Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

 

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 

Ghi nhận thêm một giống và loài rắn mới A. ornaticeps

Loài Rắn sãi hoa có tên khoa học là Amphiesmoides ornaticeps, được mô tả vào năm 1924 dựa trên mẫu vật thu được ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Từ đó cho đến nay, loài rắn sãi có hoa văn khá đẹp này mới chỉ được ghi nhận ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phú Kiến (Trung Quốc). Trong các chuyến khảo sát gần đây ở miền Bắc, các nhà khoa học đã thu thập được mẫu vật và công bố lần đầu phát hiện loài rắn này ở Việt Nam. Các mẫu Rắn sãi hoa trưởng thành

Phát hiện một loài thằn lằn ngón mới ở Phong Nha

Loài Rắn sãi hoa có tên khoa học là Amphiesmoides ornaticeps, được mô tả vào năm 1924 dựa trên mẫu vật thu được ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Từ đó cho đến nay, loài rắn sãi có hoa văn khá đẹp này mới chỉ được ghi nhận ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Phú Kiến (Trung Quốc). Trong các chuyến khảo sát gần đây ở miền Bắc, các nhà khoa học đã thu thập được mẫu vật và công bố lần đầu phát hiện loài rắn này ở Việt Nam. Đây là loài rắn có kích thước nhỏ

Phát hiện một loài rắn mới ở Kontum Việt Nam

Tên của loài rắn này đặt theo tên của TS. Nguyễn Văn Sáng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), nhằm ghi nhận những đóng góp của ông cho nghiên cứu bò sát và ếch nhái ở Việt Nam nói chung và về rắn nói riêng. Loài Rắn mai gầm sáng đặc trưng bởi các đặc điểm hình thái sau: có một vảy trước ổ mắt; 4 vảy môi trên trong đó vảy thứ hai và ba tiếp xúc ổ mắt; 9 răng hàm trên; 4-5 vảy môi dưới; 13 hàng vảy quanh thân; 192 hàng vảy bụng; 19 vảy dưới đuôi xếp thành

Vì sao các loại ếch nhái lại được quan tâm bảo tồn

Về khía cạnh cổ sinh vật học, dựa trên các mẫu hoá thạch tìm thấy ở Quần đảo Greenland thuộc cực Bắc của bán cầu, các nhà khoa học đã khám phá ra dạng ếch nhái nguyên thuỷ sống cách nay khoảng 360 triệu năm (từ kỷ Đề-vôn). Trải qua thời gian dài tiến hoá, hiện có khoảng hơn 6000 loài ếch nhái được ghi nhận trên toàn cầu. Tuy nhiên, có đến 1/3 hoặc một nửa trong số đó đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới có

Phát hiện một loài thằn lằn tai mới ở Văn Bàn tỉnh

Loài Tropidophorus boehmei sp. nov. được mô tả với các đặc điểm sau: kích thước khá lớn (chiều dài tối đa 103.5mm), vảy trước đầu trơn, vảy mũi trán không chia; vảy trước trán rất nhỏ, cách xa nhau, 2 vảy trước mắt, vảy phía trước vảy trước mắt không chia, 6 vảy hàm trên, 7 - 8 vảy quanh mắt, hàng vảy quanh mắt chạy suốt chiều dài của vảy trên mắt, có tai ngoài, vảy trước tai vuông, đường kính vảy trước tai nhỏ hơn chiều dài mắt, 30 - 32 hàng vảy giữa thân, vảy lưng, bên hông và đuôi trơn láng

Đa dạng các loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Các loài rắn độc của Việt Nam không chỉ phổ biến trong việc sử dụng làm thuốc cổ truyền mà còn được coi là nhóm bò sát có tính đa dạng về thành phần loài. Cho đến nay Việt Nam hiện biết là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ Rắn hổ  Elapidae và 18 loài

Phát hiên một loài cóc mày thuộc giống Leptolalax ở Việt Nam

Các nhà khoa học Úc, Việt Nam mới phát hiện và công bố một loài cóc mày ở miền Trung Việt Nam trên tạp chí Zootaxa 2660: 33–45 (2010) có tên khoa học là Leptolalax croceus sp. nov. gần giống với loài L. tuberosus nhưng có thể phân biệt với loài L. tuberosus và các loài trong giống Leptolalax ở đặc điểm có bụng màu cam sáng. Lưng có nhiều nốt sần, có kích thước trung bình (kích thước 22.2-27.3mm đo ở 16 con trưởng thành), bề ngang đầu hơn dài hơn so với

Ghi nhận thêm một loài thằn lằn phê-nô mới cho Việt Nam

Mô tả chi tiết mẫu vật của loài Thằn lằn phê-nô tí hon thu ở Lạng Sơn được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Bò sát và Ếch nhái, số 2 năm 2011 (Journal of Herpetology, Hoa Kỳ). Đặc điểm nhận dạng chính của loài thằn lằn mới như sau: kích cỡ nhỏ với chiều dài mút mõm-hậu môn 42 mm; có 7 vảy môi trên; 2 vảy trước thái dương; có lỗ tai ngoài, màng nhĩ lõm sâu; 30 hàng vảy quanh giữa thân; vảy lưng nhẵn, hàng vảy dọc sống lưng không phình rộng; chi trước và sau đều có 5 ngón

Phát hiện một loài vượn mới ở Việt Nam

Các nhà khoa học Việt Nam và Đức mới công bố một loài vượn mới ở Việt Nam có tên khoa học là Nomascus annamensis. Đây là loàiđược ghi nhận phân bố ở vùng sinh thái Đông Dương và chỉ được tìm thấy ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, sự đa dạng của chúng vẫn chưa hoàn toàn biết đến và số lượng loài ghi nhận vẫn còn tranh luận. Những nghiên cứu gần đây phân chia vượn có mào thành 6 loài bao gồm Nomascus hainanus, 

Phát hiện một loài thằn lằn ngòn mới ở Phú Quốc Việt Nam

Các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ vừa công bố một loài thạch sùng ngón mới đặt tên Thằn lằn ngón Phú Quốc Cyrtodactylus phuquocensis. Loài thằn lằn mới được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn, Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa, số 2604, tháng 9 năm 2010. Loài Cyrtodactylus có kích thước trung bình, con trưởng thành có chiều dài thân từ 68–86 mm, thân mảnh, có chân mảnh. Thân màu xám nâu

Phát hiện lại hai loài rắn hiếm gặp ở ở VQG Hoàng Liên, VN

Loài Rắn khiếm hoa Oligodon lacroixi và Phân loài Rắn sọc đốm tím Maculophis bellus chapaensis được các nhà khoa học người Pháp mô tả vào nửa đầu thế kỷ XX với mẫu vật thu được ở Sa Pa , Lào Cai. Tuy nhiên, trong suốt 80 năm qua, chưa có thêm ghi nhận nào cũng như mẫu vật của hai loài rắn trên được thu thập ở Việt Nam . Trong một số chuyến phối hợp khảo sát về đa dạng sinh học giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam với Viện

Phát hiện một loài ếch cây mới ở VQG Bidoup - Núi Bà

Các nhà khoa học Úc, Mỹ và Việt Nam (đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM) mới công bố loài ếch cây đặc hữu mới ở tạp chí động vật học Zootaxa số ra ngày 21.12.2010. Loài ếch cây mới phân bố ở cao nguyên Langbiang, miền Nam Việt Nam và được đặt tên là ếch cây ma cà rồng Rhacophorus vampyrus phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi các đặc điểm: Lưng có màu nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng màu trắng.

Phát hiện loài cóc mày mới Giống Leptobrachium Bidoup - Núi bà

Một loài ếch mới, Cóc mày mắt trắng Leptobrachium leucops , được phát hiện ở khu rừng thường xanh, ở độ cao khoảng 1558 - 1900 m, trên cao nguyên Langbian, thuộc ranh giới giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa . Leptobrachium leucops phân biệt với các loài Leptobrachium khác bởi kích thước nhỏ (con đực có chiều dài khoảng 38.8-45.2), khoảng 1/3 phía trên của con ngươi có màu trắng; mặt bụng có màu sậm. Tiếng kêu của loài này, bao gồm 1-5 nốt, kéo dài

Phát hiện loài cóc mày mới ở cao nguyên Lang biang

Các nhà khoa học Úc, Việt Nam mới phát hiện và công bố một loài cóc mày ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam trên tạp chí Zootaxa 2796: 15–28 (2011). Loài cóc mày nhỏ mới vừa được phát hiện có tên khoa học là Leptolalax bidoupensis sp. nov. Đây cũng là ghi nhận mới về phân bố của giống Leptolalax ở phía Nam . Loài mới được phân biệt với các loài khác trong cùng giống nhờ vào các đặc điểm như sau mặt bụng có màu đỏ nâu đậm với các đốm trắng nằm

Phát hiện một loài rắn mới Đồng Nai Việt Nam

Loài rắn mới  thứ hai được đặt tên là là Rắn lục mắt đỏ Cryptelytrops rubeus Malhotra, Thorpe, Mrinalini & Stuart, 2011.Tên loài có nguồn gốc từ một từ Latin “ rubens ” có nghĩa là màu đỏ. Mẫu vật dùng để mô tả loài rắn này được thu thập ở tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Các mẫu vật của loài này được thu ở sinh cảnh các vùng rừng trên núi đất thấp tới độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển. Loài rắn lục này có chiều dài mút mõm-hậu môn đạt tới 51 cm; vảy lưng có gờ

Phát hiện một loài rắn mới ở Kontum Việt Nam

ác nhà khoa học Việt Nam và Pháp, Đức mới phát hiện ́ một loài rắn trán mới thuộc giống Opisthotropis ở Việt Nam. Loài rắn mới được công bố trên tạp chí Zootaxa số 2758, ngày 22 tháng 2 năm 2010. Mẫu rắn mới phát hiện ở Vườn Quốc gia Chư-Mon-Rây thuộc huyện Sa Thầy tỉnh Kontum. Loài rắn mới này có tên là Opisthotropis cucae, tên được đặt theo tên của nhà nghiên cứu bò sát, lưỡng cư bà Hồ Thu Cúc người đã có công thu mẫu và đã có nhiều đóng góp lớn trong nghiên cứu

Phát hiện một loài tắc kè mới ở Cà Ná - Bình Thuận

Loài tắc kè này được đặt tên theo địa danh thu mẫu – Tắc kè đá Cà Ná – Gekko canaensis Ngô & Gamble, 2011. Công trình này được công bố trên tạp chí phân loại động vật quốc tế Zootaxa 2890, số ra cuối tháng 5.2011. Tắc kè đá Cà Ná Gekko canaensis có đặc điểm tương tự như loài tắc kè đá Grossmann – Gekko grossmann , nhưng có mắt đỏ và cơ thể lớn hơn. Chiều dài đầu mình lớn nhất 108,5 mm, màu nâu vàng, xen kẽ những đốm nâu thẫm trên đầu và lưng.

Phát hiện một loài thằn lằn mới Sphenomorphus ở

Các nhà khoa học Việt Nam, Thuỵ Sĩ, Nga và Đức vừa cùng hợp tác công bố thêm một loài thằn lằn mới cho khoa học với các mẫu chuẩn thu được ở miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Loài mới thuộc giống Sphenomorphus và được đặt tên là Sphenomorphus tonkinensis do mẫu vật dùng để mô tả loài này thu được trên đất liền thuộc miền Bắc Việt Nam (Vườn Quốc gia Tam Đảo) và ở các đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ: đảo Cát Bà (Hải Phòng), các đảo thuộc Vườn Quốc gia

Phát hiện một loài chồn bạc má mới ở VQG Cúc Phương...

Các nhà khoa học Đứcđã phát hiện và công bộ một loài Chồn bạc má mới có tên khoa học là Melogale cucphuongensis. Đây là kết quả nghiên cứu nhiều năm và được công bố trên tạp chí quốc tế chuyên ngành Der Zoologische Garten. Loài mới có hình dáng hộp sọ và một số đặc điểm khác biệt so với các loài chồn đã được khoa học ghi nhận. Một số đặc điểm nhận dạng của loài Chồn bạc má cúc phương Melogale cucphuongensis là phần đầu và thân có màu nâu đậm , vùng trán có lốm đốm chấm trắng, các sợi ria dài, 

Phát hiện hai loài ếch cây sần ở cao nguyên miền.....

Dựa trên những phân tích về hình thái và di truyền học phân tử, các nhà khoa học Australia và Việt Nam đã phát hiện, mô tả và công bố hai loại ếch cây sần mới thuộc giống Theloderma trên tạp chí Zootaxax số 3098: 47–54 ngày 15.11.2011. Hai loài mới được tìm thấy thuộc vùng Cao nguyên Kontum và Langbiang, Việt Nam; sự khác biệt so với các loài cùng giống bởi kích thước nhỏ cơ thể nhỏ (chiều dài cơ thể <30 mm); không có răng lá mía; da có nếp nhăn, các vết sần trên sống lưng vôi hóa

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này