Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy đa dạng di truyền của Thủy tùng tương đối thấp. Suy rộng ra theo nghĩa "nôm na" có thể hiểu các quần thể Việt, Lào và Hoa.. không khác nhau về di truyền là bao nhiêu. Điều này cũng hợp lý vì Thủy tùng phân bố ở độ cao không quá cao, tính "đặc hữu" không quá hẹp. Trong quá khứ loài có thể đã có phân bố rất rộng (dấu vết hóa thạch tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới).
Mà như vậy có nghĩa là nếu ở Trung Quốc hạt nảy mầm bình thường thì cây ở Việt Nam hoàn toàn có thể cho hạt nảy mầm được vì di truyền những quần thể này không khác nhau. Rõ ràng vấn đề chỉ là ở chỗ quần thể ở Việt Nam không tạo được hạt hữu thụ. Chịu khó sang Lào tìm kiếm, quần thể ở đó còn phong phú hơn thì chắc chắn sẽ có hạt nảy mầm.
Rễ nào chẳng là rễ, làm gì có rễ thật và rễ giả. Rễ của cây nuôi cấy mô mới nhiều khả năng là "rễ giả', với ý là các mạch của rễ và thân không nối với nhau, do rễ trong nuôi cấy mô được tạo ra một cách quá nhân tạo. Vì thế khả năng sống của cây giâm hom cao hơn cây cấy mô nhiều.
Tôi đã từng lội bùn ở mấy đám thông nước đó, cũng từng giâm cành, từng gieo hạt Thủy tùng. Nếu nhà nghiên cứu nào muốn "tư vấn" thêm về nhân giống loại này xin cứ liên hệ
. Tôi không phải "nhà khoa học" nên chẳng làm "đề tài" làm gì.