những con vật nuôi, nọc độc của chúng còn có tác dụng hạ huyết áp hoặc ngăn máu đóng cục, nhưng lượng độc ấy lại đủ để làm mất cảm giác hoặc ngưng lưu thông máu của các loài động vật nhỏ.
Trong số động vật bò sát, loài thằn lằn gai đã từng được coi là một trong những tổ tiên của loài bò sát, nhưng qua phân tích gien, họ hàng gần nhất của chúng lại là rắn và thằn lằn khổng lồ. Thằn lằn gai là hậu thế tiến hoá của loài rắn và thằn lằn khổng lồ. Chúng đều có chung một nguồn gien độc, vì vậy các nhà khoa học đề nghị xếp chúng vào vị trí đầu bảng của "chi có độc" trong các loài bò sát.
Trước đây, các nhà khoa học xếp tên và phân loại sinh vật chủ yếu dựa vào đặc điểm hình dạng nên đôi khi họ gặp phải những nghi vấn rất khó giải thích. Nếu dựa vào gien để thiết lập lại cây tiến hoá và phân loại thì sẽ có khả năng họ sẽ giải được một số câu đố trong lịch sử tiến hoá của các loài sinh vật.
Tuyết Nhung (Theo Tân hoa xã)