Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 10:14 am



Gửi bài trả lời  [ 1 bài viết ] 
 HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ DDSH Ở VIỆT NAM 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 09, 2008 4:20 pm
Bài viết: 56
Gửi bài HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ DDSH Ở VIỆT NAM
HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ
ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Hiện trạng và những nguy cơ đối với da dạng sinh học Việt Nam
Hiện trạng về đa dạng sinh học của Việt Nam
Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông
Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng
gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình
đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính
đa dạng sinh học cao. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu
rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau, như các rừng
thông, rừng hổn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh Tây
Nguyên, rừng ngặp mặn chiếm ưu thế ở các đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long và sông Hồng, rừng tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hổn loại tre
nứa ở nhiều nơi. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu,
2.500loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực vật học, số
loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài, trong đó có
khoảng 5.000 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực
phẩm, dược liệu, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu
khác hay làm củi đun. Chắc rằng trong hệ thực vật Việt Nam còn nhiều
loài mà chúng ta chưa biết công dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều
loài có tiềm năng là một nguồn cung cấp sản vật quan trọng - dược liệu
chẳng hạn.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu
này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên
Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên
Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài
là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp.
Các loài này thường rất hiếm và các khu rừng ở đây thường bị chia cắt
thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó,
do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thường không có loài ưu
thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã
bị khai thác nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà, Ba kích,... Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,... Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 300 loài và phân loài thú, 830 loài chim, 260 loài bò sát, 158 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động
vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam
không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại
diện cho vùng Đông Nam Á.
Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc
hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu
cho vùng phụ địa lý động vật Đông dương. Có rất nhiều loài động vật có
giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê
giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong
vùng phụ địa lý động vật Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15
loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc
hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc
hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi
nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào.
Khi xem xét về sự phân bố của các loài trong vùng phụ Đông Dương
nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có nguy cơ bị tiêu diệt nói riêng, chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam đang còn có những phát hiện mới rất lý thú. Chỉ trong 5 năm từ 1992 và 1997 đã phát hiện được 6 loài thú lớn và hai loài cá mới cho khoa học,trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis) và loài Mang lớn hay còn gọi là Mang bầm (Megamuntiacus
vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng
trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura
hatinhensis).Năm 1997 một loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả, đó làloài Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) tìm thấy lần đầutiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam.
Năm 1997 phát hiện loài Mang Pù Hoạt (Muntiacus puhoatensis) ở
Nghệ An, Cầy Tây Nguyên (Viverra tainguyenensis) ở Đaklak.
Ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm
hai loài cá mới cho khoa học đó là loài cá lá giang (Parazacco
vuquangensis) và cá chép Quy Đạt (Cyprinus quidatensis). Chúng ta tin
rằng Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các
nhà khoa hoc biết đến.
Về mặt đa dạng sinh thái, Việt Nam có nhiều kiểu rừng khác nhau,
từ kiểu rừng rậm thường xanh đến kiểu rừng rụng lá ở các độ cao khác
nhau, từ đai thấp (lowlands), cận núi (sub-montane), núi (montane), cận
núi cao (sub-alpine), các kiểu rừng núi đất, rừng núi đá vôi, rừng ngập
mặn, rừng tràm, tre nứa...
Việt Nam cũng có đất ngập nước khá rộng trải ra khắp nước nhưng
chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng.
Đây không những là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam
mà còn là nơi sinh sống của 39 loài động vật được coi là những loài có
nguy cơ bị tiêu diệt ở vùng Đông Nam Á thuộc các nhóm thú, chim và bò
sát. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng
226.000 km2 trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô
phong phú.
Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố rãi rác suốt từ Bắc vào Nam của
biển Đông và càng vào phía Nam cấu trúc và số lượng loài càng phong
phú. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hơn 300 loài san hô cứng ở vùng biển
Việt Nam, trong đó có 62 loài là san hô tạo rạn, phù hợp với điều kiện
trong vùng. Về các nhóm ở nước mặn, chúng ta đã thống kê được 2.500
loài Thân mềm, 1.500 loài Giáp xác, 700 loài Giun nhiều tơ, 350 loài Da
gai, 150 loài Hải miên và 653 loài tảo biển.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này có thể đáp ứng
những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình
phát triển, cũng như đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của
nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát
triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, chúng ta đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm, một số loài có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị, thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thoái nhanh chóng.
Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam
Đa dạng sinh học – như định nghĩa của nó đã được nêu ở trên, có
vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và sự cân
bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng của loài người
và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Thế nhưng con người đang
khai thác quá mức, ngay cả đối với các KBT dẫn đến sự suy thoái, thậm
chí hủy diệt nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đó. Trong lịch sử cận đại và
hiện đại, suy thoái ĐDSH đã xẩy ra nhanh ở các nước công nghiệp phát
triển và cả ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Sự suy thoái
ĐDSH được thể hiện chủ yếu ở các mặt:
Hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài;
Mất loài;
Mất đa dạng di truyền;
Di nhập, xâm lấn và chiếm ưu thế tại một số nơi của các loài sinh
vật lạ.
Sự mất mát về các loài, sự xói mòn nguồn gen, sự di nhập xâm lấn
của các sinh vật lạ, sự suy thoái các Hệ sinh thái (HST) tự nhiên, nhất là
rừng nhiệt đới diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên
nhân chủ yếu là do tác động của con người, trong đó bao gồm sự thiếu
nhận thức.
Nguyên nhân của sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam, cũng như trên thế
giới, được chia thành hai nhóm:
Do thiên nhiên như các biến cố địa chất, bão, lụt, sự thay đổi khí
hậu, hoang mạc hóa, hạn hán.
Do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đó
là các nguyên nhân trực tiếp, còn các nguyên nhân sâu xa thuộc về
kinh tế-xã hội, và cả do chiến tranh.
Do vậy, ĐDSH chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội,
trong đó quan trọng nhất là hoạt động của con người. Những hoạt động
như khai thác gỗ, củi, săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm rẫy, xây
dựng đường giao thông, du lịch... có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên và thường làm tăng suy thoái ĐDSH. Những hoạt
động này có nguyên nhân sâu xa về kinh tế xã hội và chính sách. Những
nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH thay
đổi theo thời gian, không gian và mang những nét đặc trưng riêng cho
từng vùng, từng kh
Nguyên nhân trực tiếp tổn thất ĐDSH
Chiến tranh
Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên
nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta
đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc
liệt. Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít
chất độc hóa học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã hủy
diệt hàng triệu ha rừng (WB, 1995).
Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng,
đồng thời một diện tích lớn đất rừng đã bị khai phá để trồng cây lương
thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân. Không những thế các loài
động vật hoang dã còn bị đe doạ bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại
sau đó.
Khai thác trái phép tài nguyên rạn san hô
Bảo tồn rạn san hô ít được chú ý trực tiếp. Cho đến mãi gần đây,
tỉnh Khánh Hòa mới thành lập KBTB Hòn Mun, cùng với những nỗ lực
nhằm bảo vệ các rạn san hô ở vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc.
Rạn san hô ở Việt Nam nói chung đang ở trong tình trạng xấu và có
nhiều bằng chứng cho thấy đây là những khu vực bị đe doạ cực kỳ nghiêm
trọng. Tại một số rạn san hô, cá đã bị đánh bắt cạn kiệt tới mức mà người
ta không thể tái tạo lại ngư trường đánh bắt cá lớn nữa. Một số rạn san hô
bị phá hủy, chủ yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mang tính
hủy diệt như nói trên. Tất cả những phương pháp đánh bắt cá không chọn
lọc đó sẽ giết chết hoặc làm tất cả các loài hoảng sợ.
Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Mở rộng đất canh tác nông, ngư nghiệp lấn vào đất rừng là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái ĐDSH. Ở vùng
núi phía Bắc, khai phá rừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp, ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ phá rừng để trồng cây công nghiệp như cà phê,
cao su, điều, ở ven biển rừng ngập mặn (RNM) bị phá để nuôi trồng thủy
sản. Việc mở rộng đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản là để đáp ứng nhu
cầu về lương thực thực phẩm do dân số ngày càng tăng, đồng thời góp
phần phát triển kinh tế đất nước, tăng thêm nguồn nông sản và hải sản
xuất khẩu có giá trị.
Hiện tượng lấn chiếm đất để sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản
thường xảy ra đối với người nghèo và các hộ di cư tự do. Các khu RNM

tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và nhiều tỉnh ven biển khác cũng là đối
tượng khai phá làm đầm nuôi tôm của người dân địa phương, tuy nhiên, có
không ít khu vực đầm nuôi đã bị hoang hóa do phương thức nuôi trồng
không bền vững.
Khai thác gỗ
Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp và bất hợp pháp) không
bền vững từ trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH.
Nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm
sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư
trú của các loài động vật hoang dã.
Trong giai đoạn từ năm 1986 - 1991, bình quân khai thác 3,5 triệu
m3 gỗ/năm; giai đoạn 1992 - 1996 khoảng 1,5 triệu m3 gỗ/năm; Từ năm
1997 tới nay khoảng 0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch
từ rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể
cả trong các khu rừng phòng hộ (RPH) và rừng đặc dụng (RĐD) cũng làm
cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng.
Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra
nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc
xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng gỗ ngày càng giảm. Việc
kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượng bảo vệ rừng chưa đủ mạnh, hiệu
quả kiểm soát thấp, việc xử lý những vụ vi phạm khai thác và vận chuyển
gỗ trái phép còn hạn chế.
Khai thác củi làm nhiên liệu
Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và khó kiểm soát, đây
cũng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi
chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, nước tính hàng năm
có 22 - 23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP -
Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ củi). Trước năm 1995, có khoảng
21 triệu tấn củi được khai thác hàng năm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
gia đình, lượng củi nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm, bên
cạnh đó còn có nạn đốt than. Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề
kiếm sống khó thay thế của nhiều người ở vùng núi.
Khai thác, buôn bán lâm sản ngoài gỗ (kể cả động vật)
Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật thuộc nhóm lâm sản
ngoài gỗ như song, mây, lá nón, tre, nứa, và cây thuốc (khoảng 1.000 loài)được khai thác để làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm
thuốc và xuất khẩu. Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài
thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho
các mục đích khác nhau. Các hoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như Bò xám, Hổ, Tê giác, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Sâm ngọc linh, Lan hài đỏ,... Ảnh hưởng đối với nhiều loài khác hiện chưa rõ. Việc kinh doanh các loài hoang dã, nhất là rắn, rùa, ba ba, tắc kè, tê tê... để làm các món ăn đặc sản, làm thuốc và xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng, và diễn ra trên địa bàn cả nước, khó kiểm soát, trong số đó có các loài đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên, việc kinh doanh các loài hoang dã nói trên phần lớn còn để xuất khẩu sang các nước áng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. Khai thác lâm sản vốn là nguồn sống lâu đời của một bộ phận khá lớn những người dân sống ở vùng núi, đây cũng là địa bàn hoạt động của lâm tặc và những người buôn lậu, đồng thời thời lâm sản ngoài gỗ còn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của một số ngành thủ công xuất khẩu. Cho nên các hoạt động thường xuyên cần phải bám sát mục tiêu. Các chính sách và quy chế chung còn ít được tiếp cận và sử dụng.
Đánh bắt cá
Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính hủy diệt như
dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất độc (Xyanua). Đánh bắt quá
mức có thể thấy rõ hậu quả qua sản lượng đánh bắt một số loài cá suy
giảm mặc dù cường độ đánh bắt tăng. Ngoài ra, sản lượng đánh bắt các
loại hải đặc sản khác như tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotes), sò
(Chlamys), mực (Loligo) cũng giảm. Trai ngọc đã biến mất khỏi nhiều
vùng biển phía Bắc. Việc khai thác các loài trên vẫn tiếp tục, mặc dù loài
cá trích 5 đốm, bốn loài tôm hùm và hai loài bào ngư đã được liệt kê trong
nhóm (hạng) dễ tổn thương.
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc xây
dựng cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, cầu phà, bến
cảng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước... là một tất yếu.
Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên một cách thiếu quy hoạch,
thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH. Chẳng hạn như
việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng
lớn như đường Trường Sơn, các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp
Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đường dây điện 500 Kv..., ít nhiều đã làm
mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy
thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng
hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng.
Các giống loài động vật, thực vật nhập nội
Trong thời gian qua việc trao đổi, du nhập một số giống cây con đã
làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước. Trong cơ cấu cây trồng, ở nhiều
nơi số giống mới đã chiếm tới 70-80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên,
việc nhập nội nhiều giống mới một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy
cơ tiềm tμng làm cho các giống bản địa bị mai một, như nhiều giống lúa
cổ truyền của Việt Nam đã biến mất. Có thể thấy nhanh chóng gây tác hại
lớn do một số loài sinh vật di nhập vào Việt Nam như Ốc bươu vàng,
Trinh nữ đầm lầy, v.v... đã phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng. Đó
là do sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý. Những loài nhập nội như
Bạch đàn có thể có một số thuận lợi như dễ trồng, tăng trưởng nhanh, cho
trữ lượng gỗ thu hoạch khá. Nhưng chúng hầu như không hỗ trợ gì cho
ĐDSH và các loài hoang dã.
Cháy rừng
Cháy rừng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH. Ở nước ta có
khoảng 6 triệu ha (chiếm 56%) diện tích rừng dễ bị cháy (Phạm Bình
Quyền và các cộng sự 1997). Trung bình hàng năm (từ năm 1992 đến năm2002) có khoảng 6.000 ha rừng bị cháy trong phạm vi toàn quốc. Các
vùng rừng bị cháy nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên, và Tây Bắc. Nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu do các
hoạt động của con người như phát nương làm rẫy, du canh, nấu ăn, sưởi
ấm trong rừng, lấy mật ong rừng,... gây nên. Do địa hình trải dμi trên các
đai, đới khí hậu khác nhau nên trên toàn quốc nguy cơ cháy rừng diễn ra
quanh năm. Tai họa cháy rừng không những gây tổn thất trực tiếp đối với
ĐDSH mà còn làm suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên nước, gây thiệt hại
về hoa mầu và tài sản.
Ô nhiễm môi trường
Các hoạt động của con người như phát triển công nghiệp và đô thị,
khai khoáng, phát triển nông thôn và các làng nghề, các chất thải công
nghiệp và chất thải sinh hoạt, phát thải từ các phương tiện giao thông và
việc sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp,v.v... đã gây ra ô nhiễm
môi trường nước, không khí, đất và trở thành nguyên nhân trực tiếp gây
suy thoái ĐDSH. Môi trường ở nhiều đô thị nước ta bị ô nhiễm do chất
thải rắn, nước thải, khí thải và các chất thải nguy hại chưa được xử lý theo
đúng qui định. Hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng
yêu cầu. Các cơ sở công nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, công
nghệ sản xuất lạc hậu. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao chưa xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lýnước tập trung. Sông, suối mang chất gây ô nhiễm và chất thải vào các
khu đất ngập nước (ĐNN), ven biển và biển và chúng làm suy thoái đáng
kể thủy sản nước ngọt, bãi cá đẻ ở biển và hệ sinh thái rạn san hô.
Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý các loại
hóa chất trong nông nghiệp, do điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu
kém. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp với công nghệ lạc hậu trong các làng
nghề, trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, phân tán xen kẽ trong các khudân cư và hầu như không có thiết bị thu gom, xử lý chất thải. Tất cả yếu tố đó đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tập quán du canh
Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, ngày nay một số
đồng bào dân tộc ít người ở vùng núi vẫn duy trì tập quán này để sinh tồn.
Trong số 54 dân tộc ở nước ta có tới 50 dân tộc thiểu số với khoảng 9 triệu
dân có tập quán du canh (Phạm Bình Quyền và các cộng sự, 1997). Những
người du canh có thể sống định cư hoặc du cư và cũng là một nguyên nhân góp phần làm suy thoái ĐDSH.
Nguyên nhân sâu xa tổn thất ĐDSH
Gia tăng dân số và di cư
Những thách thức về dân số của nước ta rất nghiêm trọng đối với
các vấn đề về tài nguyên, môi trường và ĐDSH. Trung bình trong 10 năm
qua (1989 - 1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,7% năm. Tăng dân số vẫn
ở mức cao trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài
nguyên khác đang có xu thế suy giảm. Tăng dân số nhanh đã là một trong
những nguyên nhân chính làm suy thoái ĐDSH của Việt Nam. Sự gia tăng
dân số dẫn đến tăng nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở rộng đất nông nghiệp, xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH Sự di cư có kế hoạch và đặc biệt là di cư tự do gây áp lực lớn đối với ĐDSH. Từ những năm 1960, đã có khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và sinh sống ở vùng núi theo kế hoạch. Cuộc vận động này đã làm thay đổi cơ cấu dân tộc ở miền núi phía Bắc. Trong số 2,4 triệu người di cư từ năm 1981 - 1990 có 75% di cư trong nội bộ tỉnh và 25% di cư ra ngoài tỉnh. Số người di cư ngoài tỉnh phần lớn là từ đồng bằng sông Hồng vào Tây Nguyên. Từ những năm 11990, bên cạnh các đợt di dân theo kế hoạch, đã có nhiều đợt di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tỉnh phía Nam, nhất là vào các tỉnh cực nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến ĐDSH ở các vùng này, kể cả các KBT tại đó.
Sự nghèo đói
Việt Nam được xếp loại là một trong những nước nghèo trên thế giới
với gần 80% dân số sống ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
lâm ngư nghiệp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Theo thống kê vào
năm 2001, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 17% tổng số dân, trong đó phần lớn
số hộ này sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu và biên giới. Những
người nghèo thường không có ruộng đất, phải sống ở các vùng đất bạc
màu, đất dốc, đất có độ phì kém, lại thiếu vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất,
buộc họ phải khai thác nhanh ruộng đất của mình hoặc phá rừng lấy đất
canh tác. Điều này dẫn đến vòng luẩn quẩn: nghèo đói nên phải khai thác
bất hợp lý tài nguyên, tài nguyên bị suy thoái làm cho cuộc sống càng
nghèo đói.
Mối quan hệ giữa xóa đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường và phát
triển kinh tế xã hội là mối quan hệ nhân quả. Vì vậy xóa đói giảm nghèo làmột trong những mục tiêu của phát triển, là điều kiện để bảo vệ môi
trường. Trong 10 năm qua thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo nước
ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, đã cải thiện rõ rệt đời sống của đạibộ phận dân cư, đã giảm trên 2 triệu hộ đói nghèo. Để tiếp tục thực hiện cóhiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần thiết thực bảo vệĐDSH phải đặt xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội chung của các vùng nghèo và của cả nước.
Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở quy mô lớn
đến ĐDSH, đến diễn biến tài nguyên và chất lượng môi trường. Nền kinh
tế nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn trước đổi mới và giai đoạn
đổi mới.
Cho tới năm 1975 các chính sách kinh tế ở nước ta phải phù hợp với
nền kinh tế thời chiến. Các nhu cầu cấp thiết của chiến tranh nhất thiết
phải được đáp ứng, kể cả việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, trong
đó có tài nguyên sinh vật. Sau năm 1975, đất nước đã được thống nhất,
nhưng nền kinh tế vẫn còn gặp vô vàn khó khăn. Trong giai đoạn này gỗ
được khai thác mạnh cho xây dựng và xuất khẩu tạo nguồn vốn cho phát
triển kinh tế. Những chính sách trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986) một
mặt đã góp phần tạo ra bước tiến mạnh mẽ cho nền kinh tế, mặt khác đã
gây ảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH. Chẳng hạn, việc đẩy mạnh xuất khẩu
nông sản và hải sản đã kích thích đầu tư phá rừng để mở rộng diện tích
trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều và phá RNM để nuôi tôm
cá. Cùng với những chính sách phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường,
thì những tác động của nó gây nên suy thoái ĐDSH là không thể tránh
khỏi trong thời gian tới trên phạm vi toàn quốc nếu không có biện pháp
hữu hiệu nhằm quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường cần xem xét, kếthợp những vấn đề môi trường trong việc hoạch định chính sách.
Hiệu lực thi hành pháp luật về môi trường
Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được Nhà
nước ta quan tâm từ những năm 1960. Nhiều văn bản pháp luật, các chủ
trương, chính sách đã được ban hành, một số chương trình hành động liên
quan đến ĐDSH đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc thực thi chưa được
triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của nhân dân, nhất là đồng bào miền núi
chưa cao. Mặt khác, về phương diện quản lý Nhà nước, lực lượng kiểm
lâm chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu,
chế tài, luật pháp chưa cụ thể và có khi còn không động viên, khuyến
khích lực lượng kiểm lâm và quần chúng tích cực tham gia bảo vệ rừng.
Quy hoạch đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam còn làm được quá ít trong công cuộc bảo vệ đa dạng
sinh học và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vì một lẽ đơn giản là
nước nhà còn gặp nhiều khó khăn, công việc sản xuất lương thực, lo cho
nhân dân ấm no còn phải ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên chính phủ nước Việt
Nam cũng đã chú trọng đến công việc này khi thành lập khu bảo tồn thiên
nhiên đầu tiên là vườn Quốc gia Cúc Phương vào năm 1962. Nhưng rồi
mọi công việc tiếp theo bị đình trệ do cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài hơn
30 năm. Từ năm 1983 công việc này lại được tiếp tục một cách khẩn
trương. Năm 1986, chính phủ nước Việt Nam đã thành lập một hệ thống
87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 vườn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, phong
cảnh đẹp với diện tích khoảng 880.000 ha.
Hệ thống rừng đặc dụng với 3 hạng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn
thiên nhiên, Khu văn hoá, lịch sử môi trường với qui chế quản lý cũ của
nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là chưa
kết hợp được phương châm “Bảo tồn kết hợp với phát triển”. Các tồn tại
của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam là:
· Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam so với lãnh thổ
còn thấp so với đề nghị của IUCN, với diện tích đó chưa thể đại
diện được đầy đủ các hệ sinh thái rừng nhiệt đới và các yêu cầu
của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
· Việc xếp hạng, phân hạng rừng vẫn chưa thích hợp, chưa tiếp cận với
phân hạng quốc tế.
· Trong các khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay, có nhiều khu có diện
tích quá nhỏ, chưa đủ đại diện cho các hệ sinh thái, cũng như sinh
cảnh tối thiểu cho một số loài động vật, đặc biệt là các loài quí
hiếm.
· Một số khu bảo tồn và vườn Quốc gia ranh giới chưa hợp lý về mặt
bảo tồn đa dạng sinh học.
· Ở đa số các khu bảo tồn, công tác điều tra cơ bản chưa tiến hành
một cách đầy đủ, chưa có luận chứng đầu tư, chưa được cấp giấy
quyền sử dụng đất và xác định ranh giới ngoài cụ thể thực địa một
cách đầy đủ.
· Hệ thống điều hành quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên chưa nhất
quán từ địa phương đến trung ương. Việc phân cấp quản lý các khu
bảo tồn thiên nhiên giữa địa phương và trung ương chưa được
phân định cụ thể, chính phủ chậm ban hành quy chế rừng đặc dụng
vì vậy làm cho công tác bảo vệ các khu rừng đặc dụng thiếu cơ sở
vững chắc gây nên những tranh chấp không có lợi cho bảo tồn.
· Tổ chức bộ máy, biên chế của các ban quản lý ở các khu bảo tồn
thiên nhiên chưa hợp lý nên hiệu quả công tác bảo tồn chưa cao.
Hệ thống phân hạng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và
phân cấp quản lý các khu rừng đặc dụng. Vì vậy, trong qui hoạch hệ thống
rừng đặc dụng đã áp dụng hệ thống phân hạng mới về quản lý các khu Bảotồn của IUCN, 1994 và đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với
4 hạng mục như sau:
Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park): diện tích trên đất liền hoặc
trên biển, chưa bị tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của
con người, có các loài động thực vật quí hiếm và đặc hữu có các cảnh
quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế.
Mục tiêu bảo vệ của Vườn Quốc gia là:
· Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quí hiếm có tầm
quan trọng quốc gia hoặc quốc tế.
· Nghiên cứu khoa học
· Phát triển du lịch sinh thái
Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural Reserve): là các khu có diện
tích tương đối rộng, có các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các loài động, thực
vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn. Mục tiêu bảo vệ:
· Bảo vệ vệ duy trì các hệ sinh thái và các loài động, thực vật trong
điều kiện tự nhiên
· Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo
dục
· Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế
Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/Habitat management
protected area): là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp, được hình
thành nhằm:
· Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu
diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này
về lâu dài
· Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến
hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các
mục tiêu bảo vệ.
Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape): là
các khu vực có diện tích trung bình hay hẹp, được thành lập nhằm:
· Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình
văn hóa có giá trị quốc gia.
· Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, đảo san hô,
miệng núi lửa,...
So với bảng phân hạng các khu rừng đặc dụng của Việt Nam trước
đây, hệ thống phân loại mới có thêm một hạng. Đó là khu bảo tồn loài hay
sinh cảnh. Các khu bảo tồn này sẽ có qui chế hoạt động rộng rãi hơn so
với quy chế quản lý trước đây, nên chắc sẽ được chính quyền và nhân dân
địa phương ủng hộ hơn.
Hạng 4 của hệ thống rừng đặc dụng trong hệ thống phân hạng mới
đã loại bớt đối tượng là các khu văn hoá, lịch sử đơn thuần. Mục tiêu bảo
vệ của thứ hạng này là bảo vệ cảnh quan môi trường.
Các khu bảo tồn ở Việt Nam
Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 126 khu,
trong đó có 28 Vườn Quốc gia (Bảng 6.4.), 49 khu dự trữ thiên nhiên, 11
khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều
trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện
tích lãnh thổ .
Việc
Bảng 6.4. Các Vườn Quốc gia Việt Nam
Stt Tên Vườn Diện tích (ha) Năm thành lập Địa điểm
1. Ba bể 7.610 11/1992 Ba Bể-Bắc Cạn
2. Ba Vì 7.377 01/1991 Ba Vì-Hà Tây
3. Bạch Mã 22.031 07/1991 Thừa Thiên Huế
4. Bái Tử Long 15.783 06/2001 Vân Đồn-Quảng
Ninh
5. Bến En 38.153 01/1992 Thanh Hoá
6. Bù Gia Mập 26.032 11/2002 Bình Phước
7. Cát Bà 15.200 03/1986 Cát Bà-Hải
Phòng
8. Cát Tiên 73.878 01/1992 Đồng Nai, Lâm
Đồng, Bình
Phước
9. Côn Đảo 19.998 03/1984 Bà Rịa-Vũng Tàu
10. Cúc Phương 22.000 01/1960 Ninh Bình, Hoà
Bình, Thanh Hoá
11. Chư Mom Ray 56.621 07/2002 Kom Tum
12. Chư Yang Sin 58.947 07/2002 Đắk Lắk
13. Hoàng Liên Sơn 29.845 07/2002 Sapa- Lào Cai
14. Kon Ka Kinh 41.780 11/2002 Gia Lai
15. Lò Giò-Xa Mát 18.756 07/2002 Tân Biên-Tây
Ninh
16. Mũi Cà Mau 41.862 2003 Cà Mau
127
17. Núi Chúa 29.865 2003 Ninh Thuận
18. Pù Mát 91.113 11/2001 Nghệ An
19. Phong Nha-Kẻ
Bàng
85.754 12/2001 Bố Trạch-Quảng
Bình
20. Phú Quốc 31.422 06/2001 Phú Quốc-Kiên
Giang
21. Tam Đảo 36.883 05/1996 Vĩnh Phúc-Tuyên
Quang-Thái
Nguyên
22. Tràm Chim 7.588 12/1998 Tam Nông-Đồng
Tháp
23. U Minh Thượng 8.053 01/2002 Kiên Giang
24. Vũ Quang 55.028 07/2002 Hà Tĩnh
25. Xuân Sơn 15.054 04/2002 Phú Thọ
26. Xuân Thuỷ 7.100 01/2003 Nam Định
27. Yok Đôn 58.200 06/1992 Đaklak
28. Bi-Doup–Núi Bà 64.800 /05/2005 Lâm Đồng
Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004.
Bảng 6.5. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam (đến tháng 12 năm 2003)
TT Loại Số lượng Diện tích (ha)
I Vườn Quốc gia 28 953.027
II Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.283.023
III Khu bảo tồn loài/sinhcảnh 11 85.849
IV Khu bảo vệ cảnh quan 39 217.116
Tổng 126 2.539.015
Nguồn: Chiến lược quản lý hệ thống bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến
năm 2010, 2003
128
Bảng 6.5. Các mục tiêu quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
Các hạng mục Vườn QG Khu
BTTN
Khu BTL
hay SC
Khu
BVCQ
Duy trì mẫu chuẩn của hệ sinh
thái trong trạng thái tự nhiên
1 1 1 2
Duy trì đa dạng sinh thái và các
qui luật môi trường
1 1 2 2
Bảo vệ nguồn gen 1 1 1 2
Các hoạt động học tập, nghiên
cứu, giám sát môi trường
1 1 1 2
Bảo vệ rừng đầu nguồn 1 2 2 2
Quản lý xói mòn, lắng đọng,
bảo vệ vùng hạ lưu
2 2 2 2
Cung cấp đạm và các sản phẩm
động vật, cho phép săn bắn thể
thao, câu cá
0 0 3 3
Cho phép du lịch và vui chơi
giải trí
1 0 3 1
Cung cấp gỗ, thức ăn gia súc
hay hải sản trên cơ sở năng suất
ổn định
0 0 3 2
Bảo vệ các điểm và các mục
tiêu văn hóa, lịch sử và khu vực
khảo cổ
1 0 0 1
Bảo vệ cảnh quan đẹp 1 3 2 1
Duy trì sự lựa chọn tuỳ ý, quản
lý linh động, cho phép sử dụng
đa mục đích
0 0 3 3
Khuyến khích sử dụng hợp lý và
bền vững vùng đệm và phát
triển nông thôn
1 1 2 1
Nguồn: Phân hội các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt
Nam, 2001.
129
Ghi chú:
1. Mục tiêu chủ yếu để quản lý khu vực và tài nguyên
2. Không phải là mục tiêu chủ yếu nhưng là mục tiêu quan trọng
3. Mục tiêu có thể áp dụng
0. Không chấp nhận hoặc không cần
Tỷ lệ này chưa phải là cao so với một số nước trong khu vực
(Campuchia 18,05%, Lào 11,64% Thái Lan 13,01%, Indonesia 11,62)
nhưng đã thể hiện quyết tâm của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong
công cuộc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ thống15
khu bảo tồn biển và 63 khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện,
trình chính phủ xem xét.
Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp là Vườn Quốc gia đặc biệt được thành
lập để bảo vệ loài Sếu đầu đỏ hay con gọi là Sếu cổ trụi nhưng đồng thời
bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở đồng bằng Sông Cửu Long
và Vườn Quốc gia Xuân Thủy ở cửa Sông Hồng là để bảo vệ đất ngập
nước và các loài chim di cư. Đây cũng là khu bảo vệ RAMSAR đầu tiên ở
Việt Nam, đồng thời cũng là khu bảo vệ RAMSAR đầu tiên ở vùng Đông
Nam Á.
Cần nói thêm rằng còn nhiều hệ sinh thái điển hình, còn nhiều loài
động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt còn nằm ngoài hệ thống
các khu bảo tồn hiện có. Việt Nam còn có vùng biển Đông rộng lớn với
nhiều rạn san hô phong phú, nhiều đầm phá và tài nguyên sinh vật đa dạng cần được bảo vệ. Vì thế mà trong khu bảo tồn quốc gia cũng cần lưu ý đến các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước và tài nguyên sinh vật biển.
Ngoài việc thành lập các khu bảo tồn, Việt Nam cũng đang thực
hiện một số dự án đặc biệt, bằng cách khuyến khích nhân dân bảo vệ một
số loài động thực vật quí hiếm đang có nguy cơ tiêu diệt như thông lá dẹt
ở Lâm Đồng, Thông nước ở Đắk Lắk, Bách xanh ở Ba Vì-Hà Tây, Kim
giao ở Cát Bà và các loài động vật như Gà lam đuôi trắng ở vùng Kẻ Gỗ
Hà Tĩnh, loài Voọc quần đùi ở Cúc Phương, loài Voọc mũi hếch ở Na
Hang, Tuyên Quang, loài hổ ở Thừa Thiên Huế và Chư Môm Rây ở Kon
Tum. Việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên là hết sức cần
thiết để bảo vệ các hệ sinh thái điển hình, các quần xã sinh vật, các loài
động vật, thực vật hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trong điều kiện tự nhiên. Để bổ sung cho công việc bảo vệ nguyên vị cũng cần lưu ý tổ chức nhân nuôi một số loài rất hiếm mà hiện nay quần thể của chúng quá bé, không đủ số lượng cá thể tối thiểu để tồn tại, hoặc nơi cư trú của chúng bị thu hẹp quá mức hoặc đang bị sức ép của con người ngày càng gia tăng, không đủ điều kiện cho loài đó tiếp tục phát triển. Trong số 52 loài động vật có xương sống đang nguy cấp được nêu lên trong sách đỏ Việt Nam, các loài sau đây
cần được lưu ý trước tiên:
Voọc đầu trắng Trachypithecus francoisi poliocephalus
Voọc quần đùi Tr. fr. delacoursi
Voọc đen má trắng Tr. fr. hatinhensis
Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
Bò xám Bos sauveli
Nai cà tông Cervus eldi
Hươu xạ Moschus moschiferus
Tê giác Rhinoceros sondaicus
Các loài Trĩ Lam Lophura imperalis
L. edwardsi
L. hatinhensis
Trĩ sao Rheinartia ocellata
Cá sấu Xiêm Crocodylus siamensis
Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali
Công việc nhân nuôi này được thực hiện trong một số năm trước
đây và đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ như loài Gà lam
đuôi trắng, Cá cóc Tam Đảo đã sinh sản được tại Vườn thú Hà Nội, một số
loài Voọc tại Trung tâm cứu hộ Cúc Phương.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ký một số công ước liên quan
đến bảo vệ đa dạng sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài
động thực vật hoang dã (CITES), Công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt đối với chim di cư và đã lấy vùng đất ngập Xuân Thủy ở cửa sông Hồng làm khu vực cần được bảovệ.
Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD).
Để thực hiện Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động
Đa dạng sinh học, mục tiêu trước mắt của kế hoạch này là:
· Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy
cảm đang bị đe dọa thu hẹp lại hay bị hủy hoại do hoạt động của con
người gây ra
· Bảo vệ các loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức
· Sử dụng các loài một cách bền vững để phục vụ cho công cuộc phát
triển đất nước
Việt Nam cũng đã ban hành một số luật cơ bản liên quan:
 Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng
 Luật đất đai
 Luật bảo vệ môi trường
 Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản
 Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật
 Pháp lệnh thú y
Trên cơ sở các luật này, Chính phủ đã có nhiều văn bản, chỉ thị cho
các bộ, các cấp chính quyền thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn việc khai thác quá mức tài nguyên sinh học và buôn bán trái phép các loại động vật thực vật quý hiếm.
Tháng 12 năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch
hành động đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây là kế hoạch làm căn cứ cho các ngành kinh tế phối hợp cùng hành động bảo vệ một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước.
Tuy Việt Nam đã tham gia các Công ước kể trên nhưng việc thực
hiện các công ước này còn gặp nhiều khó khăn. Các tài nguyên sinh vật vẫn còn bị khai thác một cách mạnh mẽ, chưa kiểm soát được, thậm chí các tài nguyên thuộc vườn quốc gia vẫn bị xâm phạm. Chắc chắn rằng cần phải nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa những người dân thường, những người đang sống dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để mưu cầu cuộc sống khó khăn của mình và các mối quan hệ xã hội khác có liên quan đến việc khai thác các dạng tài nguyên thiên nhiên. Tìm ra được các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương, nhất là những dân nghèo mà vẫn bảo đảm được các nguồn tài nguyên quý giá này.
. Những bài học cụ thể ở Việt Nam
Để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên
nhiên, trong nhiều năm qua Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong việc xây
dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia. Tuy nhiên, điều khó khăn gặp
phải là trong và xung quanh các khu bảo tồn và vườn quốc gia còn nhiều
nhân dân sinh sống, thậm chí cả những vùng trung tâm, nơi cần bảo vệ
nghiêm ngặt. Ở đây họ phát nương làm rẫy, săn bắt các động vật, khai thác các sản phẩm của rừng để sinh sống. Các hoạt động của họ đã làm tổn hại đến mục tiêu của các khu bảo tồn, làm cho các khu bảo tồn bị giảm chất ượng một cách nhanh chóng.
Để giảm bớt khó khăn, chính phủ Việt Nam đã cho phép di chuyển
một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã bắt đầu thực hiện ở Vườn Quốc gia
Cúc Phương từ năm 1987. Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu vực
bảo tồn tạo thành một khu đệm. Chương trình này đã đạt được những kết
quả bước đầu. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, để thực hiện tốt công tác
bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự xung đột giữa nhân
dân địa phương và khu bảo tồn mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ
và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và điều quan trọng hơn là
họ có hưởng được những lợi ích trực tiếp từ khu bảo tồn. Cần thiết phải
xây dựng các vùng đệm, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở đó, giúp họ
giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức
ép lên khu bảo tồn và rồi tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết
thực của họ.
Nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong công việc bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ thiên nhiên và sử dụng một cách bền vững tài nguyên
thiên nhiên nói chung và xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia
nói riêng. Thử thách quan trọng nhất đối với nước ta trong công cuộc bảo
vệ là sớm tìm được biện pháp ngăn chặn kịp thời sự suy thoái của rừng
nhiệt đới, suy thoái các hệ sinh thái điển hình cùng với hệ động vật và
thực vật phong phú ở đó.
Trong quá trình phát triển, chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng và
tất nhiên, có những công trình mà chúng ta chưa đánh giá hết lợi ích và
thiệt hại. Một trong những sự kiện đó là việc xây dựng đường Trường Sơn
mà theo thiết kế sẽ đi qua và ảnh hưởng trực tiếp đến một số vườn Quốc
Gia như Bến En, Cúc Phương, Phong Nha. Việc xây dựng và khai thác
tuyến đường Trường Sơn cắt qua các khu bảo tồn thiên nhiên nói trên chắc
chắn sẽ có nhiều tác động bất lợi đối với thiên nhiên và môi trường.

Nước ta là một trong những nước nghèo trên thế giới, dân số lại
đông. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác
mọi thứ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời họ đã gây suy thoái môi trường
và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, để giải quyết vấn
đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, cứu các loài khỏi nạn diệt
vong không phải chỉ là vấn đề nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà còn phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, và nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ, con cháu họ và cả công đồng

_________________
son


Thứ 5 Tháng 10 16, 2008 9:37 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 1 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến11 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010