CÂU KỶ
CÂU KỶ
Lycium
chinense
Mill., 1768
Họ: Cà
Solanaceae
Bộ: Cà
Solanales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây bụi mọc đứng, phân cành
nhiều, cao 0,5 - 1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá
nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác,
hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài
nhẵn, hình chuông, có 3 - 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng
màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ
nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn
dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc
vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp.Sinh học, sinh thái:
Sinh học, sinh
thái:
Cây ưa đất tốt, màu mỡ và độ
ẩm cao, tái sinh hạt mạnh, tái sinh chồi yếu. Mùa hoa quả: tháng 7 - 10.
Phân bố:
Trong nước: Cây nhập nội,
được trồng ở khắp nơi, lấy lá
làm rau ăn và
rễ, quả làm thuốc.
Nước ngoài:
Trung Quốc. Chủ yếu ở Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương, Nội Mông Cổ,
Thanh Hải
Công dụng:
Quả dùng chữa cơ thể suy
nhược, liệt dương, di tinh, lao phổi, viêm phổi, đau lưng, mờ mắt, chóng mặt,
đái đường, làm trẻ lâu; Ngày 4 - 16g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Vỏ rễ chữa
lao phổi, ho ra máu, mồ hôi trộm, đái ra máu: Ngày 6 - 12g, dạng thuốc sắc. Quả chứa caIci, photphor,
sắt, ammoni sulfat, vitamin C, acid nicotinic, caroten, acid amin (lysin,
cholin, betain), lipid, proúd, acid cyanhydric. Vỏ rễ có saponin 1,07%, alcaloid
0,08%. Quả và vỏ rễ: hái quả chín
đỏ, phơi trong râm. Khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi nắng hay sấy nhẹ đến khô.
Rễ thu hoạch vào mùa Thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Viện dược liệu - trang 255.