Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 4 Tháng 12 04, 2024 12:17 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 "Trảm" bệnh viện gây ô nhiễm môi trường 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 10 24, 2012 3:47 pm
Bài viết: 3
Gửi bài "Trảm" bệnh viện gây ô nhiễm môi trường
Tháng 6 năm sau, cơ sở y tế nào không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn trên địa bàn TP HCM sẽ bị... “trảm”

Thống kê của ngành y tế TP HCM cho thấy, trong số 29 bệnh viện thuộc Trung ương và sở, ban ngành, chỉ 9 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đạt chuẩn. Tuyến quận, huyện có đến 50% bệnh viện không đạt chuẩn. Ngoài ra, khoảng 7.200 phòng khám có HTXLNT “rất đơn giản”: chỉ qua bể tự hoại, khử trùng rồi... xả ra cống!

Ổ phát tán mầm bệnh

Bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, TP HCM hiện là nơi tập trung nhiều bệnh viện từ Trung ương đến cơ sở, là đầu mối chăm sóc sức khỏe cho người dân của 20 tỉnh, thành phía Nam. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện chưa có HTXLNT đạt chuẩn, hầu hết các trạm y tế (322 trạm) đang xả thẳng nước thải y tế vào mạng lưới cống thoát nước chung của thành phố, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lan truyền dịch bệnh.

Hơn nữa, quy mô giường bệnh đang tăng khiến lượng nước thải cũng liên tục gia tăng. Thống kê của Sở TN-MT TP HCM, cho thấy hiện TP HCM có 113 bệnh viện, bình quân mỗi ngày thải khoảng 17.000 - 23.000 m3 nước thải. Trong khi đó, HTXLNT y tế lâu ngày đã xuống cấp và quá tải nên phần lớn nước thải y tế không được xử lý, trực tiếp đi từ bệnh viện ra hệ thống cống chung của thành phố. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn nước ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.

Hình ảnh

Bệnh viện quá tải khiến áp lực nước thải y tế rất lớn

Kết quả phân tích các mẫu nước thải y tế chưa qua xử lý cho thấy, hàm lượng vi sinh vượt chuẩn cho phép ít nhất 100 lần; có mẫu vượt chuẩn cho phép đến 1.000 lần. Các loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt; các loại ký sinh trùng, amip, nấm; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2 - 3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Khó cũng... “trảm”?

E ngại nước thải y tế gây độc cho người dân, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo cho các đơn vị trong ngành y tế trên địa bàn đến cuối năm 2011; các cơ sở y tế tuyến dưới chậm nhất đến tháng 6-2012 phải có HTXLNT y tế đạt chuẩn. Quá thời hạn trên, cơ sở nào không có sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Trước yêu cầu của Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện đều thừa nhận cần phải thực hiện nhưng lại than “lực bất tòng tâm” vì không có kinh phí, hay gặp các vướng mắc khác. Chẳng hạn, quận Thủ Đức lo thiếu vốn. Trong khi cái khó của Trung tâm y tế dự phòng quận 8 là đang nằm trong khu đền bù giải toả nên không dám xây. Còn bệnh viện quận Phú Nhuận thì đang có kế hoạch di dời nhưng tìm mãi cũng chưa kiếm được đất.

Thực tế, theo tính toán của Sở TN-MT TP HCM, việc đầu tư một HTXLNT hoàn chỉnh phải mất nhiều tỷ đồng, kèm theo kinh phí hằng năm để bảo quản, duy tu và vận hành, khiến cho các đơn vị y tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các bệnh viện thiếu cán bộ chuyên môn nên không lập được kế hoạch đầu tư xây dựng, vì vậy mà chưa được phê duyệt và cấp vốn đầu tư HTXLNT.

Sẽ xã hội hóa xử lý nước thải

Trao đổi về những khó khăn mà cơ sở y tế phải đối mặt khi triển khai xây dựng HTXLNT, ông Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho hay sẽ chủ trương xã hội hóa lĩnh vực này.

Theo đó, những bệnh viện nào có đủ chuyên môn để lập dự án đầu tư xây dựng và vận hành HTXLNT thì Sở TN-MT phê duyệt phương án kỹ thuật, sau đó chuyển Sở Y tế để được cấp vốn đầu tư. Với những bệnh viện không có đủ chuyên môn để lập phương án xây dựng và vận hành HTXLNT thì kêu gọi xã hội hóa bằng cách giao cho doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư. Riêng đối với 322 trạm y tế phường xã, UBND TP HCM đã chấp thuận giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận/huyện làm chủ đầu tư xây dựng HTXLNT, với công nghệ của Nhật Bản kết hợp với Việt Nam, với tổng giá trị đầu tư dự kiến là 100 tỷ đồng. Theo đó, mỗi trạm y tế có hệ thống xử lý nước thải với công suất 2m3 mỗi ngày đêm, tuổi thọ thiết bị trên 30 năm.

Hiện đã có một số bệnh viện đầu tư xây dựng HTXLNT theo mô hình xã hội hóa như bệnh viện Nhi Đồng 1, Hùng Vương. Với hệ thống có công suất 1.000 m³ một ngày đêm, các bệnh viện trả chi phí đầu tư cho công ty dựa vào khối lượng nước thải được xử lý với giá khoảng 4.000 đồng/m3. Sau 10 năm, hệ thống xử lý sẽ được công ty chuyển giao miễn phí cho bệnh viện.

Thể hiện quyết tâm “làm sạch nước thải y tế”, ông Thanh khẳng định, nếu cơ sở nào đã có đất xây dựng, phải tiến hành ngay, cơ sở nào chưa có đất phải báo cáo gấp để Sở tập họp và trình UBND TP xin đất. Riêng quận Phú Nhuận, nếu trong một năm không có phương án di dời, phải có HTXLNT ngay cơ sở cũ. Đến giữa năm 2012, các cơ sở nào không có HTXLNT đạt chuẩn sẽ buộc phải đóng cửa, không có lý do biện hộ cho sự chậm trễ.

Theo Ngô Đồng (Đất Việt)

_________________
Cung cấp: Nam lim - Đau đầu - Nha khoa - May lam kem - Kinh hang hieu


Thứ 4 Tháng 10 24, 2012 4:59 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010