Chào bạn Fairy25!
Rất vui vì câu hỏi của bạn đối với diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam. Có thể bạn không phải là người đang sống ở miền Đông nam Bộ nên lòai thực vật mà bạn cần tìm khó kiếm là đúng thôi. Tôi xin trả lời bạn về lòai Mây tàu này như sau:
Có 24 loài thực vật thuộc giống Calamus đã được định danh ở Việt Nam như
C. dongnaiensis, C.tonkiensis, C.poilanie ... lòai thực vật bạn hỏi có tên khoa học là
Calamus palustris thuộc họ Cau
Arecaceae và bộ Cau
Arecales (có một chủng var cochinchinensis). Hầu hết các lòai thực vật thuộc họ Cau Arecaceae có các đặc điểm như sau: “
Rất đặc trưng bởi cây có thân hóa gỗ, thẳng, hình trụ và không phân cành, với lá tụ lại thành tán ở đỉnh hoặc là dây leo với lá phân đều trên thân và có nhiều gai; phiến lá thường rất lớn, xẻ thùy chân vịt (hình quạt) hay xẻ thùy lông chim. Cụm hoa dạng bông mo, lúc non nằm trong 1 tổng bao lớn (trong lá mo).Quả hạch. 240 chi/3400 loài, ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều nhất ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có khoảng 35-40 chi: Areca, Arenga. . . Wallichia, Zalaccella; chừng 90 loài.”
Calamus palustris là lòai dây leo dài hơn 20m, thân khá to, đường kính thân từ 1-2cm, màu xanh. Lá dài 12-37cm mọc thành nhóm từ 2-3 lá phụ sóng lá có tận cùng bằng roi, bẹ lá có gai rải rác, dài 2-4mm, nhọn. chót lá dài 10-20cm có gai nhọn. quả chùm màu trắng ngà, tròn hay xoan to 10x16cm, có 16 hàng vảy vàng bìa màu nâu, khi già màu đen. Quả nạc, ăn được, chín có vị chua, chát.
Phân bố khắp các vùng rừng thấp đến độ cao 1000m. Mọc nhiều ở vùng Định Quán, Tân Phú (thác Mai), cát Tiên, Mã Đà… Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chúc bạn vui