Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 2:17 pm



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 Hãy khám phá thế giới bên trong của thực vật 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 11 26, 2004 2:28 pm
Bài viết: 28
Gửi bài Hãy khám phá thế giới bên trong của thực vật
Hãy khám phá thế giới bên trong của thực vật

Cũng giống như tất cả sinh vật sống trên trái đất này. Thực vật cũng trãi qua quá trình phát triển lâu dài nghĩa là trãi qua quá trình tiến hoá từ những cơ thể đơn giản đến các tổ chức phức tạp. Chúng cũng có quá trình phát triển cá thể, có sự thay đổi về hình dạng ngoài và cấu tạo trong ở những mức độ khác nhau và tuỳ vào điều kiện môi trường khác nhau mà thực vật lại hình thành các đặc điểm thích nghi rất đặc trưng.
Có thể bạn cũng đã từng quan sát các tế bào thực vật trong KHV khi còn là học sinh phổ thông, bạn cũng đã từng tận tay làm những thí nghiệm để xem sự sắp xếp các mô, các cơ quan của một cây nào đó… nhưng có khi nào bạn đã tự hỏi trong quá trình tồn tại và phát triển, hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của thực vật có theo 1 quy luật phát triển nào không?? Các tổ chức cơ thể từ tế bào, mô, cơ quan… đã tạo thành 1 thể thống nhất như thế nào để đảm nhận các chức năng riêng biệt?? và mối quan hệ giữa các tổ chức đó với môi trường bên ngoài như thế nào để mỗi loài thực vật tạo cho mình 1 lãnh địa riêng??
371-286 TCN Théophraste trong các tác phẩm “lịch sử thực vật”, “nghiên cứu về cây cỏ” … lần đầu tiên đề cặp đến các dẫn liệu có tính hệ thống về hình thái, cấu tạo của cơ thể thực vật cùng với cách sống cách trồng, cũng như công dụng của nhiều loại cây. Trong 1 thời gian dài vì chưa có phương tiện để phân tích cấu trúc bên trong nên người ta chỉ dựa vào hình thái bên ngoài để làm tiêu chuẩn đánh giá và phân loại thực vật. Đến TK XVII khi Robert Hook phát minh ra KHV, 1 giai đoạn mới của sinh học bắt đầu cộng thêm sự nở rộ của các ngành khoa học khác, việc nghiên cứu thực vật không còn bó hẹp trong việc sưu tầm mô tả nữa nó đã mở rộng về nghiên cứu giải phẫu bước đầu đưa phân loại học thực vật đạt được những kết quả to lớn. Cũng từ đó ngành Giải phẫu hình thái học thực vật (GPHTHTV) không ngừng phát triển cung cấp kiến thức cho các môn học thực vật khác và có thể phục vụ cho nhiều ngành nghiên cứu ứng dụng khác nhưng công, nông, lâm nghiệp…
Đây là lát cắt ngang của thân Măng tây (Asparagus officinalis) và thân Lá măng (Asparagus plumosus), có thể hình thái ngoài của chúng thay đổi nhưng với câu tạo giải phẫu giống nhau như thế này sẽ là cơ sở để sắp xếp chúng vào 1 Chi (Asparagus L.)


Hình ảnh

Hình ảnh

Nhiệm vụ cơ bản nhất của GPHTHTV là quan sát, mô tả hình dạng cấu tạo của các cơ quan, các mô và các loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong đời sống của cây. Bạn hãy quan sát 1 lát cắt ngang thân cây bông bụp (Hibiscus rosa-sinensis) với những loại tế bào khác nhau tập hợp thành các mô khác nhau để đảm nhận những nhiệm vụ riêng, ngoài cùng là mô che chở (mô bì) với các tế bào có vách tẩm suberin ngăn cản sự thoát hơi nước, che chở các mô bên trong, kế tiếp là các lớp tế bào có vách mõng bằng celluloz làm nhiệm vụ dự trữ hoặc có vách celluloz dày hơn đó là những bó libe làm nhiệm vụ dẫn truyền nhựa luyện (các chất được tổng hợp trong quá trình quang hợp) để nuôi cây, xen kẽ với các tế bào có vách dày tẩm mộc tố tạo thành tế bào cương mô vững chắc làm nhiệm vụ nâng đỡ, trong cùng là các bó gỗ lớn với các tia gỗ có vách rất dày ngoài nhiệm vụ dẫn truyền nước, muối khoáng nó còn giúp cây vững chắc và chính các bó gỗ và tia gỗ này quyết định chất lượng gỗ của các loại cây

Hình ảnh

Đó mới chỉ là hình thái mô tả, mỗi tế bào, mỗi mô, mỗi cơ quan đều có quá trình phát triển cá thể. Ở dạng trưởng thành chúng sẽ có những đặc điểm khác với lúc còn non. Bạn hãy nhìn và so sánh 2 lát cắt ngang của rễ cây đu đủ (Carica papaya L.) lúc còn non và lúc trưởng thành để cảm nhận được sự khác biệt đó.
Hình ảnh

Hình ảnh

Không chỉ thế, việc tìm ra mối quan hệ giữa các tính chất về hình thái giải phẫu với điều kiện sống của nó cũng là một hướng nghiên cứu mới, thực vật sống trong môi trường luôn luôn chịu ảnh hưởng của các tác nhân sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, địa hình…) nếu không thích nghi được với các điều kiện này cây sẽ chết, còn thích nghi được sẽ tồn tại và phát triển, chính hướng nghiên cứu này làm cơ sở cho ngành phỏng sinh học (Bionic)…Với hình ảnh như thế này có thể giúp bạn liên tưởng và sáng tạo ra 1 sản phẩm nào không, có thể lắm chứ, thử xem!!!
Hình ảnh

Ngày nay KHV điện tử với độ phóng đại khoảng vài chục nghìn lần đã góp phần thoả mãn mong ước của các nhà giải phẫu học, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được vẫn cần sự góp sức của bạn bởi thế giới thực vật thật là phong phú và đa dạng. Hãy cùng góp 1 tay nhé !!!


Thứ 4 Tháng 11 23, 2005 8:48 pm
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010