Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Đoác
Tên Latin: Arenga pinnata
Họ: Cau Arecaceae
Bộ: Cau Arecales 
Lớp (nhóm): Cây thân rỗng  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ĐOÁC

ĐOÁC

Arenga pinnata (Wurmb) Merr., 1917

Gomutus rumphii Corrêa, 1807

Saguerus pinnatus Wurmb, 1779

Saguerus rumphii (Corrêa) Roxb. ex Fleming, 1810

Họ: Cau Arecaceae

Bộ: Cau Arecales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây cao khoảng 7 - 10m hay hơn, đường kính tới 40 - 50cm. Thân có nhiều bẹ màu nâu bao lấy các gốc cuống lá, một số sợi cứng, dựng đứng, màu đen.Lá mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, tỏa rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3 - 5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8 - 1,2m, rộng 4,5 - 5cm, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá.

Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9 - 1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70 - 80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. Quả hình cầu đường kính 3,5 - 5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Sinh học, sinh thái:

Mọc hoang trong rừng núi đất, ở chân núi, trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi. Ra hoa vào mùa hè.

Phân bố:

Trong nước: Mọc ở hầu khắp các nước nhiệt đới châu Á, cũng được trồng ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.

Nước ngoài: Trung Nam, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Hawaii, Ấn Độ, Đảo Sunda Nhỏ, Maluku, New Guinea, Trinidad - Tobago

Công dụng:

Đoác đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng. Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm. Ruột thân cây chứa nhiều bột gỡ ra làm bánh ăn ngon. Cuống cụm hoa chứa nhiều nước ngọt có thể nấu thành đường ăn hoặc cho lên men để chế rượu. Nhân hạt luộc chín ăn ngon. Đồng bào miền núi cũng thường trồng thêm ở một số nơi để lấy bột ăn thay lương thực khi cần thiết (mỗi cây có thể cho khoảng 100kg bột). Nõn cây bóc vỏ cứng, thái nhỏ, luộc bỏ nước, dùng nấu canh ăn, hay xào ăn.

Bột Đoác cũng được sử dụng làm thuốc bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi. Quả cũng được dùng sắc uống chữa đau nhức. Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá. Thân cây cũng được dùng sắc uống chữa cảm sốt, rễ dùng trị viêm cuống phổi, và làm dễ tiêu hóa. Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón lá hay bện thừng, xe làm dây buộc. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Cây có ích - Trần Hợp - Võ Văn Chi - trang 345.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Đoác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này