GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN VIỆT NAM
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng. Được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia. Vườn có phạm vi ranh giới được xác định: Phía đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đoài, Long Cốc, huyện Thanh Sơn; Phía tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình; Phía nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp xã Thu Cúc huyện Thanh Sơn.
Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 49/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Xuân Sơn, thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Toạ độ địa lý: Từ 21 độ 03' đến 21 độ 12' vĩ độ bắc và từ 104 độ 51' đến 104 độ 01' kinh độ đông.
Phía Bắc giáp xã Thu Cúc
Phía Nam giáp với huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình
Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền
Phía Tây Nam giáp khu BTTN Phu Canh và Hồ thuỷ điện Hoà Bình
Phía Tây Bắc giáp khu BTTN Tà Xùa và Hồ Thuỷ điện Sơn La
Cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng , thành phố Việt Trì: 90 Km và Cách thủ đô Hà Nội: 120Km
Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 15.048 ha, bao gồm 11.148 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 3.000 ha phân khu phục hồi sinh thái và 900 ha phân khu hành chính dịch vụ. Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm là 18.639 ha bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Kim Đài, và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài.
|
|
|
|
Một góc Vườn quốc gia Xuân Sơn - Ảnh: www.vncreatures.net |
|
Ngoài rừng nguyên sinh với những các cây cổ thụ còn có các thác nước, chảy qua các vùng núi đá hiểm trở tạo nên những cảnh quan Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo vệ hệ sinh thái rừng cây họ dầu, rừng kín thường xanh trên núi đã vôi.
Bảo tồn tính đa dạng sinh học, các nguồn gen của khu hệ động, thực vật giao lưu giữa 2 vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu và có nguy cơ tuyệt chủng. Bảo tồn sử dụng và nghiên cứu hệ thống hang động thuộc loại độc đáo nhất Việt Namvà sinh thái cảnh quan của chúng. Góp phần đào tạo nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, duy trì sự cân bằng môi trường, sử dụng đất đai và tài nguyên bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Đa dạng sinh học:
Thực vật:
Với 4 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với cây họ dầu chiếm ưu thế; Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới từ 700m đến 1.300m. Trong tổng số 1.270 loài thực vật có tới 1.171 loài có ích, trong đó có 665 loài cây làm thuốc; 202 loài cây lấy gỗ; 132 loài cây ăn được và 172 loài cây cho các giá trị sử dụng khác nhau như: cho tinh dầu, làm cây cảnh cây bóng mát, làm thức ăn gia súc…, với các loài thuộc họ: Long não Lauraceae, Ngọc lan Magnoliaceae, Chè Theaceae, Thích Aceraceae ... Ưu thế rừng lùn trên đỉnh núi cao, với thành phần chủ yếu là họ Đỗ quyên. Rừng trên núi đá vôi, đây là kiểu rừng đặc trưng của Xuân Sơn với nhiều loài gỗ quý như: Nghiến - Burretiodendron tonkinense, Đinh - Markhamia stipulata, Lim - Erythrophloeum fordii, Trai - Garcinia fagraeoides, Lát hoa - Chukrasia tabularis..
Động vật:
Đa dạng động vật: Động vật hoang dã có xương sống trên cạn của Vườn quốc gia Xuân Sơn khá đa dạng, đã ghi nhận được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ; 182 loài chim thuộc 47 họ, 15 bộ; bò sát 44 loài thuộc 14 họ, 2 bộ; ếch nhái 27 loài thuộc 6 họ,1 bộ.
Trong số 76 loài thú rừng có tới 29 loài thú quý hiếm (chiếm 37,7% tổng số loài thú). Trong đó, 20 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2004) gồm: 1 loài bậc nguy cấp (EN), 12 loài bậc sẽ nguy cấp (VU), 6 loài bậc gần bị đe dọa (LR/nt, NT); 25 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000) gồm 5 loài nguy cấp (E), 14 loài sẽ nguy cấp (V), 6 loài bậc hiếm (R); và 24 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Vườn quốc gia còn là sinh cảnh của 182 loài chim, với thành phần khá phong phú cả về số bộ, họ và loài. Bộ sẻ Passeriformes chiếm ưu thế nhất với 24 họ chiếm 51,06% tổng số họ. Trong đó có 21 loài chim quý hiếm có giá trị bảo tồn cao đáng chú ý là loài Gà so ngực gụ Arborophila chartoni là loài đặc hữu của Việt Nam.
Khu hệ bò sát và ếch nhái: Đã xác định có 44 loài bò sát, 27 loài ếch nhái sinh sống. Khu hệ bò sát và ếch nhái ở đây đa dạng về thành phần loài nhưng không phong phú về số lượng. Trong đó có 23 loài quý hiếm; 10 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP; 16 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và 8 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN.
Côn trùng của Vườn quốc gia Xuân Sơn có 551 loài thuộc 327 giống 66 họ trong 7 bộ, một số loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) như: Bướm phượng đuô cải Byasa crassipes , Bướm phượg nchim chấm liền Troides helena , Cánh cam bốn chấm Jumnos ruckeri... Kết quả điều tra và định tên côn trùng ở Vườn quốc gia đã bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam 64 loài, trong đó chủ yếu là các loài thuộc bộ cánh giống (Homoptera) có 51 loài, các loài cánh cứng là 13 loài.
Hệ động vật ở đây tương đối phong phú và đa dạng, hiện có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bao gồm: 25 loài thú, 21 loài chim, 21 loài bò sát, 2 loài ếch nhái có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000). Những loài thú cần chú trọng bảo vệ và bảo tồn gồm: Vượn đen Nomascus concolor; Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi; voọc xám Trachypithecus crepusculus; Gấu chó Ursus malayanus; gấu ngựa Ursus thibetanus; Tê tê vàng Manis pentadactyla; sơn dương Naemorhedus summatraensis; Gà lôi trắng Lophura nycthemera; Gà so ngực gụ Arborophila chartoni ; rắn hổ chúa Ophiophagus hannah, Rùa hộp vàng Cuora galbinnifrons; Cá cóc xuân sơn Echinotriton asperrimus...
Hoạt động du lịch: Nét độc đáo nhất của Xuân Sơn là một hệ hang động, đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng. Nhiều hang có kích thước lớn, hạch nhũ đẹp có tiềm năng du lịch cao ngoạn mục, hấp dẫn du khách.
|
|
|
|
Cá cóc xuân sơn Echinotriton asperrimus - Ảnh: www.vncreatures.net |
|
Các giá trị đa dạng sinh học: Xuân Sơn có 73% là diện tích rừng tự nhiên, trong đó rừng giầu là 107 ha, rừng trên núi đá vôi là 1.396 ha.
Các dự án có liên quan: Nhiều dự án được triển khai tại vùng đệm
Dân số trong vùng: Xã Xuân Sơn có 5 xóm với 181 hộ, 1.039 người, 2 dân tộc Mường và Dao. Các xã vùng đệm của Vườn quốc gia có 28.428 người gồm các dân tộc Mường, Dao và Kinh. Nhìn chung dân trí vùng đệm còn thấp, diện tích nông nghiệp ít, đời sống người dân còn khó khăn.
|
|
Nguồn: Vườn quốc gia Xuân Sơn Việt Nam
|
|
|