PHÁT HIỆN MỘT LOÀI TẮC KÈ MỚI MIỀN VIỆT NAM
Nguyễn Quảng Trường - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật
Một loài tắc kè mới cho khoa học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam vừa được các nhà khoa học Đức và Việt Nam công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 2329, năm 2010. Mẫu chuẩn của loài tắc kè này được thu thập tại Hữu Liên (Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai). Loài mới được đặt tên khoa học là Gekko canhi Roesler, Nguyen, Doan, Ho, Nguyen & Ziegler, 2010. Tên của loài tắc kè này được đặt theo tên của PGS. Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, để ghi nhận sự ủng hộ và những đóng góp của ông trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam. Đây cũng là loài tắc kè mới thứ ba được phát hiện trong hai năm gần đây ở miền bắc Việt Nam: loài Thạch sùng mí Goniurosaurus catbaensis phát hiện ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) và loài Goniurosaurus huulienensis phát hiện ở Hữu Liên (Lạng Sơn) năm 2008.
|
|
|
|
Tắc kè cảnhGekko canhi - ảnh Nguyễn Quảng Trường |
|
|
Loài tắc kè mới Gekko canhi có đặc điểm nhận dạng chính như sau: kích cỡ trung bình (dài mút mõm hậu môn khoảng 85-99 mm), 12-14 vảy môi trên, 10-13 vảy môi dưới, 47-50 vảy gian ổ mắt, 10-13 hàng u nhỏ trên lưng, 164-170 hàng vảy quanh thân, 13-16 bản mỏng dưới ngón thứ nhất và 14-17 bản mỏng dưới ngón thứ tư của chi sau, phía trên ống chân có các u nhỏ, có 5 lỗ trước hậu môn, vảy dưới đuôi phình rộng. Loài tắc kè mới có đặc điểm hình thái khá giống với loài Tắc kè nhật bản Gekko japonicus, tuy nhiên nó khác với loài thứ hai ở chỗ: kích cỡ lớn hơn; có nhiều hơn số vảy gian ổ mắt, số hàng vảy quanh thân, số vảy bụng, số bản mỏng dưới ngón I ở chi sau; nhưng lại có số lỗ trước hậu môn ít hơn so với loài Tắc kè nhật bản. Đây cũng là loài thứ 8 thuộc giống Tắc kè Gekko ghi nhận ở Việt Nam.
|