Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 12:52 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 ĐỂ CÂY TRẦM HƯƠNG "ĐẺ RA VÀNG" 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 9 19, 2005 8:15 pm
Bài viết: 1
Gửi bài ĐỂ CÂY TRẦM HƯƠNG "ĐẺ RA VÀNG"
Gần 50 chủ doanh nghiệp trang tại cả nước đã về dự hội nghị về cây trầm hương – loài cây “đẻ ra vàng”- diễn ra ngày 24-9 tại TP Hồ Chí Minh.

* * *

“Nhu cầu về trầm hương trên thế giới là không cần bàn cãi, liên tục trong nhiều ngày qua, các đối tác từ Đài Loan, Singapore, Nhật Bản luôn đề nghị đặt mua trầm hương của Việt Nam, 1 lít tinh dầu trầm bán với giá 50.000 USD. Chất lượng dầu trầm Việt Nam cao hơn tiêu chuẩn quốc tế nên người ta vẫn chấp nhận mua cao hơn giá đó” – ông Hoàng Văn Được – Tổng thư ký Hiệp hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam khẳng định. Lợi nhuận to lớn của trầm hương được một số doanh nghiệp (DN) tính toán cụ thể thu: Tổng chi phí cho 1 ha trồng cây trầm hương trong 10 năm khoảng 36.500.000 đồng. Từ năm thứ 7 trở đi đã có thể thu được lợi nhuận từ trái, cành, ngọn để làm nhang và đủ bù cho chi phí chăm sóc. Từ năm thứ 10 đã có thể thu hoạch đại trà với doanh thu: 1.000 cây/ha x 3 triệu đồng/cây = 3 tỉ đồng. Một DN cho biết: Giá một cây trầm 10 năm tuổi là 20 triệu đồng. Ngay cả trong trường hợp cây không tạo được trầm thì bán gỗ làm nhang vẫn lãi to: 1 kg cành lá = nữa kg gạo, cả gốc rễ vẫn bán được giá. Theo tính toán sơ bộ, cả nước hiện nay đã có hơn 6.000 ha cây trầm hương được trồng. Tuy nhiên, do sản phẩm trầm hương nhân tạo gần như bị đánh đồng với trầm hương tự nhiên – hàng quốc cấm – nên vấn đề đầu ra cho người trồng trầm là điều quan tâm lớn nhất của những ng ườ i dự hội nghị. Ông Nguyễn Ngọc Toản – Giám đốc Công ty Phong Sa (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Hiện nay công ty vẫn phải bán theo đường tiểu ngạch, khai đây là nguyên liệu làm nhang và vì thế được miễn thuế. Nhưng làm như thế gặp rủi ro rất lớn, còn Nhà nước thì thất thu thuế”.

Chủ một trang trại ở Lâm Đồng nêu một băn khoăn khác: Ai cũng nói có thể tạo được trầm bằng cách tạo vết thương hoặc bơm hóa chất, nhưng thật sự chỉ tạo trầm loại 4, loại 5. Trồng nhiều nhưng hầu hết đều không nắm rõ về loại cây tạo trầm, ngay cả tên gọi dó bầu hay gió bầu cũng không xác định chính xác, giống nào để có được trầm chất lượng cao, đến nay vẫn chưa xác định được. Do vậy thắng thua chỉ cách có 1 gang tay”.

Theo ông Hoàng Văn Được: “Trầm hương là một loại cây dễ trồng, nhất là những vùng rừng núi dân tộc ít người, rất thích hợp để xóa đói giảm nghèo cho dân tộc vùng sâu, hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn. Thế nhưng chỉ một cá nhân, một tổ chức không thể nào làm được mà phải có bàn tay chính phủ …

Cần phải có một chiến lược quốc gia cho cây trầm hương . Đến năm 2010, nhu cầu trầm hương sẽ thiếu và thế giới đang cần đến Việt Nam. Cây trầm ngày càng phát triển nhưng vẫn còn tự phát, 95% trầm trên thị trường hiện nay là trầm hương nhân tạo, đây là con số Chính Phủ cần phải suy nghĩ và tạo một hành lang pháp lý cho cây trầm phát triển

Kỹ thuật tạo trầm luôn là bí mật của mỗi chủ trang trại. Thế nhưng, tại hội nghị, lần đầu tiên bí quyết tạo trầm hương đã được công khai một phần. Cụ Trần Quốc Cừ, năm nay 80 tuổi, ở Tuy Hòa, Phú Yên kể: Trong một lần sang Nga, một người bạn chiến đấu cũ đã tặng ông một lọ hóa chất có khả năng tạo trầm, khi mang về thử nghiệm, bơm vào thân cây trầm mọc trong rừng quả nhiên trầm được tạo thành và tỏa hương thơm ngát. Cụ Cừ tuyên bố sẽ tặng cho mỗi người 1 lít hóa chất này nhưng công thức tạo thành thì xin được dấu kín. Số điện thoại của cụ Trần Quốc Cừ: 057.825627

Theo báo Thanh Niên số 269 (3199) Thứ bảy 25-9-2004)


Thứ 2 Tháng 9 19, 2005 8:28 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010