Làm thế nào để phân biệt được một loài cây này với một loài cây khác. Người ta đã tìm những mối quan hệ giữa cây cỏ với những sự vật khác để gọi tên. Có thể đó là những đặc điểm về hình thái ngoài, về màu sắc, về công dụng v.v... Vi dụ: người ta đặt tên cây
Rau má với ý nghĩa là cây đó được sử dụng làm rau ăn, nhưng lá của nó có hình dạng của cái má người ta. Cũng vậy, cây
Rau má lá rau muống với ý nghiã là lúc còn non, cây này giống cây Rau má, nhưng khi cây trưởng thành, có cụm hoa, thì những lá ở phía ngọn cây lại có hình dạng của lá Rau muống. Con người đã tìm mọi cách để nhận thức cây cỏ và tuỳ theo người đặt tên mà cùng một cây, các địa phương khác nhau lại có tên khác nhau. Những tên được chấp nhận và dùng quen trở thành tên thông dụng.
Các nhà khoa học đã tìm cách đặt cho mỗi loài cây một tên gọi. Với danh pháp lưỡng nôm, việc phân loại thực vật gặp nhiều thuận lợi. Vi dụ như các loài Na, bao gồm
Na hay
Mãng cầu, Mãng cầu xiêm, Bình bát hay
Nê, Bình bát nước, đều có những đặc điểm giống nhau về dạng cây, dạng lá, dạng hoa và cách hình thành quả mọng kép. Nhưng khi xếp các loài này vào cùng một chi
Annona vào năm 1753,
Linné đã phân biệt ra: -
Annona squamosa L., cây Na, có vỏ quả gồm những vảy nhỏ xếp sít nhau (
squamosus, có nghiã là có vẩy) -
Annona reticulata L., cây Bình bát, có vỏ quả xếp sát vào nhau như các mắt của một mạng lưới (
reticulatus, có mạng, như mạng lưới) -
Annona muricata L., cây Mãng cầu xiêm, có vỏ quả phủ gai ngắn (
muricatus, có gai ngắn và to) -
Annona glabra L., cây Bình bát nước, có vỏ quả nhẵn (
glaber, glabra, nhẵn, không lông).
http://www.vncreatures.net/tqthucvat.php