Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 2 Tháng 11 25, 2024 7:15 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Chỉ Vì lợi ích trước mắt: 
Người gửi Nội dung
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 3 30, 2008 9:29 am
Bài viết: 217
Đến từ: Viện khoa học lâm nghiệp Viêt Nam
Gửi bài Chỉ Vì lợi ích trước mắt:
Lào bắt đầu xây đập Xayaburi từ 5 tháng trước
Ngày cập nhật: 19/04/2011

Thông tin được công bố trong cuộc họp khẩn qua internet giữa hai tổ chức quốc tế với Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam hôm qua (18 - 4) cho hay, Lào thực tế đã khởi công xây đập Xayaburi từ năm tháng trước, bất chấp quyết định cuối cùng của Ủy hội Sông Mekong hôm nay (19 - 4), mới được đưa ra.


Trả lời trực tuyến qua mạng internet, Bà P’Eang – Đồng Giám đốc Terra (Quỹ phục hồi sinh thái Thái Lan) chiều 18 - 4, cho hay, Lào đã khởi công con đường chính dẫn đến nơi xây đập từ năm tháng trước. Con đường này dài 30km, nối từ làng Ban Nara đến Ban Talan và Ban Houay Souy, nơi gần với địa điểm xây đập.

Qua sự việc này, tổ chức Terra đánh giá quá trình tham vấn của Ủy hội sông Mekong (MRC) là không đáng tin cậy. "MRC nói không được biết câu chuyện xây đập là một động thái không thể chấp nhận, không hoàn thành nhiệm vụ" - Bà P’Eang cho biết.

Về mặt cá nhân – là người Thái Lan - bà P’Eang "xấu hổ vì Thái Lan không biết rút kinh nghiệm từ quá khứ". Nhiều ngân hàng Thái Lan hiện nay, dù bị phê phán, vẫn đang đổ tiền đầu tư cho dự án Xayaburi. Trong khi đó, Thái Lan đã có bài học nhãn tiền khi xây dựng quá nhiều đập và đã gây tác hại nghiêm trọng tới sinh thái trong một thập kỷ qua.
Trong khi đó, Bà Ame, cán bộ vận động chính sách vùng Mekong, cập nhật quan ngại của các tổ chức sông ngòi và các tổ chức quốc tế khác trước sự việc này. Theo bà Ame, các nhà ra quyết định khu vực Mekong không có lý do thuyết phục để quyết định tiếp tục công trình. Tính cấp thiết của dự án này là không có.
Việc xây đập Xayaburi tác động vô cùng to lớn với nguồn cá tại lưu vực sông được coi là phong phú về thủy sản nhất thế giới, chỉ đứng sau Amazon; ngăn cản luồng di chuyển của cá lên thượng lưu. Với ĐBSCL, đập này lắng đọng phù sa, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo đánh giá môi trường do nhà đầu tư cung cấp chỉ tính 10km xung quanh đập, bỏ qua tác động hạ lưu hay xuyên bên giới. "Không thể tiến hành dự án khi mọi việc đều chưa sẵn sàng" - Bà Ame nói.
Bà Ame cũng cho biết, với tình hình xây dựng đập Xayaburi đang tiến triển như thông tin nhận được trong hai ngày qua, vai trò của MRC đáng xem xét vì đã đánh mất niềm tin của người dân.
Phản ứng chậm?
Phái đoàn của Việt Nam hôm qua (18 - 4) đã lên đường sang Viengchan (Lào) ngay khi có tin nước này lặng lẽ khởi công xây dựng đập Xayaburi.
Theo ông Đào Trọng Tứ, ủy viên ban cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, MRC đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu, nhưng do vướng những thủ tục nhất định, ngoài ra còn do sự tôn trọng vai trò của nước xây dựng dự án... nên không thể công bố sớm các kết quả nghiên cứu này chứ không phải Việt Nam phản ứng chậm.
Ông Tứ cũng cho hay, Việt Nam chắc chắn không để xây dựng đập Xayaburi. Nếu Lào nhất quyết xây bất chấp phản ứng của quốc tế, động thái tiếp theo của Việt Nam sẽ là cùng cộng động quốc tế ngăn chặn việc xây dựng 11 đập còn lại.
Trong vấn đề lợi ích giữa các nước khi đập Xayaburi được xây, ông Tứ cho rằng, Trung Quốc là nước hưởng lợi chính mà không chịu bất cứ thiệt hại nào. Chiến lược của Trung Quốc có thể thấy rõ ràng là bán điện cho Thái Lan và Việt Nam. Trong khi đó, việc xây đập này trên sông Mekong sẽ hủy hoại dòng sông quan trọng này, làm ảnh hưởng sinh kế của cả Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.
Cùng với việc kiên trì ý kiến trì hoãn xây dựng đập Xayaburi sau 10 năm nữa, ông Tứ nói, phía Việt Nam có thể cùng quốc tế giúp Lào nghiên cứu, khai thác thủy điện các chi lưu của sông Mekong. Hiện nay, Lào có tiềm năng thủy điện lên tới 13.000MW trên các dòng nhánh của sông Mekong, nhưng mới khai thác vài ngàn.
(Đập Xayaburi sẽ cắt ngang sông Mekong, thuộc phần lãnh thổ của Lào ở vị trí cách ĐBSCL 1.930 km, cách biên giới Thái Lan về phía nam (tỉnh Chiang Rai) 365 km. Theo dự kiến, con đập sẽ được xây dựng trong tám năm và sau khi hoàn thành sẽ có công suất 1.260 MW; 95% điện năng sẽ được bán cho Thái Lan.
Theo các tổ chức môi trường, nếu đi vào vận hành, đập Xayaburi sẽ hủy hoại vĩnh viễn môi trường sống và hệ sinh thái của sông Mekong, đẩy 41 loài cá tới nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng tới phương kế sinh nhai cũng như an ninh lương thực của hàng chục triệu người trong khu vực.)

Theo:http://aluoi.hue.gov.vn/Portal/?GiaoDien=9&ChucNang=548&NewsID=20110419213314

_________________
Trịnh Ngọc Bon
Bộ môn Tài Nguyên Thực Vật Rừng - Viện NC Lâm Sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Phone: 01228649631
Email: [email protected]


Thứ 5 Tháng 4 21, 2011 10:20 am
Xem thông tin cá nhân Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010