Phát hiện 2 loài bò sát mới ở Quảng Bình.
Thằn lằn tai.
Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, 2 loài bò sát mới gồm thằn lằn tai và rắn mai gầm vừa được phát hiện tại vùng núi Karst của vườn quốc gia.
Ngày 9/2, Vườn Quôc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một loài rắn mai gầm (có tên khoa học là Calamaria) mới tại vùng núi đá vôi thuộc Vườn QGPN-KB.
Theo mô tả ban đầu của các nhà khoa học thì rắn mai gầm mới này có đặc điểm màu nâu đen, thân sáng lấp lánh với bốn dãi viền zích zắc màu vàng nhạt, ở lưng và phần cuối đuôi màu sáng….
Để ghi nhận công lao của nhà khoa học Vũ Ngọc Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hỗ trợ nhà khoa học Thomas Zegler (Đức) phát hiện loài rắn mai gầm mới này, ông Thomas Zegler đã đề nghị lấy tên nhà khoa học Vũ Ngọc Thành đặt tên cho loài mới phát hiện này là: Rắn mai gầm Thành.
Rắn mai gầm.
Trước đó cũng tại Vườn Quốc gia PN-KB, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra Thằn lằn tai, một loài bò sát mới tìm thấy lần đầu tiên trên thế giới.
Loài Tripidophrus noggei là loài thứ 26 của thằn lằn tai được phát hiện tại Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới phát hiện hai loài động vật nói trên.
Nguồn: VietNamNet