Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 2 Tháng 11 25, 2024 8:00 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 "cây ngũ sắc"hay "thơm ổi" 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 11:52 pm
Bài viết: 4
Đến từ: hcm
Gửi bài "cây ngũ sắc"hay "thơm ổi"
“Cây ngũ sắc “ (cây thơm ổi) không ai là không biết . Nhưng khi nói tới nó ai cũng nghĩ đó là một loài thực vật hoang dại như bao loài thực vật khác , nó xâm hại , đe dọa môi trường sống của nhiều loài thực vật khác , Nhưng chắc ai biết rằng cây này có nhìu công dụng chữa bệnh trong y tế và đặc biệt hơn hết là một phát hiện mới đây của nhóm nghiên cứu do TS Diệp Thị Mỹ Hạnh (ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM) đứng đầu đã hướng người ta nhìn nhận thơm ổi như một loài cây đầy triển vọng và có ý nghĩa trong việc xử lý ô nhiễm môi trường .
Cây ngũ sắc, tên khoa học là Lantana camara L., thuộc họ cỏ roi ngựa. Lá cây có mùi thơm của ổi nên còn gọi là trâm ổi, bông ổi hay thơm ổi.

Hoa có nhiều mầu sắc nên được dân gian đặt tên là hoa ngũ sắc, nở suốt bốn mùa nên còn gọi là tứ quý hay tứ thời
1. Đặc điểm :
Cây cao từ 1,5-2 m, hay có thể hơn một chút. Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt dưới có lông.
Cụm hoa là những bông co lại thành dầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, khi chín mầu đen, nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì. Cây bụi, thân gỗ. Cành non dài, mềm - có lông và gai mềm, cong xuống. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim - dày, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn, mặt dưới có lông mềm. Cuống ngắn. Cụm hoa dạng tán hình cầu mang nhiều hoa sát nhau - hoa nở từ vòng ngoài lần lần vào trong. Hoa không có cuống, có cánh hoa dạng ống hẹp màu trắng, vàng cam và đỏ xen lẫn nhau. Quả hạch, vỏ nhẵn hình cầu màu xanh chuyển sang tím đậm. đài thường đều; tràng hơi không đều hoặc ít khi 2 môi với các thùy xếp lợp; nhị thường 4, đôi khi 5 hoặc 2,đỉnh trên ống tràng và xen kẽ với các thùy của tràng; lá noãn 2, hợp thành bầu thượng 2-4 ô; vòi thường dính ở đỉnh bầu. Quả thường là hạch, ít khi gồm 4 tiêu hạch khô hoặc quả nang chẻ ô (loculicide). Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, đất xấu - cho hoa nở quanh năm, trồng bằng hạt hay giâm cành, chồi rễ.

2. Nguồn gốc :
trồng làm cảnh.có nguồn gốc từ Brazil, Jamaica và các nước châu Mỹ nhiệt đới khác; được nhập vào Việt Nam thế kỷ 19, được gây trồng làm cảnh và mọc hoang dại ở nước VN. Cây mọc khỏe, sống lâu nên được cắt xén làm cây cảnh lùn, tạo dáng . có khoảng 100 chi/2600 loài, chủ yếu ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít ở ôn đới. Ở Việt Nam có 26 chi: Aloysia, Tsoongia, Verbena. Vitex . . . trên 130 loài.

3. Vấn đề quan tâm hiện nay về cây ngũ sắc :
Do đây là loại cây dễ phát tán và thích nghi với môi trường nên nó có thể sinh sôi, nảy nở lan tràn rất nhanh và trên diện rộng, qua đó nó sẽ lấn át và triệt tiêu các loại cây như hoa cứt lợn, nhọ nồi và một số loại thảo dược . Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của chúng gây nên những hậu quả xấu đối với môi trường và đa dạng sinh học bản địa như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng cả đến sức khoẻ con người. nên theo cảnh báo của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUNC) đây là một loại sinh vật lạ xâm lấn cực kỳ nguy hiểm nhất là trong lâm nghiệp.
- Bên cạnh đó trong lĩnh vực y nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu , sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp như :

- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn,
- Chữa ho ra máu ,ngoài ra còn có thể chữa được rắn cắn …v…v…
-Ngũ sắc có nhiều chủng , một số chủng đặc sắc có hoa đẹp được trồng làm cây cảnh như :
L. nivia - cụm hoa gần tròn, hoa vòng ngoài hơi xanh, ở giữa trắng
L. mutabilí - cụm hoa hình cầu, hoa có màu sắc thay đổi từ trắng sang vàng nhạt, tím hồng và xanh
L. mista - cụm hoa ở ngoài màu vàng nhạt sau thành màu đỏ gạch, hoa ở trong màu vàng --> màu vàng cam
<li> L. crocea - hoa lúc mới nở màu vàng tươi sau đổi ra màu đỏ vàng nghệ
<li> L. sanguinea - hoa mới nở màu vàng nghệ --> màu đỏ gạch

Các nhà làm vườn đã đặt tên theo các màu sắc của hoa như: Boule de neige (hoa trắng); Feu follet (hoa vàng sau hồng); Incendie (hoa đỏ); Prince soleil (hoa vàng kim) ...
-Điều đặc biệt nhất ở Cây ngũ Sắc khiến các nhà khoa học quan tâm là khả năng sống tốt trong điều kiện đất bị nhiễm chì nặng mà các nhà khoa học gọi đó là khả năng siêu phàm : “ Các nhà khoa học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh do Tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã làm thì nghiệm cho thấy các cây ngũ sắc trong đất đã được xử lý cho nhiễm chì ở nhiều nồng độ khác nhau, từ 1.000 đến 20.000 ppm.
Phần lớn cây ngũ sắc chịu được trong đất nhiễm chì và chúng có thể tích lũy chì trong thân, rễ đến 7.000 ppm. Cũng chính vì vậy mà người ta đặt ra câu hỏi : Hoa ngũ sắc gây hại hay bảo vệ môi trường?



Sở Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã duyệt chi để tìm kiếm một số loài thực vật có khả năng hút kim loại nặng trong đất. Mục tiêu là nhằm trồng các loại cây này để giảm ô nhiễm trong đất mà cây ngũ sằc lại hút chì rất tốt nhưng trong khi đó Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới do Cục Môi trường đưa ra, cây hoa ngũ sắc là một trong những loài cây mà Cục Môi trường đang tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát.
- Có lẽ cây ngũ sắc đã mở ra một hy vọng , một hướng mới để giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống của chúng ta không bị ô nhiễm , ngày càng xanh, sạch, đẹp .
(Bài viết có tham khảo tài liệu trong BáoTuổi trẻ, 13/12/2003 , Vietnam.net )

_________________
phương04sh


Thứ 2 Tháng 10 01, 2007 12:00 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010