Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Chủ nhật Tháng 12 22, 2024 1:11 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Làm bà mụ cho... rắn hổ mang. 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 28, 2005 9:45 am
Bài viết: 67
Đến từ: Rừng xanh
Gửi bài Làm bà mụ cho... rắn hổ mang.
Hình ảnh
Anh Phạm Hoàng Nam cho xem con rắn mái gầm sắp đẻ - (ảnh: Bình Nguyên)
Ở ĐBSCL hiện nay rất nhiều nông dân đã thành công khi bắt côn trùng, bò sát, chim cu sinh sản. Hồi đó nghe chuyện này, nhiều người phủi tay: "Trời, mấy con đó ngoài đồng thiếu cha gì, bắt ăn không hết, nuôi đẻ làm gì cho mệt". Nhưng nay mọi chuyện đã khác.



Người làm chuyện trên... mây

Ở Cà Mau có một người đang làm chuyện trên... mây là lùng bắt rắn hổ mây để nuôi đẻ. Người đó là anh Phạm Hoàng Nam - Quản đốc khu du lịch sinh thái Lâm ngư trường Sông Trẹm (xã Biển Bạc, huyện Thới Bình). Đây là chuyện hết sức gian khó, như lời tâm sự của anh Nam: "Ngày xưa rừng U Minh rắn hổ mây nhiều vô kể, con nào con nấy to bằng bắp đùi, dài gần chục thước. Đi rừng mà nghe tiếng cây rừng chuyển động rào rào là biết phía trước có rắn hổ mây, phải nhanh chân chạy trốn. Còn ngày nay đi mỏi cả chân cũng khó mà gặp, nói thiệt bây giờ nghe hơi người là rắn hổ mây đã... trốn mất tăm".

Ở Cà Mau, bà con ngư dân Rạch Gốc một thời xem cá đường (cá thủ vàng) là món dân dã như bao tôm cá khác. Tới chừng trị giá cá đường tăng vọt do cái bong bóng có thể làm chỉ khâu y tế, loài cá này bị săn bắt gần như tận diệt. Ở Trà Vinh loài cá ngon nổi tiếng là cá cháy cũng đang cạn kiệt và có nguy cơ biến mất. Thường vào tháng 3 là cá cháy lại xuất hiện từng bầy ở miệt sông giáp ranh Cầu Kè (Trà Vinh) - Trà Ôn (Vĩnh Long). Trước đây những ngày cá lên, ngư dân nô nức tay lưới tay chài đánh bắt, nhưng nay xóm cá buồn hiu vì "cá cháy còn đâu mà thả lưới cho uổng công".

Trước đây, anh Nam đã cho rắn hổ mang - cũng là một loài cực độc - đẻ thành công. Anh hồ hởi khoe: "Bầy rắn lâm ngư trường nuôi gồm 12 cặp, trong đó 3 cặp rắn mái gầm (còn gọi là rắn cạp nong), 3 cặp rắn hổ đất. Hiện 1 cặp rắn hổ mang đã chịu giao phối đẻ 11 trứng, còn 1 con rắn cái mái gầm cũng đang sắp lâm bồn". Anh cho biết rắn hổ mang mang thai khoảng hai tháng rưỡi, sau 60 ngày ấp trứng nở thành rắn con. Loài rắn hổ mang hoang dã có đặc tính hung bạo, khi con cái ấp nở thì con đực ở ngoài rình chờ con nở ra ăn thịt. Rắn hổ mang con phải lanh lẹ, khôn ngoan mới thoát khỏi miệng rắn bố. Thức ăn của rắn con là ếch, nhái, cá, tép, sâu bọ, côn trùng. Nam kể: "Đem hết kinh nghiệm về rắn đã học được, tôi lấy 11 trứng cho ấp trong phòng kín, điều chỉnh nhiệt độ thường xuyên, khi trời lạnh thì tăng nhiệt độ, trời nóng thì hạ nhiệt và kết quả có 5 trứng đã nở ra rắn con. Bầy rắn con nay cũng dữ dằn như rắn hoang, chúng được thả nuôi trong lồng cho khách tham quan". Theo anh Nam, khó nhất là nuôi sao cho rắn hổ mang chịu bắt cặp, nuôi nhốt trong chuồng trại không hiểu sao chúng rất "lười biếng", ít chịu giao phối. Anh Nam dự định, chừng nào rắn hổ đẻ thành công với số lượng lớn, sẽ tính đến chuyện nuôi rắn lấy thịt phục vụ khách tham quan.

Một thời chim cá đầy đồng...

Hình ảnh
Ếch nuôi

Trước đây, Thanh Niên đã từng đưa tin một nông dân tên Trần Thanh Hải (ấp An Ninh, xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) nuôi được ếch đẻ. Sau khi báo đăng độc giả đã điện tới hỏi cách thức nuôi, con giống. Liên hệ với anh Hải ngày 19/3, anh cho biết hiện nay số ếch giống bà con đặt mua với số lượng trên 300 ngàn con và còn tăng nữa. Còn ở xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Minh, Vĩnh Long có gần 30 hộ nuôi rắn ri voi. Anh Thắng - một người nuôi rắn ở đây - cho biết - nếu giá cả đừng lên xuống thất thường bà con ở đây sống khỏe. Cách đây không lâu, Thanh Niên cũng có đăng bài anh Giang (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) nuôi chim cu đẻ và anh Tùng nuôi dế ở huyện Củ Chi, TP.HCM, cả hai đều thành công. Mới đây, ở Cà Mau chúng tôi cũng hay tin anh Nguyễn Đắc Huỳnh (ngụ ấp Tân Long B, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) đang loay hoay tìm cách cho bầy kỳ đà sinh sản nhằm cung ứng con giống cho thị trường.

Nông dân làm "bà mụ" cho động vật hoang dã quả là chuyện vừa đáng mừng, vừa đáng suy ngẫm. Mừng là vì các loài động vật này sẽ tiếp tục hiện diện khi chúng được nuôi đẻ thành công như "gà công nghiệp", góp phần giảm nghèo cho bà con. Tuy nhiên, thực trạng này cũng cho thấy sự khan hiếm của các loài động vật hoang dã. Một thời cá trắng sông, ếch nhái, rắn, chim chóc đầy đồng chỉ còn là ký ức. Không biết sau này sẽ tiếp tục xuất hiện "bà mụ" cho con gì nữa...

Thanh Dũng


Thứ 2 Tháng 3 21, 2005 12:37 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010