Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 7 Tháng 10 19, 2024 1:25 am



Gửi bài trả lời  [ 5 bài viết ] 
 Tham khảo bài viết về cây Phượng vàng ở Huế 
Người gửi Nội dung

Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 09, 2008 4:20 pm
Bài viết: 56
Gửi bài Tham khảo bài viết về cây Phượng vàng ở Huế
Phuong vi hoa vang - Yellow Flamboyant

Phượng vĩ hoa vàng - một loài cây bóng mát cho hoa đẹp mới được nhập nội trồng thành công ở Huế
Đỗ Xuân Cẩm
Bài đăng tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4, 2005 - Sở Khoa học & Công nghệ TT Huế
Nói tới Phượng vĩ hay còn gọi là Phượng đỏ, có tên khoa học Delonix regia, tên tiếng Anh là Flame of the Forest, Flamboyant, Royal Poinciana hay Red Delonix, thì hầu hết mọi người dân ở các khu đô thị Việt Nam đều không thấy xa lạ. Thậm chí nói tới Hoa Phượng đỏ, nhiều người Việt còn liên tưởng ngay tới thành phố Hải Phòng - thành phố Hoa Phượng đỏ. Thật vậy, Phượng đỏ là một loài cây bóng mát cho hoa đỏ thắm và lại nở rộ vào đầu mùa hạ, khiến cho nhiều người đã qua một thời cắp sách đến trường đều ít nhiều có ấn tượng.
Gần đây (năm 2000), vị Trụ trì chùa Huyền Không ở Huế, trong chuyến công du ở Myanmar, đã đem hạt giống loài Phượng vĩ hoa vàng (tên tiếng Anh là Yellow Delonix hay Yellow Flamboyant) về nhân giống và trồng ở chùa. Hiện nay, ở chùa Huyền Không hạ, một hàng 4 cây án ngữ trước cổng chùa đã to lớn, cây cao hơn 6 m, toả tán rộng hơn 5 m. Cả 4 cây đều ra hoa rộ trong tháng 6 năm 2005, tạo thành một bức tường xanh phủ tán vàng trông rất đẹp mắt. Ở chùa Huyền Không thượng cũng có 3 cây, chùa đã tặng cho công ty công viên cây xanh Huế 1 cây. Trong số đó chỉ có 1 cây mới ra hoa bói. Những cây này được trồng sau 4 cây ở chùa Huyền Không hạ, nên cây còn bé hơn nhiều. Cây có hình thái hoàn toàn giống cây Phượng vĩ hoa đỏ, từ hình thái thân, cành, lá, lá kèm, cách mọc hoa, hình thái nụ hoa và kiểu quả. Chỉ có màu hoa, thay vì đỏ thì có sắc vàng thắm.
Như vậy, một nguồn gen mới đã được di thực về Huế thành công, góp thêm cho vườn cây xanh Huế vốn đã đa dạng và phong phú lại đa dạng và phong phú hơn. Tôi nghĩ rằng đây là một loài cây bóng mát cho hoa đẹp mới lạ đối với đô thị Việt Nam nói chung và với Huế nói riêng. Nếu nhân giống đưa trồng rộng rãi song hành với cây Phượng vĩ hoa đỏ, Phượng vĩ hoa vàng sẽ tô điểm cho cảnh sắc đô thị thêm phần lạ mắt, tạo cho cảnh quan thêm một mảng màu tươi thắm vào đầu mùa hạ. Và như thế, các nhà kiến trúc và các nhà quản lý cây xanh đô thị lại có thêm một nguồn vật liệu quý để thiết kế quy hoạch hệ thống cây xanh. Mặc dù bản thân chưa thử nghiệm gieo ươm, nhưng quan sát hình thái quả, hạt và tìm hiểu đặc điểm phân loại, vật hậu, sinh thái thì thấy rằng, Phượng vĩ hoa vàng là một loài tương cận với Phượng vĩ hoa đỏ, có các đặc điểm rất giống Phượng vĩ, nên tôi nghĩ rằng nhân giống không khó. Vào thời điểm viết bài (tháng 7. 2005), tôi thấy quả trên 4 cây ở chùa Huyền Không hạ rất sai và phát triển rất bình thường. Như vậy, trong thời gian tới, lượng hạt thu từ 4 cây này không ít. Cho dù tỉ lệ nảy mầm có thấp đi nữa thì số lượng cây con cũng không quá ít để đưa trồng trong vài năm tới. Điều quan trọng là việc quản lý nguồn giống này ra sao? Công ty công viên cây xanh Huế đã có ý tưởng hợp đồng với chùa để thu hạt giống, nhưng không rõ động thái như thế nào? Theo tôi cần bắt tay ngay vào việc quản lý bảo vệ để sắp tới thu được tối đa số hạt giống có thể có được. Hy vọng rằng 4 - 5 năm sau, du khách đến Huế có dịp chiêm ngưỡng màu hoa mới này ngay trên hè phố, công viên và chứng kiến nó so màu với những cây Phượng vĩ truyền thống cùng đứng bên cạnh. Trên những khu đô thị mới, một con đường nào đó có vỉa hè được bố trí đan xen cây Phượng vĩ hoa đỏ với cây Phượng vĩ hoa vàng, hoặc Phượng vĩ hoa đỏ so vai bên vỉa hè này đăng đối với hàng Phượng vĩ hoa vàng ở vỉa hè bên kia e cũng là một mô hình mới lạ, đẹp mắt. Biết đâu, lúc đó có người lại gọi Huế là thành phố Hoa Phượng Vàng.
Về vị trí phân loại, Phượng Vĩ hoa vàng cũng nằm trong họ Vang - Caesalpiniaceae, cùng chi Delonix với Phượng vĩ hoa đỏ, với tên loài là Delonix elata (L.) Gamble. Cũng có tác giả cho rằng đây chỉ là một giống của Delonix regia.
Một vấn đề cũng cần quan tâm, đó là, lâu nay nhân viên công ty công viên cây xanh Huế thường gọi loài cây Lim xẹt cánh (Peltophorum pterocarpum) là cây Phượng vàng. Như vậy, từ nay ở Huế sẽ có 2 loài cây Phượng vàng, sẽ gây nhầm lẫn cho những ai quan tâm. Thật ra, loài Lim xẹt cánh cũng cùng họ Vang với Phượng, nhưng không phải Phượng. Nó khác ở nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo và di truyền nên đã được xếp trong chi Peltophorum, rất xa với chi Delonix của Phượng vĩ hoa đỏ và Phượng vĩ hoa vàng. Vậy theo tôi, nên gọi đúng tên cho cây Lim xẹt cánh, một loài cây gỗ có cành non, lá non, chồi, nụ hoa và cả vỏ quả được phủ một lớp lông màu rỉ sắt nâu; quả nhỏ, có vỏ bẹt ra thành cánh (pterocarpum: dạng quả có cánh). Nó hoàn toàn khác xa với Phượng vĩ hoa vàng, có giống chăng chỉ là màu hoa.
Loài phượng này (ảnh) thuộc họ đậu Fabaceae như phượng vĩ, có tên khoa học là Delonix regia được trồng tại chùa Huyền Không Hạ (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Huế).
Hoa thường nở vào mùa hè như phượng đỏ nhưng có màu vàng đậm (khác với cây điệp vàng). Năm 2001, trụ trì Pháp Tông ở chùa đã xin hạt giống này từ Myanmar về, qua thời gian phượng vàng phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng. Công ty Công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế cho biết đã nhân giống thử nghiệm một số cây con nhưng chưa đưa ra trồng đại trà.
PHAN DU
Huế: Phượng vàng nở hoa - 3/7/2006 5h:22
Loài phượng này (ảnh) thuộc họ đậu Fabaceae như phượng vĩ, có tên khoa học là Delonix regia được trồng tại chùa Huyền Không Hạ (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Huế).
Hoa thường nở vào mùa hè như phượng đỏ nhưng có màu vàng đậm (khác với cây điệp vàng). Năm 2001, trụ trì Pháp Tông ở chùa đã xin hạt giống này từ Myanmar về, qua thời gian phượng vàng phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng. Công ty Công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế cho biết đã nhân giống thử nghiệm một số cây con nhưng chưa đưa ra trồng đại trà.
PHAN DU

_________________
son


Thứ 6 Tháng 10 10, 2008 3:50 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 6:12 pm
Bài viết: 117
Đến từ: Vùng sâu vùng xa
Gửi bài 
hay quá sao không cho vài tấm ảnh cho cả nhà cùng xem
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được.
Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết


Thứ 7 Tháng 10 11, 2008 1:09 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 6:12 pm
Bài viết: 117
Đến từ: Vùng sâu vùng xa
Gửi bài 
Hình ảnh
Hình ảnh

_________________
Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được.
Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết


Thứ 7 Tháng 10 11, 2008 1:14 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 30, 2007 6:12 pm
Bài viết: 117
Đến từ: Vùng sâu vùng xa
Gửi bài 
Xin lỗi cả nhà link xấu không view được, phải post lại
Hình ảnh

_________________
Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được.
Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết


Thứ 7 Tháng 10 11, 2008 1:17 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo

Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 09, 2009 9:52 am
Bài viết: 4
Gửi bài 
Fagaceae ơi, Nên tách đoạn này ra, nếu khôn, nhiều độc giả hiểu nhầm, tưởng mình viết thì mất hết ý nghĩa của bài: "Loài phượng này (ảnh) thuộc họ đậu Fabaceae như phượng vĩ, có tên khoa học là Delonix regia được trồng tại chùa Huyền Không Hạ (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Huế).
Hoa thường nở vào mùa hè như phượng đỏ nhưng có màu vàng đậm (khác với cây điệp vàng). Năm 2001, trụ trì Pháp Tông ở chùa đã xin hạt giống này từ Myanmar về, qua thời gian phượng vàng phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng. Công ty Công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế cho biết đã nhân giống thử nghiệm một số cây con nhưng chưa đưa ra trồng đại trà.
PHAN DU
Huế: Phượng vàng nở hoa - 3/7/2006 5h:22
Loài phượng này (ảnh) thuộc họ đậu Fabaceae như phượng vĩ, có tên khoa học là Delonix regia được trồng tại chùa Huyền Không Hạ (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, Huế).
Hoa thường nở vào mùa hè như phượng đỏ nhưng có màu vàng đậm (khác với cây điệp vàng). Năm 2001, trụ trì Pháp Tông ở chùa đã xin hạt giống này từ Myanmar về, qua thời gian phượng vàng phát triển tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng. Công ty Công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế cho biết đã nhân giống thử nghiệm một số cây con nhưng chưa đưa ra trồng đại trà.
PHAN DU"


Thứ 2 Tháng 2 09, 2009 12:02 pm
Xem thông tin cá nhân Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 5 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010