TỐNG QUÁN SỦI
TỐNG QUÁN SỦI
Alnus nepalensis
D.
Don, 1825
Clethropsis nepalensis (D.Don)
Spach, 1841
Betula leptophylla
Regel, 1868
Họ:
Cáng lò Betulaceae
Bộ:
Cáng lò Betulales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ cao 15 -
20 m, rụng lá mùa khô. Thân thẳng, cành non có cạnh không có lông. Vỏ dày 3 - 4
cm, xù xì như da cóc, màu nâu đen, nứt thành mảng hình ô vuông, mỗi cạnh 1 - 1,2
cm vỏ trong màu xám nhạt. Cây phân cành khá cao. Chồi lá không lông. Lá đơn mọc
cách, phiến lá dài 4 - 16 cm, rộng 2,5 - 10 cm hình trừng ngược, hình trứng.
Hình trái xoan rộng, mép lá gần nguyên hoặc có răng
cưa nhỏ. Gân bên 8 - 16 đôi. Cuống lá dài 1 - 2,5 cm. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm
hoa đực rất nhiều, thành bông đuôi sóc dài đến 15 cm. Cụm quả rất nhiều, hình
nón xếp thành dạng chóp. Lá bắc quả hóa gỗ, Đỉnh xẻ nông thành 5 thùy dài 4mm.
Qủa có cánh dài bằng nữa hay 2/3 quả.
Sinh học, sinh thái:
Cây
tái sinh sau nương rẫy, chịu được lửa rừng có thể là loài cây tiên phong định vị.
Cây ưa sáng, ưa khí hậu mát và ẩm. Cây ưa đất vùng á nhiệt đới có độ pH từ 4,5 -
5,2. Cây sinh trưởng nhanh, nhất là giai đoạn dưới 10 tuổi. Cây tái sinh
hạt rất tốt, nhiều nơi tái sinh thành những đám rừng thuần loại, mật ộ khá dày,
tái sinh chồi cũng rất mạnh, dể trồng.
Phân bố:
Trong nước:
Cây phân bố khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang (Đồng Văn, Quảng Bạ,
Hoàng xu Phì...) Sơn La (Phong Thổ, Mường lay) Lào Cai (Sapa, Bát Sát, Mường
Khương)...
Nước ngoài: Ấn Độ,
Bangladesh, Trung Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Tây
Tạng.
Công dụng:
Gỗ mềm nhẹ, có
thể dùng đóng đồ thông thường, làm nguyên liệu giấy và các sản phẩm gỗ ép dùng
trong công nghiệp.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 66.