CẨM CÙ XOAN NGƯỢC
CẨM CÙ XOAN NGƯỢC
Hoya
obovata
Decne.
Họ: Thiên lý
Asclepiadaceae
Bộ: Long đởm
Gentianales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo
phụ sinh to; thân có đường kính 5
- 7mm. Lá mập, dày; phiến không lông, xoan ngược, đầu lõm, gốc hình tim; gân bên
thường không thấy, 3 - 4 đôi, cuống 1cm. Tán hình cầu, ở nách lá,
trên cuống đứng cao; hoa nhiều, trắng hay hồng hồng, trên cuống dài 1 - 2cm,
mảnh; cánh tràng rộng 14
- 16mm; tràng phụ hình sao to. Có một chủng khác,
Hoya
obovata var. kerrii,
có lá nhỏ hơn,
gốc hẹp.
Sinh học, sinh thái:
Mọc ở các khu rừng thường xanh núi cao ở độ cao trên 800m so với mực nước biển.
Chúng là loài ưa bóng, thường bám trên các thân cây thông già, cành cây và thòng
hoa xuống. Hoa từ tháng 4 đến tháng 6, thường
mọc thành cụm lớn rải rác trong rừng.
Phân bố:
Loài này mọc ở các nước Đông
nam Á:
(Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan) đến Indonesia.
Ở nước ta, chỉ gặp ở
các tỉnh phía Nam. Cây mọc ở rừng vùng đồng
bằng và cao nguyên.
Công dụng:
Nhân dân thường dùng lá làm
thuốc trị số rét,
ở vùng Tateng (độ cao
400m) của Campuchia, người ta lấy nhựa để làm liền sẹo những vết chém, vết đứt
do dao và gươm giáo sắc.
Tài liệu dẫn:
Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp -
trang 458.