Người gửi |
Nội dung |
thuanscout
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 25, 2007 8:05 pm Bài viết: 2 Đến từ: tp/hcm
|
các anh ơi có thể giúp em tim hiểu về nấm không
các anh có thể post hình nhửng oài nấm nào độc và không độc để mọi người có thể tránh và có thể mở mang tầm nhìn nữa
_________________ hướng đạo 1 ngày hướng đạo mãi mãi
|
Thứ 4 Tháng 8 29, 2007 9:04 pm |
|
|
meocon
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 13, 2007 7:45 pm Bài viết: 132 Đến từ: Rừng sâu
|
Nấm độc thườg có màu sặc sợ, nhiều đốm tròn và nổi bật trên cây nắm đó; 1 vài loài, khi đào lên, sẽ thấy ở chân nấm có nhữg đốm nhỏ nổi lên (giốg mụn á!).
Nấm thườg thì ngược lại.
Tuy nhiên, nấm linh chi có màu sặc sỡ, nhưg lại là cây thuốc tốt; còn có 1 loài nấm, màu bình thườg, nhưg lại chứa chất kịch độc (mình sẽ cố gắg bổ sug tên).
Còn post hình lên, biết đến bao giờ!
_________________ meo meo rửa mặt như mèo....
|
Thứ 4 Tháng 8 29, 2007 9:46 pm |
|
|
phuonganh22002
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 11:52 pm Bài viết: 4 Đến từ: hcm
|
cho tui xin lỗi nhưng những gì bạn meocon nói tôi không đồng ý : thứ 1 : nấm linh chi (ganoderma lucidum) thì không có màu sắc sặc sỡ , nó có hình như cái muỗng cafe mà bạn bẽ cong phần đầu lại. trên bề mặt mũ nấm có phủ 1 lớp bóng giống như vecni và thường có màu nâu đỏ. Thứ 2 : phân biệt nấm độc thì không phải dựa vào những cái mụn gì ở chân nấm như bạn nói. Theo sự hiểu biết hạn hep của tôi thì nấm độc ở nước ta thường gặp là loại LEPIOTA (như là "Lepiota americana" , "Lepiota cortinarius Lange"v...v...)mà tôi khong biết tên tiếng việt , đặc điểm rẩt dễ nhận ra... nó có "bao" ở dưới cuối chân nấm ,(giống như nấm rơm , ta vẫn thường thấy có cái túi to ở dưới chân ) , nhưng bao của lepiota thì hơi khó thấy hơn , và nó còn có 1 cái vòng đeo ở đoạn giữa chân nấm mà người ta gọi đó là "vòng ". nâm nào đồng thời có cả "vòng" và " bao " luôn thì chắc chắn đó là nấm độc không ăn được. Nếu bạn chưa hình dung ra được hình dạng thì bạn có thể lên google search tên " lepiota " thì sẽ thấy rõ ràng hơn về nhiều loại nấm gây độc này.
_________________ phương04sh
|
Thứ 3 Tháng 10 02, 2007 6:03 pm |
|
|
phuonganh22002
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 11:52 pm Bài viết: 4 Đến từ: hcm
|
xin lỗi , tôi đã lầm lẫn giữa tên Amanita và Lepiota. và hiện nay nấm độc ở nước ta khá nhiều loại chứ không riêng gì Amanita. thành thật xin lỗi
_________________ phương04sh
|
Thứ 4 Tháng 10 24, 2007 8:44 am |
|
|
ngoc bon
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 3 30, 2008 9:29 am Bài viết: 217 Đến từ: Viện khoa học lâm nghiệp Viêt Nam
|
Mình là Bon. có thể chỉ sơ cho mọi người thế này: Một quả thể nấm có 5 bộ phận gồm Mũ nấm, phiến nấm, vòng nấm, cuống nấm và bao gốc. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, có đầy đủ 5 bộ phận như mình nêu ở trên. Thực ra một số loài nấm ăn cũng có đầy đủ 5 bộ phận như nấm rơm, nấm vua hay nấm trứng gà. các chi thường có nhiều nấm độc như Amanita, Russsula, Lactarius... trong chi Russula có nấm Dẻ đỏ, dẻ xanh, dẻ tím. chi Lactarius có Nấm thông. Amanita có Nấm Vua là thực phẩm rất được ưa chuộng của nông dân ở Đà Lạt. Theo kinh nghiệm đi rừng của mình cho thấy Khi gặp một cây nấm muốn biết nấm độc hay ko, bạn cần cắt ngang thân nấm, sau đó nếm nhẹ đầu lưỡi nếu thấy tê đầu lưỡi và cay thì đó là nấm độc, còn nếu ko co 2 triệu chứng trên thì nấm đó có thể ăn được. Trước khi chế biến món nấm rừng cần phải ngâm qua nước muối 5-10 phút.[/img][/url]
_________________ Trịnh Ngọc Bon Bộ môn Tài Nguyên Thực Vật Rừng - Viện NC Lâm Sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Phone: 01228649631 Email: [email protected]
|
Thứ 5 Tháng 4 17, 2008 10:02 pm |
|
|
Pmytrung
Site Admin
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am Bài viết: 715 Đến từ: Hải quan Đồng Nai
|
Chào ngoc bon !
Trích dẫn: Theo kinh nghiệm đi rừng của mình cho thấy Khi gặp một cây nấm muốn biết nấm độc hay ko, bạn cần cắt ngang thân nấm, sau đó nếm nhẹ đầu lưỡi nếu thấy tê đầu lưỡi và cay thì đó là nấm độc, còn nếu ko co 2 triệu chứng trên thì nấm đó có thể ăn được.
Kinh nghiệm của bạn kiểu này chắc chỉ nếm được có 1 lần quá... hihihi đừng có hướng dẫn thế rất nguy hiểm đấy bạn à
Bài này sẽ được chuyển vào mục" Kinh nghiệm học tập" sau 24 giờ nữa)
_________________ Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...
|
Thứ 6 Tháng 4 18, 2008 9:12 am |
|
|
tiensonfuv
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 7 06, 2005 10:14 am Bài viết: 10 Đến từ: dai hoc lam nghiep viet nam
|
anh Trung à, thử như vậy có nguy hiểm quá không? theo em được biết một số loại nấm có độc tố rất cao, nếu thử 1 lần có lẽ không được thử lần 2 qua. còn bạn thuanscout muốn biết nhiều hơn về nấm độc có thể mua cuốn "sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ich" Tập 2 của Nguyễn Thế Nhã và Trần Văn Mão đại học lâm nghiệp
_________________ tiensonkl
|
Thứ 7 Tháng 4 26, 2008 12:17 pm |
|
|
ds chúc mai hiên
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 11 07, 2009 6:46 pm Bài viết: 6
|
nấm độc và nấm thường rất khó phân biệt, lúc mình làm đề tài về nấm độc tại Hà Giang thấy có rất nhiều người ngộ độc và chết vì nhầm lẫn đậy để phân biệt không nên dùng lưỡi như vây. khi hái nấm không nên hái nấm non, quan sát khi bẻ nấm ra thì phần lớn chất độc bị oxy hoá nhanh làm nấm biến màu, hoặc sủ dụng muối iod để nấu nếu chất độc là alcaloid thì có phản ứng màu. chất độc trong nấm chủ yếu: alcaloid, peptid độc.
ảnh nấm độc trên mạng cũng nhiều lắm
|
Thứ 2 Tháng 1 04, 2010 8:59 pm |
|
|
anhtai
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 30, 2008 9:41 am Bài viết: 145 Đến từ: Hà Nội
|
Khi giảng cho tôi về tài nguyên thực vật Việt Nam, GS Thìn có nói vui rằng "cái gì mà chả ăn được, có điều là ăn một lần hay còn có thể ăn thêm nhiều lần nữa mà thôi", nghĩ lại chuyện nếm Nấm của Ngọc, quả thật cũng có cái vui, ai chả một lần thử... hiii
Tuy nhiên, trong rừng Việt Nam, các loài Nấm thường ít có độc tố, và nếu có thì hàm lượng thấp nên cách nếm của Ngọc chấp nhận được, còn ra khỏi rừng thì sao? không có câu trả lời vì nó quá terrible, đừng thử các bạn ạ, nhỡ đâu không thử được lần thứ hai thì sao....
_________________ mời bạn ghé thăm Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam
Welcome to visit Vietnam Plant Data Center
http://www.botanyvn.com
|
Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 10:27 am |
|
|
|