Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 11 22, 2024 12:58 pm



Gửi bài trả lời  [ 3 bài viết ] 
 Xin hỏi về cây Giổi tàu 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 08, 2007 10:31 am
Bài viết: 62
Đến từ: Dai hoc Lam Nghiep Viet Nam
Gửi bài Xin hỏi về cây Giổi tàu
Chào anh Trung và mọi người. Tôi đang cần một số thông tin về cây Giổi tàu như: Tên khoa học, đặc tính sinh vật học, sinh thái học, giá trị kinh tế. Rất mong mọi người quan tâm.
Cảm ơn mọi người


Chủ nhật Tháng 9 21, 2008 9:42 am
Xem thông tin cá nhân
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 6:12 pm
Bài viết: 117
Đến từ: Vùng sâu vùng xa
Gửi bài 
Cái cây đó là cây gì nhỉ ? Cây VN hay cây nhập ngoại? thông tin ít quá...cây này ai trồng và trồng ở đâu nhỉ ? Tôi nghe nói Giổi Xanh và Giổi Thơm thôi.

_________________
Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được.
Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết


Thứ 7 Tháng 9 27, 2008 12:41 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 09, 2008 4:20 pm
Bài viết: 56
Gửi bài 
Tên khoa học: Michelia macclurei Dandy]
Thuộc họ: Mộc lan (Magnoliaceae)
thực ra cây giổi tàu ở Việt Nam con gọi là cây giổi Bắc

1. Giá trị kinh tế
Cây Giổi Bắc tiếng Trung Quốc thường gọi là Hỏa lực nam hoặc Nam mộc thuộc họ mộc lan Magnoliaceae. Phân bố tự nhiên ở đông nam Trung Quốc, miền núi phía bắc và đông bắc Bắc bộ Việt Nam .

Đây là loài cây thân gỗ thường xanh có thể cao tới 35m và đường kính tới 1m trở lên, gỗ mịn thớ thẳng, mặt gỗ bóng đẹp, tỷ trọng 0,624, gỗ cứng, co rút sau hong khô ở mức trung bình, độ bền nấm mục trung bình khá, dễ hong khô, rạn nứt cong vênh ít, dễ gia công cắt gọt, được coi là gỗ tốt để đóng đồ mộc, mộc xây dựng, đóng tàu thuyền, toa xe lửa... Tán lá tròn, gọn, đẹp mắt, cây thẳng, hoa rất thơm nên thường được chọn làm cây cảnh đô thị và trồng trong công viên.

Giổi Bắc vừa có thể trồng thuần loại vừa có thể trồngRừng Giổi Bắc
hỗn giao rất tốt với các loài cây lá rộng và lá kim khác đạt được hiệu quả tăng sản và tăng hiệu ích sinh thái rất khá. Rừng thí nghiệm trồng năm 1981 tại Bằng Tường - Quảng Tây diện tích 12,5 ha, mật độ 2500, tỉa thưa 2 lần để lại mật độ cuối cùng 900 cây/ha. Đến năm 2001 chiều cao bình quân đạt 17,3m, đường kính bình quân đạt 18,3cm. Trữ lượng cây đứng hạt 245,7m 3 /ha. Như vậy nếu không cộng thêm sản lượng gỗ đã tỉa thưa, lượng tăng trưởng bình quân về trữ lượng đã đạt 12,5m 3 /ha/năm. Tạm tính số lượng gỗ bằng 70% trữ lượng cây đứng, giá gỗ tròn tại Quảng Tây 2001 là 800NDT/m 3 hiệu quả kinh tế hàng năm có triển vọng là 7000NDT/ha (tương đương 13 triệu VNĐ). Tại Quảng Tây, tuổi khai thác chính xác định là 25 năm cho đường kính bình quân 30cm, được coi là nhanh trong sản xuất gỗ.
2. Đặc tính sinh thái
Là cây Nam á nhiệt đới ẩm, Giổi Bắc chủ yếu phân bố trên vùng đồi núi có lượng mưa tương đối cao. Riêng tại Quảng Tây, Giổi Bắc thường gặp ở góc đông nam từ vùng bờ vịnh Bắc bộ tới các huyện giáp với Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Cao trình thường gặp là dưới 600m, đa số là mọc rải rác hoặc thành quần thụ đơn ưu diện tích nhỏ.

Phần lớn vùng phân bố có nhiệt độ bình quân năm trên 21 0 C, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 28 0 C trở lên và tháng lạnh nhất là 11 0 C trở lên, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể tới -3 0 C mà cây không rụng lá. Lượng mưa hàng năm giao động từ 1500 - 1800mm, độ ẩm tương đối trên 80%.
Đất thường gặp trên vùng phân bố là Feralit đỏ, đỏ vàng, phong hóa trên granit, diệp thạch, phiến thạch cát... phần lớn đều chua hoặc hơi chua.

Tại nơi có tầng đất dày, ẩm ướt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, cây Giổi Bắc thường mọc rất tốt.

Giổi Bắc là loài cây trung tính thiên dương, lúc nhỏ ưa bóng nhẹ, là cây có rễ ăn nông, ưa ấm áp, ẩm ướt và đất phì nhiêu nhưng có thể chịu đựng giá rét ở mức độ nhẹ. Dẫn giống đến Hồ Nam tới vùng có cực hạn tuyệt đối xuống tới -7 0 C vẫn không bị tổn thương, như vậy có thể đưa Giổi Bắc lên các cao trình khá cao ở miền núi phía Bắc Việt Nam (1000 - 1200m).
3. Kỹ thuật trồng rừng
3.1. Thu hái hạt giống
Hạt giổi bắc Khoảng 12 tuổi Giổi Bắc bắt đầu ra hoa kết quả, cây ngoài trăm tuổi hoa quả vẫn rất sai. ở loài Giổi Bắc, sản lượng hoa quả tương đối đều, ít có năm mất mùa hạt giống.

Tốt nhất là lấy hạt trên cây trội, to thẳng khỏe mạnh, tuổi từ 25 - 50. Mùa hoa hàng năm từ tháng 1 đến tháng 2, cuối tháng 10 quả lác đác chín cho đến đầu tháng 1 năm sau. Khi quả chín, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang đỏ tím, lúc này có thể dùng kéo cắt cả cành mang quả.

Sau khi hái về cần tãi rộng, hong 1 - 2 ngày cho vỏ quả nứt nẻ rồi đảo, đập cho hạt long ra khỏi vỏ quả và dùng sàng loại bỏ vỏ quả.

Hạt tách xong cần chà sát bằng cát thô để làm sạch hoặc làm rách lớp vỏ hạt, rửa qua nước sạch, để ráo nước là có thể gieo ngay. (ảnh 6)

Nếu chưa gieo được ngay, cần bảo quản trong cát ẩm theo kiểu phân tầng (như hạt Dẻ, hạt Trám, hạt Mắc-ca, hạt Sau Sau lào...). Cụ thể là lần lượt rải một lớp cát ẩm (hàm lượng nước 20%) dày 5cm rồi một lớp hạt dày 1 cm. Trên cùng phủ bao tải, định kỳ phun mù giữ ẩm.

Tỷ lệ hạt/quả khoảng 4-5%, trọng lượng 1000 hạt khoảng 110-170g, số hạt mỗi kg khoảng 5600-8800, độ thuần khoảng 90%, tỷ lệ nẩy mầm 60-90%.
3.2. Gieo ươm
Cây mầm, cây con thường ưa ấm áp, ẩm ướt. Vườn ươm nên chọn nơi thoát nước tốt, thấp thoáng có tàn che và thoáng gió; nên chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, giàu dinh dưỡng và hữu cơ.

Gieo ươm tốt nhất là gieo ngay sau khi thu hái hạt, cũng có thể gieo vào tháng 1, hoặc đầu tháng 2. Nên gieo theo rạch, dãn cách rạch 18 - 20cm, mật độ gieo khoảng 1kg trên 100m 2 mặt luống. Hạt nảy mầm sau 40 - 60 ngày. Chú ý tưới nước đủ ẩm, sau nẩy mầm tiếp tục duy trì ẩm, tỉa san cây mầm và tưới thúc bằng phân.

Việc san tỉa cây con có thể làm trong 2 lần.

• Lần đầu trong tháng đầu tiên sau khi nẩy mầm, tạo khoảng cách đều giữa các cây mầm trong rạch khoảng 5 - 7cm.

• Lần sau cần làm xong trước trung tuần tháng 6, tạo dãn cách 7-8cm.

Nơi nắng nóng nhiều từ tháng 4 - 5 cần có dàn che bằng lưới, cắm ràng hoặc tạo cây che bóng bằng điền thanh, cốt khí...
Ngoài cách gieo theo rạch, còn có thể thúc mầm tập trung trên luống cát rồi cấy chuyển sang luống ươm. Cách này tốn công nhưng cây mọc khỏe và đều. Cần thanh trùng luống cát bằng thuốc tím 0,1%, sau 24 giờ rửa thuốc tím bằng nước sạch rồi gieo với dãn cách 2cm, theo dõi chống nấm lở cổ rễ. Khi lá mầm lớn hết kích thước thì ra ngôi sang bầu. Cây ươm trong bầu sau 100 ngày có thể đem trồng. Ra ngôi vào rạch như cách nói trên cần ươm thành cây 1 năm tuổi để trồng rễ trần.

Sau 1 năm, cây con có thể cao 85 - 100cm, đường kính cổ rễ có thể đạt 0,8 - 1,0cm và có thể xuất vườn.

Trước khi đánh trồng cần hãm cây tỉa lá, gặp khí hậu khắc nghiệt có thể trồng bằng Stum. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa phùn trước sau tết âm lịch vài chục ngày, không nên trồng quá muộn trừ phi ươm cây trong bầu. Để đảm bảo tỷ lệ sống cao, trước khi đánh trồng nửa tháng cần cuốc xới mạnh để làm đứt rễ ở 1 phía. Đánh cây xong cần hồ rễ bằng dung dịch lục diệp tố pha loãng 600 - 800 lần hoặc bằng dung dịch IBA, NAA nồng độ 10mg/lít.

3.3. Trồng rừng

Giổi Bắc là loài cây thân gỗ không có rễ cọc rõ ràng, rễ bàng rễ cám phát triển rất mạnh, cần chọn nơi có tầng đất hơi dày, ẩm ướt, giàu mùn, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thịt trung bình. Các loại đất phù hợp với Mỡ, Giổi, Bồ Đề cũng sẽ rất phù hợp với cây Giổi Bắc. Nếu không phải vùng núi cao, cần chọn hướng phơi phía đông phía bắc, nên chọn phần chân dốc hoặc khe ẩm. Đỉnh núi đá sỏi và sườn dương nắng nóng nói chung không hợp với loại cây này.

Việc làm đất nói chung nên thực hiện theo phương pháp “cải tạo rừng”: phát, đốt, cuốc toàn diện hoặc cuốc theo băng.

Trên các vùng cao hoặc vùng thấp mà đất ẩm, đất tốt, có thể trồng Giổi Bắc thuần loại. Mật độ khoảng 1650 cây/ha, dãn cách 3 ´ 2m. Đến tuổi 10 - 15 tỉa thưa vài lần để duy trì khoảng 800cây/ha, dãn cách 3 ´ 4m. Nuôi tới tuổi 25 - 30 để đạt đường kính gỗ lớn 30 - 40cm. Gỗ tỉa thưa của Giổi Bắc có thể dùng cho đồ mộc nhỏ, cán công cụ... tương đối dễ tiêu thụ.

Tại các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai nếu thay rừng Mỡ, Bồ Đề hướng dăm, giấy hiệu quả kinh tế thấp bằng cây Giổi Bắc cho gỗ lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn nhiều.

• Có thể trồng Giổi Bắc dưới tán rừng thưa của Thông mã vĩ, Sa mộc, Vối thuốc, Cáng lò... tạo thành rừng 2 tầng, nâng cao năng suất rừng, đồng thời tăng được hiệu ích sinh thái và lâm phần bền vững.

• Có thể dùng Giổi Bắc làm cây làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.

Kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất tại nam Trung Quốc trên các vùng giáp ranh với Lạng Sơn, Quảng Ninh, bờ bắc Vịnh Bắc Bộ cho thấy trong rừng hỗn giao với Thông (mã vĩ), Cáng lò, Vối thuốc nhịp độ tăng trưởng trữ lượng gỗ hàng năm của riêng cây Giổi Bắc có thể tăng gấp đôi so với trồng thuần loại. Phương thức hỗn giao tốt nhất là không đều tuổi theo hàng, tầng rừng Thông ít nhất phải tạo sớm hơn 5 - 10 năm. Trừ cây Cáng lò có khả năng vươn cao rất mạnh có thể hỗn giao đều tuổi theo hàng, với các loài khác nếu hỗn giao đều tuổi với Giổi Bắc thường phải hỗn giao theo đám 20 ´ 20m hoặc theo băng (4 - 6 hàng). Trong trường hợp hỗn giao với Thông, cây Giổi Bắc đã phát huy vai trò phòng chống lửa rừng, hạn chế sâu bệnh và cải thiện đất nâng cao tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước và chống xói mòn rất tốt.

Ngoài ra, khả năng tái sinh chồi của loài cây này rất mạnh, hoàn toàn có thể dùng phương pháp tái sinh chồi sau khai thác chính.

_________________
son


Thứ 3 Tháng 2 24, 2009 6:40 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 3 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010