GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ VIỆT NAM
Nằm cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây, Vườn Quốc gia Ba Vì là một trong những khu bảo tồn, thăm quan, giải trí đẹp, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện với con người. Tổng diện tích Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 11.372 ha; trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752 ha, ở độ cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam; bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu trong lành.
Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Về mùa đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tượng. Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m… Đỉnh Vua là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối diện đỉnh Vua lại là một mái núi “thắt cổ bồng” được lập đền Thượng, tương truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản - Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là anh hùng chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên minh các bộ tộc Việt - Mường
Toạ độ địa lý: Từ 21 độ 01' đến 21 độ 07' vĩ độ bắc và 105 độ 16' đến 105 độ 25' kinh độ đông. Với quy mô diện tích: 7.377 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400. Vùng đệm: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích 14.144 ha thuộc địa phận 7 xã miền núi huyện Ba Vì.
- Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì – TP Hà Nội.
- Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Quyết định thành lập: Quyết định số 17-CT ngày 16/01/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc thành lập và phê chuẩn luận chứng kinh tế - kỹ thuật Rừng cấm quốc gia Ba Vì. Quyết định số 407-CT ngày 18/12/1991 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc đổi tên thành Vườn quốc gia Ba Vì và giao Bộ Lâm nghiệp quản lý.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Rừng quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế và sự nghiệp khoa học, có chức năng là trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịc sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch:
Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm. Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch.
|
|
|
|
Lan hoàng thảo dẹt Dendrobium nobile - Ảnh: Phùng mỹ Trung
|
|
Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Ban quản lý: Ban quản lý gồm: Ban giám đốc, Hạt kiểm lâm, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật và trồng rừng, Trung tâm nghiên cứu khoa học.
Các giá trị đa dạng sinh học:
Thực vật:
Vườn quốc gia Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh Calocedrus marcrolepis, Thông tre Podocarpus nerrifolius Sến mật Madhuca pasquieri, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên Podophyllum tonkinense. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 169 loài cây thuốc, đến năm 1992 đã ghi nhận 250 loài cây thuốc chữa nhiều bệnh.
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.
Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn . Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ họ Long não Lauraceae, Mgọc lan Magnoliaceae, Sau sau Hamamelidaceae, Sến Sapotaceae và Đỗ quyên Ericaceae, 6 loài thuộc họ Chè Theaceae,, 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ Fagaceae nhiều hơn số chi cùng họ ở Vườn Quốc gia Cúc Phương Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu Dipterocapaceae lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì.
Nhiều loài phân bố phổ biến ở đây như : Giổi Nhung Michelia faveolata, Giổi lá bạc Michelia cavalcria, các loài họ Đỗ Quyên Ericaceae, chè thơm Annesla fragrans, Hoa tiên Asarum maximum, Mắc niễng bạc Eberbardtia aurata, Dẻ lá tre Quercus bambusaefolia Dẻ đấu nứt Castanopsis fissa, Chẹo lá to Helicia grandifolia… chỉ gặp ở các vùng cao Tam Đảo Vĩnh Phú, Sapa Lào Cai, Bạch Mã Thừa Thiên Huế , Sốp Cộp Sơn La, Hoàng Su Phì Hà Giang, trong khi các loài phổ biến trong các kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới như: Chò xanh thuộc họ Bàng Combretaceae, Chò chỉ Parashorea chinensis, Chò nâu, Táu muối Vatica odorata, Táu nước Vatica subglabra, thuộc họ dầu Dipteracacrpaceae lại không tồn tại mặc dầu có thể gặp chúng ở đai thấp 600m trở xuống: Những đặc điểm trên đã phản ánh rõ nét rừng đai cao Ba Vì gồm nhiều thực vật thuộc đai Á nhiệt đơí núi thấp.
Tham gia vào thành phần thực vật ở đây còn có một loài thực vật tàn di Hoá thạch sống của Kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà còn sót lại như: Các loài Quyết thân gỗ: Cibotium barometzL; Gymnosphaera gigantean và các loài thực vật hạt trần Bách xanh Calocedrus marcrolepis, Thông tre Podocarpus nerrifolius, Cepbalotaxus mannii, Amentotaxus sp. … làm tăng thêm tính đa dạng và phong phú của hệ thực vật
|
|
|
|
Một góc Vườn quốc gia Ba Vì - Ảnh: www.vncreatures.net
|
|
Động vật:
Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất, Khu hệ động vật có xương sống ĐVCXS ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm. Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có. Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh. Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng cư. Đó là các loài Thằn lằn tai ba vì Tropidophous baviensis, Ếch vạch Chaparana delacouri.
Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Cầy vằn Chrotogale owstoni, Cầy mực Artictis binturong, Cầy gấm Prionodon pardicolor; Beo lửa Felis temmincki, Sơn Dương Capricornis sumatraensis, Sóc bay Petaurista petaurista… Gà lôi trắng Lophura nycthemera, Yểng quạ Eurystomus orientalis, Khướu bạc má Garrulax chinensis...và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.
Thực trạng bảo vệ động vật rừng: do địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cư của các thú rừng từ nơi khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng…Do vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú. Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài móng guốc và tạo không gian cho các loài chim thú di thực chi tiết xem phần báo cáo động vật, tập báo cáo chuyên đề.
Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn quốc gia về côn trùng, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường Mantis religiosa; Cà cuống Lethocerus indicus; Bướm khế Attacus atlas; Ngài mặt trăng Actias selene; Bướm rồng đuôi trắng Lamproptera curius; Bướm phượng hêlen Troides helena, Bướm đuôi kiếm Graphium antiphates. Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Ba Vì có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy, nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua.. gắn liền với nhiều di tích lịch sử như: đền Thượng, đền thờ Bác Hồ. Chính những điều kiện trên đã hình thành các điểm du lịch nổi tiếng Ao vua, Khoang xanh, suối mơ, Thác đa. Trong tháng 6/2003 Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt mô hình thí điểm du lịch sinh thái kết hớp với giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì.
|
|
Nguồn: Vườn quốc gia Ba Vì Việt Nam
|
|
|